Trả lời câu hỏi 1 2 3 bài 12 trang 41 sgk Địa lí 6

Bài 12: Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất, chương II: Các thành phần tự nhiên của Trái Đất, sách giáo khoa địa lí lớp 6. Nội dung trả lời câu 1 2 3 bài 12 trang 41 sgk địa lí 6 bao gồm đầy đủ kiến thức lý thuyết, thực hành vẽ biểu đồ và bài tập có trong SGK để giúp các em học tốt môn địa lí lớp 6.


Lý thuyết

1. Tác dụng của nội lực và ngoại lực

a. Nội lực

Là lực sinh ra ở bên trong Trái Đất, có tác động nén ép vào các lớp đá, làm cho chúng uốn nếp, đứt gãy hoặc đẩy vật chất nóng chảy ở dưới sâu ngoài mặt đất thành hiện tượng núi lửa hoặc động đất.

b. Ngoại lực

Là lực sinh ra từ bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất, chủ yếu là 2 quá trình: Phong hoá các loại đá và xâm thực (nước chảy, gió…).

2. Núi lửa và động đất

a) Núi lửa

Núi lửa là hình thức phun trào mác ma dưới sâu lên mặt đất.

Núi lửa đang phun hoặc mới phun là núi lửa đang hoạt động.

Núi lửa ngừng phun đã lâu là núi lửa tắt, dung nham phân huỷ tạo thành lớp đất đỏ phì nhiêu rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

Mác ma là những vật chất nóng chảy, nằm ở dưới sâu, trong vỏ Trái Đất, nơi có nhiêt độ trên 1000oC.

b) Động đất

Động đất là hiện tượng tự nhiên xảy ra đột ngột từ trong lòng đất, ở dưới sâu, làm cho các lớp đá rung chuyển dữ dội.

Gây thiệt hại đối với con người, nhà cửa, đường sá, cầu cống, công trình xây dựng, của cải vật chất…

Để đo các chấn động của động đất người ta dùng thang Richte (9 bậc).

Trước khi đi vào trả lời câu 1 2 3 bài 12 trang 41 sgk địa lí 6 chúng ta hãy trả lời câu hỏi có trong bài học sau đây:


Thảo luận

Câu hỏi 1:

Tại sao người ta lại nói rằng: nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau?

Trả lời:

Nội lực là lực phát sinh từ bên trong Trái Đất, còn ngoại lực là lực có nguồn gốc từ bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất. Nội lực có tác động làm cho bề mặt Trái Đất trở nên gồ ghề.

Trong khi đó ngoại lực lại đi san bằng những chỗ gồ ghề và hạ thấp bề mặt Trái Đất.

→ Chính vì thế nên nói: nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau.

Câu hỏi 2:

Núi lửa đã gây nhiều tác hại cho con người, nhưng tại sao quanh các núi lửa vẫn có dân cư sinh sống?

Trả lời:

Bởi vì nó mang lại:

Nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào, phong phú.

Năng lượng địa nhiệt lớn

Đất đai màu mỡ thuận lợi cho canh tác nông nghiệp

Hoạt động du lịch phát triển…

→ Do đó, quanh các núi lửa vẫn có dân cư sinh sống.

Câu hỏi 3:

Con người đã có những biện pháp gì để hạn chế bớt những thiệt hại do động đất gây ra?

Trả lời:

Phải hiểu rõ nơi an toàn trong nhà

Chuẩn bị nước uống (mỗi ngày cho một đầu người từ 2- 3 lít nước)

Chuẩn bị túi balô hay túi cấp cứu bỏ những vật dụng cần thiết vào để ở nơi nào mà cả nhà đều biết như: Đèn pin, nước, lương thực, Radio xách tay, bản copy giấy tờ tùy thân, giấy trương mục ngân hàng, bật lửa, đèn cầy .

Họp cấp cứu (nếu có bệnh phải bỏ thuốc điều trị thường dùng mỗi ngày)

Mũ bảo vệ, khăn tay, áo quần lót, bao tay

Tấm bạt phòng chống lạnh, không thấm nước, dây thừng.

Dùng bản lề để gắn những giá cụ vào tường để tránh bị ngã

Dán giấy kiếng lên kính tủ hay cửa để phòng việc thủy tinh vỡ

Ghi rõ số điện thoại các nơi cứu cấp, khẩn cấp và những người biết nói ngôn ngữ của mình.

Phải biết nơi đến lánh nạn hay bệnh viện ở gần nhà và đường đi đến đó

Câu hỏi 4:

Hãy nêu một số ví dụ về tác động của ngoại lực đến địa hình trên bề mặt Trái Đất?

Trả lời:

Ví dụ về tác động của ngoại lực đến địa hình trên bề mặt Trái Đất:

– Sự thay đổi nhiệt độ không khí làm cho đá ở bề mặt Trái Đất bị nứt vỡ.

– Nước mưa chảy thành đòng tạm thời ở bề mặt đất tạo nên những khe rãnh do đất bị xói mòn.

– Nước làm hoà tan đá vôi, tạo nên các hang động trong các khối núi đá vôi

– Gió thổi mòn ở phần chân của các tảng đá, tạo ra các “nấm đá”.

Câu hỏi 5:

Quan sát hình 33 SGK, mô tả những gì em trông thấy về tác hại của một trận động đất?

Trả lời:

Tác hại của động đất theo hình 33 SGK:

Trận động đất xảy ra ở khu vực thành phố. Những ngôi nhà xây kiên cố đã bị phá huỷ, chỉ còn là đống gạch vụn. Chắc chắn là sự đổ vỡ này đã làm nhiều người thiệt mạng hoặc bị thương. Nơi đây là thành phố, vì thế đường sá, cầu cống cũng bị phá huỷ.

Dưới đây là trả lời câu 1 2 3 bài 12 trang 41 sgk địa lí 6. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi giải nhé!


Câu hỏi và bài tập

Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp trả lời câu hỏi, giải bài tập địa lí 6 kèm câu trả lời chi tiết câu 1 2 3 bài 12 trang 41 sgk địa lí 6 của Bài 12: Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất trong chương II: Các thành phần tự nhiên của Trái Đất cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết câu trả lời từng câu hỏi các bạn xem dưới đây:

1. Trả lời câu hỏi 1 bài 12 trang 41 sgk Địa lí 6

Tại sao người ta lại nói rằng: nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau?

Trả lời:

Người ta nói nội lực và ngoại lực đối nghịch nhau vì:

– Nội lực là những lực sinh ra ở bên trong Trái Đất, thường làm cho bề mặt đất gồ ghề.

– Ngoại lực là những lực sinh ra ở bên ngoài, trên bề mặt đất, làm san bằng, hạ thấp địa hình.


2. Trả lời câu hỏi 2 bài 12 trang 41 sgk Địa lí 6

Núi lửa đã gây nhiều tác hại cho con người, nhưng tại sao quanh các núi lửa vẫn có cư dân sinh sống?

Trả lời:

– Tác hại của núi lửa rất khủng khiếp, nhưng nhừng dung nham núi lửa sau khi bị phong hoá sẽ tạo thành loại đất tốt, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, vẫn có sức hấp dẫn đối với cư dân quanh vùng về sản xuất nông nghiệp.

– Ở Việt Nam, dung nham núi lừa bao phủ những miền rộng lớn ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Những khu vực này nhờ có đất đỏ ba dan rất màu mỡ thích hợp với việc trồng các cây công nghiệp như (cà phê, hồ tiêu, cao su,…), cây nông nghiệp (ngô, lạc, đỗ…) và trồng rừng nên cũng là nơi tập trung dân cư ở nước ta.


3. Trả lời câu hỏi 3 bài 12 trang 41 sgk Địa lí 6

Con người đã có những biện pháp gì để hạn chế bớt những thiệt hại do động đất gây ra?

Trả lời:

Để hạn chế bớt những thiệt hại do động đất gây ra, con người đã:

– Tìm cách xây nhà chịu được những chấn động lớn.

– Lập các trạm nghiên cứu, dự báo trước để kịp thời sơ tán dân khỏi vùng nguy hiểm.


Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Chúc các bạn làm bài tốt cùng giải bài tập sgk địa lí lớp 6 với trả lời câu 1 2 3 bài 12 trang 41 sgk địa lí 6!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com