Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 3 4 Bài 51 trang 167 sgk Sinh học 6

Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Bài 51: Nấm, sách giáo khoa sinh học lớp 6. Nội dung bài Trả lời câu hỏi 1 2 3 4 Bài 51 trang 167 sgk Sinh học 6 bao gồm đầy đủ lý thuyết, các khái niệm, phương pháp giải, công thức, chuyên đề sinh học, … có trong SGK để giúp các em học tốt môn sinh học lớp 6.


Lý thuyết

A. Mốc trắng và Nấm rơm

I. Mốc trắng

– Cơm nguội, ruột bánh mì để thiu, sau vài ngày sẽ thấy trên bề mặt xuất hiện những sợi trắng như bông, quấn chằng chịt lấy nhau. Đó là mốc trắng.

– Cấu tạo:

+ Sợi mốc:

• Màu sắc: Sợi mốc trong suốt, không màu, không có diệp lục.

• Hình dạng: dạng sợi phân nhiều nhánh, Bên trong có chất tế bào và nhiều nhân, nhưng không có vách ngăn giữa các tế bào.

• Cấu tạo: không có vách ngăn giữa các tế bào, nhiều nhân

+ Túi bào tử:

• Hình dạng: hình tròn.

• Vị trí: nằm trên đỉnh sợi mốc.

– Dinh dưỡng bằng hình thức hoại sinh.

– Sinh sản vô tính bằng bào tử.

Trả lời câu hỏi 1 2 3 4 bài 51 trang 167 sgk sinh học 6

– Một vài loại nấm khác:

+ Mốc tương: màu vàng hoa cau → làm tương.

+ Mốc men: màu trắng → làm rượu.

+ Mốc xanh: màu xanh hay gặp ở vỏ cam, bưởi →Penicilin

II. Nấm rơm

– Nấm rơm là 1 loại nấm mũ, thường mọc quanh chân các đống rơm, rạ mục; trên đất ẩm. Về mùa mưa chúng phát triển nhiều.

– Cấu tạo nấm rơm gồm 2 phần: phần sợi nấm là cơ quan sinh dưỡng và phần mũ nấm là cơ quan sinh sản, mũ nấm nằm trên cuống nấm. Dưới mũ nấm có các phiến mỏng chứa rất nhiều bào tử. Sợi nấm gồm nhiều tế bào phân biệt nhau bởi vách ngăn, mỗi tế bào đều có 2 nhân và không có chất diệp lục.

+ Cơ quan sinh dưỡng: Là những sợi nấm gồm nhiều tế bào có vách ngăn, không có diệp lục.

+ Cơ quan sinh sản: gồm mũ nấm năm trên cuống nấm. Mặt dưới mũ nấm có các phiến mỏng chứa nhiều bào tử

+ Sinh sản vô tính bằng bào tử.

Trước khi đi vào phần Trả lời câu hỏi 1 2 3 4 Bài 51 trang 167 sgk Sinh học 6 chúng ta cùng trả lời các câu hỏi thảo luận giữa bài (Phần quan sát, thảo luận) sau đây:


Quan sát, thảo luận

1. Trả lời câu hỏi trang 165 sgk Sinh học 6

∇ Quan sát trên mẫu thật ở kính hiển vi (độ phóng đại nhỏ) hoặc trên hình vẽ. Ghi lại nhận xét về hình dạng và cấu tạo của mốc trắng (để ý giữa các tế bào sợi mốc có thấy vách ngăn không?).

Trả lời:

Mốc trắng có cấu tạo dạng sợi phân nhánh rất nhiều, bên trong có chất tế bào và nhiều nhân, nhưng không có vách ngăn giữa các tế bào.


2. Trả lời câu hỏi trang 166 sgk Sinh học 6

∇ Quan sát cấu tạo của “cây” nấm:

– Nhìn hình vẽ với các ghi chú trên hình, phân biệt các phần của nấm (mũ nấm, cuống nấm, chân nấm).

– Nhìn ở mặt dưới mũ nấm thấy có gì?

– Nếu có mẫu thật, hãy lấy một phiến mỏng dưới mũ nấm, đặt lên phiến kính, dùng đầu kim mũi mác dầm nhẹ, đem soi dưới kính hiển vi sẽ thấy gì?

Trả lời:

– Cấu tạo nấm rơm gồm hai phần: phần sợi nấm là cơ quan sinh dưỡng và phần mũ nấm là cơ quan sinh sản, mũ nấm nằm trên cuống nấm.

– Dưới mũ nấm có các phiến mỏng chứa rất nhiều bào tử.

– Sợi nấm gồm nhiều tế bào phân biệt nhau bởi vách ngăn, mỗi tế bào đều có 2 nhân và cũng không có chất diệp lục.

Dưới đây là phần Trả lời câu hỏi 1 2 3 4 Bài 51 trang 167 sgk Sinh học 6. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi trả lời nhé!


Câu hỏi

Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp trả lời các câu hỏi và bài tập có trong sgk sinh học lớp 6 kèm câu trả lời chi tiết câu hỏi 1 2 3 4 Bài 51 trang 167 sgk Sinh học 6 cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết câu trả lời từng câu hỏi và bài tập các bạn xem dưới đây:

1. Trả lời câu hỏi 1 Bài 51 trang 167 sgk Sinh học 6

Mốc trắng và nấm rơm có cấu tạo như thế nào? Chúng sinh sản bằng gì?

Trả lời:

– Mốc trắng có cấu tạo dạng sợi phân nhánh rất nhiều, bên trong có chất tế bào và nhiều nhân, nhưng không có vách ngăn giữa các tế bào. Sợi mốc trong suốt, không màu, không có chất diệp lục và cũng không có chất màu nào khác. Mốc trắng sinh sản bằng bào tử. Đó là hình thức sinh sản vô tính.

– Cấu tạo nấm rơm (hay các loại nấm mũ khác) gồm hai phần: phần sợi nấm là cơ quan sinh dưỡng và phần mũ nấm là cơ quan sinh sản, mũ nấm nằm trên cuống nấm. Dưới mũ nấm có các phiến mỏng chứa rất nhiều bào tử. Sợi nấm gồm nhiều tế bào phân biệt nhau bởi vách ngăn, mỗi tế bào đều có 2 nhân và cũng không có chất diệp lục. Chúng sinh sản bằng mũ nấm


2. Trả lời câu hỏi 2 Bài 51 trang 167 sgk Sinh học 6

Nấm có đặc điểm gì giống vi khuẩn?

Trả lời:

Đặc điểm giống vi khuẩn của nấm là có kích thước hiển vi, cấu tạo từ tế bào.


3. Trả lời câu hỏi 3* Bài 51 trang 167 sgk Sinh học 6

Nấm giống và khác tảo ở điểm nào?

Trả lời:

– Giống: tốc độ sinh sản nhanh, không có khả năng di chuyển, cơ thể chưa có cấu tạo rễ, thân, lá.

– Khác:

Nấm Tảo
Diệp lục Không
Hình thức sinh sản Bằng bào tử Sinh sản sinh dưỡng hay hữu tính
Dinh dưỡng Dị dưỡng Tự dưỡng
Môi trường sống Cạn, nơi ẩm Nước

4. Trả lời câu hỏi 4 Bài 51 trang 167 sgk Sinh học 6

Tìm trên đồng ruộng sau khi gặt, hoặc trên bãi cỏ, trên cây gỗ mục, trong rừng ẩm,… các loại nấm mũ khác nhau.

Trả lời:

– Nấm rơm

– Nấm sò

– Nấm dại…….


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Trả lời câu hỏi 1 2 3 4 Bài 51 trang 167 sgk Sinh học 6 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài môn Sinh học lớp 6 thật tốt!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com