Trả lời câu hỏi C1 C2 C3 C4 Bài 18 trang 51 52 sgk Vật lí 7

Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Bài 18. Hai loại điện tích, sách giáo khoa Vật lí 7. Nội dung bài Trả lời câu hỏi C1 C2 C3 C4 Bài 18 trang 51 52 sgk Vật lí 7 bao gồm đầy đủ lý thuyết, công thức, định luật, chuyên đề có trong SGK để giúp các em học sinh học tốt môn vật lí lớp 7.

Trả lời câu hỏi C1 C2 C3 C4 bài 18 trang 51 52 sgk Vật lí 7
Trả lời câu hỏi C1 C2 C3 C4 Bài 18 trang 51 52 sgk Vật lí 7

Lý thuyết

I. Hai loại điện tích

1. Thí nghiệm

– Kẹp hai mảnh nilông vào thân bút chì rồi nhấc lên.

Hai mảnh nilông không hút hay đẩy nhau.
Hai mảnh nilông không hút hay đẩy nhau

– Trải hai mảnh nilông xuống mặt bàn, dùng miếng len cọ xát chúng nhiều lần. Cầm thân bút chì nhấc lên.

– Dùng mảnh vải khô cọ xát hai thanh nhựa sẫm màu giống nhau. Đặt một trong hai thanh này lên trục nhọn để nó có thể quay dễ dàng. Đưa các đầu đã cọ xát lại gần nhau

– Nhận xét: Hai vật giống nhau, được cọ xát như nhau thì mang điện tích cùng loại và khi được đặt gần nhau thì chúng đẩy nhau.

2. Kết luận

– Có hai loại điện tích. Các vật mang điện tích cùng loại thì đẩy nhau, mang điện tích khác loại thì hút nhau.

– Quy ước:

+ Điện tích của thanh thủy tinh cọ xát vào lụa là điện tích dương (+)

+ Điện tích của thanh nhựa sẫm màu khi cọ xát vào vải khô là điện tích âm (-)

II. Sơ lược cấu tạo nguyên tử

– Ở tâm nguyên tử có một hạt nhân mang điện tích dương.

– Xung quanh hạt nhân có các êlectrôn mang điện tích âm chuyển động tạo thành lớp vỏ của nguyên tử.

– Tổng điện tích âm của các êlectrôn có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân. Do đó bình thường nguyên tử trung hoà về điện.

– Êlectrôn có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác.

– Kết luận:

+ Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện dương và các êlectrôn mang điện âm chuyển động quanh hạt nhân.

+ Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm êlectrôn, nhiễm điện dương nếu mất bớt êlectrôn

III. Tổng kết

Dưới đây là phần Hướng dẫn Trả lời câu hỏi C1 C2 C3 C4 Bài 18 trang 51 52 sgk Vật lí 7. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi giải nhé!


Câu hỏi

Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp trả lời các câu hỏi, giải các bài tập vật lí 7 kèm câu trả lời chi tiết câu hỏi C1 C2 C3 C4 Bài 18 trang 51 52 sgk Vật lí 7 cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết câu trả lời từng câu hỏi các bạn xem dưới đây:


1. Trả lời câu hỏi C1 Bài 18 trang 51 sgk Vật lí 7

Đặt thanh nhựa sẫm màu lên trục quay sau khi đã được cọ xát bằng mảnh vải khô. Đưa mảnh vải này lại gần đầu thanh nhựa được cọ xát thì chúng hút nhau. Biết rằng mảnh vải cũng bị nhiễm điện, hỏi mảnh vải mang điện tích dương hay điện tích âm? Tại sao?

Trả lời:

– Thanh nhựa sẫm mầu nhiễm điện âm vì cọ xát vào vải khô.

– Thanh nhựa sẫm màu (nhiễm điện âm) hút mảnh vải (đã nhiễm điện) → mảnh vải có nhiễm điện dương. Vì hai vật nhiễm điện khác loại thì hút nhau.


2. Trả lời câu hỏi C2 Bài 18 trang 52 sgk Vật lí 7

Trước khi cọ xát, có phải trong mỗi vật đều có điện tích dương và điện tích âm hay không? Nếu có thì các điện tích này tồn tại những loại hạt nào cấu tạo nên vật?

Trả lời:

Trước khi cọ xát, trong mỗi vật đều có điện tích dương và điện tích âm. Các điện tích dương tồn tại ở hạt nhân nguyên tử, còn các điện tích âm tồn tại ở lớp vỏ nguyên tử gồm các electron chuyển động xung quanh hạt nhân.


3. Trả lời câu hỏi C3 Bài 18 trang 52 sgk Vật lí 7

Tại sao trước khi cọ xát, các vật không hút các vụn giấy nhỏ?

Trả lời:

Khi chưa cọ xát các vật chưa nhiễm điện (trung hòa về điện) nên không thể hút các vật nhỏ như giấy vụn.


4. Trả lời câu hỏi C4 Bài 18 trang 52 sgk Vật lí 7

Sau khi cọ xát, vật nào trong hình 18.5b SGK nhận thêm electron, vật nào mất bớt electron? Vật nào nhiễm điện dương, vật nào nhiễm điện âm?

Giải bài tập Vật Lý 7 | Để học tốt Vật Lý 7

Trả lời:

– Trước cọ xát, thước và vải đều trung hòa về điện.

– Sau khi cọ xát, như hình 18.5b, mảnh vải nhiễm điện dương (6 dấu (+) và 3 dấu (-), thước nhựa nhiễm điện âm (7 dấu (-) và 4 dấu (+)).

⇒ Do đó thước nhựa nhiễm điện âm do nhận thêm electron. Mảnh vải nhiễm điện dương do mất bớt electron.


Câu trước:

Câu tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Trả lời câu hỏi C1 C2 C3 C4 Bài 18 trang 51 52 sgk Vật lí 7 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài môn Vật lí lớp 7 thật tốt!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com