Trả lời câu hỏi C1 C2 C3 C4 C5 C6 C7 Bài 1 trang 6 7 sgk Vật lí 6

Hướng dẫn giải Bài 1. Đo độ dài, chương I Cơ học, sách giáo khoa Vật lí 6. Nội dung trả lời câu hỏi C1 C2 C3 C4 C5 C6 C7 bài 1 trang 6 7 sgk Vật lí 6 bao gồm đầy đủ lý thuyết, công thức, định luật, chuyên đề có trong SGK để giúp các em học sinh học tốt môn vật lí lớp 6.


Lý thuyết

I. Đơn vị đo độ dài

1. Ôn lại một số đơn vị đo độ dài

– Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước ta là mét (kí hiệu: m).

– Đơn vị đo độ dài thường dùng nhỏ hơn mét là:

Đềximét (dm) 1m = 10dm.

Centimet (cm) 1m = 100cm.

Milimet (mm) 1m = 1000mm.

– Đơn vị đo độ dài thường dùng lớn hơn mét là: Kilomet (km) 1km = 1000m.

2. Ước lượng độ dài

Ước lượng độ dài 1m trên cạnh bàn và dùng thước kiểm tra lại

Ước lượng độ dài 1 gang tay bằng 12cm và dùng thước kiểm tra lại

II. Đo độ dài

1. Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài

– Khi dùng thước đo, cần biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của thước.

– Giới hạn đo (GHĐ) của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.

– Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.

Ví dụ:

Đo chiều rộng sách vật lý 6: Dùng thước có GHĐ: 20cm; ĐCNN: 1mm.

Đo chiều dài sách vật lý 6: Thước dùng có GHĐ: 30cm; ĐCNN: 1mm.

Đo chiều dài bàn học: Dùng thước có GHĐ: 2m; ĐCNN: 1cm.

2. Đo độ dài

Sau khi phân nhóm, học sinh phân công nhau để thực hiện và ghi kết quả vào bảng 1.1 SGK.

Bảng 1.1 : Bảng kết quả đo độ dài

Trả lời câu hỏi C1 C2 C3 C4 C5 C6 C7 bài 1 trang 6 7 sgk Vật lí 6

Dưới đây là Hướng dẫn trả lời câu hỏi C1 C2 C3 C4 C5 C6 C7 bài 1 trang 6 7 sgk Vật lí 6. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi giải nhé!


Câu hỏi

Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp trả lời các câu hỏi, giải các bài tập vật lí 6 kèm câu trả lời chi tiết câu hỏi C1 C2 C3 C4 C5 C6 C7 bài 1 trang 6 7 sgk Vật lí 6 của Bài 1 Đo độ dài trong chương I Cơ học cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết câu trả lời từng câu hỏi các bạn xem dưới đây:

Trả lời câu hỏi C1 C2 C3 C4 C5 C6 C7 bài 1 trang 6 7 sgk Vật lí 6
Trả lời câu hỏi C1 C2 C3 C4 C5 C6 C7 bài 1 trang 6 7 sgk Vật lí 6

1. Trả lời câu hỏi C1 Bài 1 trang 6 sgk Vật lí 6

Tìm số thích hợp điền vào các chỗ trống sau:

1 m = (1) …. dm; 1 m = (2) …. cm;

1 cm = (3) …. mm; 1km = (4) …. m.

Trả lời:

(1)  10 dm.       (2)  100 cm.

(3)  10mm.       (4)  1000m.


2. Trả lời câu hỏi C2 Bài 1 trang 6 sgk Vật lí 6

Hãy ước lượng độ dài 1 m trên cạnh bàn. Dùng thước kiểm tra xem ước lượng của em cho đúng không?

Trả lời:

Ước lượng độ dài 1 m trên cạnh bàn bằng 6 gang tay (một gang tay của em khoảng 16cm), sau đó em dùng thước có chia khoảng kiểm tra lại ước lượng của em khi dùng gang tay là 96cm.


3. Trả lời câu hỏi C3 Bài 1 trang 6 sgk Vật lí 6

Hãy ước lượng xem độ dài của gang tay em là bao nhiêu cm. Dùng thước kiểm tra xem ước lượng của em có đúng không ?

Trả lời:

Ước lượng gang tay của em khoảng 15cm, em dùng thước có chia khoảng kiểm tra gang tay của em là 16cm.


4. Trả lời câu hỏi C4 Bài 1 trang 7 sgk Vật lí 6

Hãy quan sát hình 1.1 và cho biết thợ mộc, học sinh, người bán vải đang dùng thước nào trong những thước sau đây: thước kẻ, thước dây (thước cuộn), thước mét (thước thẳng) ?

Khi sử dụng bất kỳ dụng cụ đo nào cũng cần biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của nó.

Giới hạn đo (GHĐ) của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.

Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước.

Trả lời:

– Hình a: Thợ mộc dùng thước dây (thước cuộn);

– Hình b: Học sinh (HS) dùng thước kẻ;

– Hình c: Người bán vải dùng thước mét (thước thẳng).


5. Trả lời câu hỏi C5 Bài 1 trang 7 sgk Vật lí 6

Hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của một thước đo mà em có?

Trả lời:

Lưu ý: giới hạn đo là độ dài lớn nhất ghi trên thước.

Độ chia nhỏ nhất là số đơn vị giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước.

Ví dụ:

ĐCNN thước em dùng là 1mm.

GHĐ thước em dùng khoảng 20cm


6. Trả lời câu hỏi C6 Bài 1 trang 7 sgk Vật lí 6

Có 3 thước đo sau đây:

– Thước có GHĐ 1m và ĐCNN 1 cm

– Thước có GHĐ 20 cm và ĐCNN  1 mm.

– Thước có GHĐ 30 cm và ĐCNN 1 mm

Hỏi nên dùng thước nào để đo.

a) Chiều rộng của cuốn sách Vật lý 6 ?

b) Chiều dài của cuốn sách Vật lý 6 ?

c) Chiều dài của bàn học ?

Trả lời:

a) Ước lượng chiều rộng cuốn sách giáo khoa (SGK) Vật lý 6 khoảng gần 20 cm. Vì vậy, để đo được chiều ngang của cuốn sách Vật lí 6 ta dùng thước (2) có GHĐ 20 cm và ĐCNN là 1 mm

b) Ước lượng chiều dài cuốn SGK Vật lý 6 khoảng 30 cm. Vì vậy, để đo chiều dọc của cuốn sách Vật lý 6 ta dùng thước (3) có GHĐ 30 cm và ĐCNN 1 mm

c) Ước lượng chiều dài bàn học khoảng hơn 1 m. Nên để đo chiều dài của bàn học ta dùng thước (1) có GHĐ 1m và ĐCNN 1 cm.


7. Trả lời câu hỏi C7 Bài 1 trang 7 sgk Vật lí 6

Thợ may thường dùng thước nào để đo chiều dài của mảnh vải, các số đo cơ thể của khách hàng?

Trả lời:

Thợ may thường dùng thước thẳng có GHĐ 1 m hoặc 0,5 m để đo chiều dài của mảnh vải và dùng thước dây để đo số đo cơ thể của khách hàng.


Câu tiếp theo:


Xem thêm:

Chúc các bạn làm bài tốt cùng giải bài tập sgk vật lí 6 với trả lời câu hỏi C1 C2 C3 C4 C5 C6 C7 bài 1 trang 6 7 sgk Vật lí 6!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com