Trả lời câu hỏi C1 C2 C3 C4 C5 C6 C7 Bài 19 trang 60 61 sgk Vật lí 6

Hướng dẫn giải Bài 19 Sự nở vì nhiệt của chất lỏng, sách giáo khoa Vật lí lớp 6. Nội dung trả lời câu hỏi C1 C2 C3 C4 C5 C6 C7 Bài 19 trang 60 61 sgk Vật lí 6 bao gồm đầy đủ lý thuyết, công thức, định luật, chuyên đề có trong SGK để giúp các em học sinh học tốt môn vật lí lớp 6.


Lý thuyết

1. Làm thí nghiệm

Dụng cụ thí nghiệm: Một bình cầu thuỷ tinh đựng nước màu có nút cao su cắm xuyên qua một ống thuỷ tinh, một bình nước nóng, một bình nước lạnh, khăn lau khô và sạch.

Tiến hành thí nghiệm:

Trả lời câu hỏi C1 C2 C3 C4 C5 C6 C7 Bài 19 trang 60 61 sgk Vật lí 6

– Nút chặt bình bằng nút cao su. Quan sát nước màu dâng lên trong ống thuỷ tinh.

– Đặt bình cầu vào chậu nước nóng. Quan sát hiện tượng xảy ra với mực nước màu trong ống thuỷ tinh.

2. Trả lời câu hỏi

– Mực nước trong ống thủy tinh sẽ tăng lên khi nhúng vào nước nóng: chất lỏng sẽ nở ra khi nóng lên.

– Khi nhúng bình cầu vào nước lạnh, mực nước sẽ hạ xuống: chất lỏng gặp lạnh sẽ co lại.

3. Chứng minh các chất lỏng khác nhau thì nở vì nhiệt khác nhau

– Dùng ba bình cầu giống nhau để thể tích ban đầu của các chất lỏng như nhau.

– Cùng nhúng chung trong một chậu nước nóng để chúng có cùng một độ tăng nhiệt độ như nhau

– Nhúng ba bình cầu chứa ba loại chất lỏng khác nhau vào chậu nước nóng, ta thấy mực chất lỏng ở các ống thủy tinh dâng lên khác nhau.

Vậy: Các chất lỏng khác nhau thì nở vì nhiệt khác nhau.

4. Rút ra kết luận

– Thể tích nước trong bình tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi.

– Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt không giống nhau

Hay:

+ Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

+ Các chất lỏng khác nhau thì nở vì nhiệt khác nhau.

Dưới đây là Hướng dẫn trả lời câu hỏi C1 C2 C3 C4 C5 C6 C7 Bài 19 trang 60 61 sgk Vật lí 6. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi giải nhé!


Câu hỏi

Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp trả lời câu hỏi, giải bài tập vật lí 6 kèm câu trả lời chi tiết câu hỏi C1 C2 C3 C4 C5 C6 C7 Bài 19 trang 60 61 sgk Vật lí 6 của bài 19 Sự nở vì nhiệt của chất lỏng trong chương II Nhiệt học cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết câu trả lời từng câu hỏi các bạn xem dưới đây:

Trả lời câu hỏi C1 C2 C3 bài 19 trang 60 sgk vật lí 6

Trả lời câu hỏi C4 C5 C6 C7 bài 19 trang 61 sgk vật lí 6


1. Trả lời câu hỏi C1 Bài 19 trang 60 sgk Vật lí 6

Có hiện tượng gì xảy ra với mực nước trong ống thuỷ tinh khi ta đặt bình vào chậu nước nóng? Giải thích.

Trả lời:

Mực nước dâng lên, vì nước nóng lên, nở ra.


2. Trả lời câu hỏi C2 Bài 19 trang 60 sgk Vật lí 6

Nếu sau đó ta đặ bình cầu vào nước lạnh thì sẽ có hiện tượng gì xảy ra với mực nước trong ống thuỷ tinh? Hãy dự đoán và làm thí nghiệm kiểm chứng?

Trả lời:

Mực nước hạ xuống, vì nước lạnh đi, co lại.


3. Trả lời câu hỏi C3 Bài 19 trang 60 sgk Vật lí 6

Hãy quan sát hình 19.3 mô tả thí nghiệm về sự nở vì nhiệt của các chất lỏng khác nhau và rút ra nhận xét.

Trả lời:

Mô tả:

– Có 3 bình cầu bên trong mỗi bình chứa 1 chất lỏng khác nhau ( Rượu, Dầu, Nước) mỗi bình cắm 1 ống thủy tinh.

– Cho 3 bình vào nước nóng ta thấy mực nước trong ống thủy tinh thay đổi so với ban đầu.

– Bình cầu đựng Rượu có mực nước trong ống thủy tinh dâng lên cao nhất, mực nước trong ống thủy tinh đựng dầu giảm xuống. Còn bình cầu đựng nước có mực nước trong ống thủy tinh dâng lên gấp đôi so với ban đầu.

⇒ Kết luận: Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.


4. Trả lời câu hỏi C4 Bài 19 trang 61 sgk Vật lí 6

Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống của các câu sau:

a) Thể tích nước trong bình (1)……….. khi nóng lê, (2)………….. khi lạnh đi

b) Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt (3)………….

Các từ để điền:

– tăng

– giảm

– giống nhau

– không giống nhau

Trả lời:

a) (1) tăng; (2) giảm

Thể tích nước trong bình tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi.

b) (3) không giống nhau

Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt không giống nhau


5. Trả lời câu hỏi C5 Bài 19 trang 61 sgk Vật lí 6

Vì sao khi đun nước, ta không nên đổ đầy ấm?

Trả lời:

Vì khi bị đun nóng, nước trong ấm nở ra và tràn ra ngoài


6. Trả lời câu hỏi C6 Bài 19 trang 61 sgk Vật lí 6

Tại sao người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy?

Trả lời:

Sở dĩ không đóng chai thật đầy để tránh sự bật nắp chai do sự co giãn vì nhiệt của chất lỏng. Vì chất lỏng khi nở, bị nắp chai cản trở, nên gây áp lực lớn đẩy bật nắp ra.


7. Trả lời câu hỏi C7 Bài 19 trang 61 sgk Vật lí 6

Nếu trong thí nghiệm mô tả ở hình 19.1, ta cắm hai ống có tiết diện khác nhau vào hai bình có dung tích bằng nhau và đựng cùng một lượng chất lỏng, thì khi tăng nhiệt độ của hai bình lên như nhau, mực chất lỏng trong hai ống có dâng cao như nhau không? Tại sao? 

Trả lời:

Mực chất lỏng trong ống nhỏ dâng lên nhiều hơn. Vì thể tích chất lỏng ở hai bình tăng lên như nhau nên ở ống có tiết diện nhỏ hơn thì chiều cao cột chất lỏng phải lớn hơn.


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Chúc các bạn làm bài tốt cùng giải bài tập sgk vật lí lớp 6 với trả lời câu hỏi C1 C2 C3 C4 C5 C6 C7 Bài 19 trang 60 61 sgk Vật lí 6!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com