Trả lời câu hỏi C1 C2 C3 C4 C5 C6 C7 C8 C9 Bài 22 trang 60 61 62 sgk Vật lí 7

Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Bài 22. Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện, sách giáo khoa Vật lí 7. Nội dung bài Trả lời câu hỏi C1 C2 C3 C4 C5 C6 C7 C8 C9 Bài 22 trang 60 61 62 sgk Vật lí 7 bao gồm đầy đủ lý thuyết, công thức, định luật, chuyên đề có trong SGK để giúp các em học sinh học tốt môn vật lí lớp 7.

Trả lời câu hỏi C1 C2 C3 C4 C5 C6 C7 C8 C9 bài 22 trang 60 61 62 sgk vật lí 7
Trả lời câu hỏi C1 C2 C3 C4 C5 C6 C7 C8 C9 Bài 22 trang 60 61 62 sgk Vật lí 7

Lý thuyết

I. Tác dụng nhiệt

– Thí nghiệm: Lắp mạch điện như sơ đồ:

+ Khi đèn sáng, bóng đèn có nóng lên. Để xác nhận điều đó ta cảm nhận bằng tay hoặc dùng nhiệt kế.

+ Dây tóc của bóng đèn bị đốt nóng mạnh và phát sáng khi có dòng điện chạy qua.

+ Khi đèn sáng bình thường nhiệt độ của dây tóc là 2500oC .

– Nhiệt độ nóng chảy của một số chất:

Chất Nhiệt độ nóng chảy (oC)
Vonfram 3370
Thép 1300
Đồng 1080
Chì 327

– Dây tóc thường làm bằng Vônfram để không bị nóng chảy, vì nhiệt độ nóng chảy của Vônfram là 3370oC (> 2500oC)

Nhận xét: Vật dẫn nóng lên khi có dòng điện chạy qua.

Kết luận:

+ Khi có dòng điện chạy qua các vật dẫn nóng lên.

+ Dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn, làm dây tóc bóng đèn nóng lên đến nhiệt độ cao và phát sáng.

+ Nguyên nhân gây ra tác dụng nhiệt của dòng điện là do các vật dẫn có điện trở. Tác dụng nhiệt có thể có lợi, có thể có hại.

+ Để làm giảm tác dụng nhiệt, cách đơn giản là làm dây dẫn bằng chất có điện trở suất nhỏ.

II. Tác dụng phát sáng

1. Bóng đèn bút thử điện

Dòng điện chạy qua chất khí trong bóng đèn bút thử điện làm chất khí này phát sáng.

2. Đèn điốt phát quang (đèn LED)

– Để bóng đèn sợi đốt phát sáng được thì phải mất một phần năng lượng điện để đốt nóng bộ phận dây tóc đến nhiệt độ cao.

– Vậy để tiết kiệm năng lượng điện người ta đã dùng đèn ống . Nhờ có cơ chế đặc biết chất bột phủ bên trong đèn ống phát sáng . Đèn này nóng lên ít nên tiêu thụ năng lượng điện ít hơn so với bóng đèn sợi đốt .

– Ngày nay người ta vẫn không ngừng nghiên cứu và chế tạo ra các loại đèn tiêu thụ ít năng lượng điện hơn nữa như đèn compac,đèn L.E.D….

– Đó là các giải pháp hợp lí nhằm tiết kiệm điện năng . Ngày nay đèn điốt phát quang (LED) đang được sản xuất nhiều với giá thành ngày càng rẻ .

– LED có nhiều ưu điểm nên trong thời gian không xa sẽ thay thế các loại đèn khác

Dưới đây là phần Hướng dẫn Trả lời câu hỏi C1 C2 C3 C4 C5 C6 C7 C8 C9 Bài 22 trang 60 61 62 sgk Vật lí 7. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi giải nhé!


Câu hỏi

Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp trả lời các câu hỏi, giải các bài tập vật lí 7 kèm câu trả lời chi tiết câu hỏi C1 C2 C3 C4 C5 C6 C7 C8 C9 Bài 22 trang 60 61 62 sgk Vật lí 7 cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết câu trả lời từng câu hỏi các bạn xem dưới đây:


1. Trả lời câu hỏi C1 Bài 22 trang 60 sgk Vật lí 7

Hãy kể tên một số dụng cụ, thiết bị thường dùng được đốt nóng khi có dòng điện chạy qua.

Trả lời:

Dụng cụ đốt nóng bằng điện: bóng đèn dây tóc, bếp điện, nồi cơm điện, bàn là, lò nướng, lò sưởi điện, máy sấy tóc, mỏ hàn điện, ấm điện, chăn điện, máy dán hay ép plastic (chất dẻo) ,…


2. Trả lời câu hỏi C2 Bài 22 trang 60 sgk Vật lí 7

Hãy lắp mạch điện như sơ đồ hình 22.1 và tìm hiểu các nội dung sau đây:

a) Khi đèn sáng, bóng đèn có nóng lên không? Bằng cách nào để xác định điều đó?

b) Bộ phận nào của đen bị đốt nóng mạnh và phát sáng khi có dòng điện chạy qua?

c) Khi đèn sáng bình thường, bộ phận đó của đèn có nhiệt độ khoảng 2500oC.

Bảng bên cho biết nhiệt độ nóng chảy của một số chất, hãy giải thích vì sao dây tóc của bóng đèn thường được làm bằng vonfram?

Giải bài tập Vật Lý 7 | Để học tốt Vật Lý 7

Trả lời:

a) Khi đèn sáng, bóng đèn có nóng lên.

Để biết bóng đèn có nóng lên hay không ta có thể dùng nhiệt kế dùng cảm giác của bàn tay hay dùng một mảnh khăn ẩm… để kiểm tra.

b) Dây tóc bóng đèn bị đốt nóng mạnh và phát sáng khi có dòng điện chạy qua.

c) Do dây vonfram dùng để làm dây tóc bóng đèn có nhiệt độ nóng chảy 3370oC lớn hơn nhiệt độ nóng để phát sáng của bóng đèn nên dây tóc bóng đèn không bị nóng chảy khi đèn phát sáng.


3. Trả lời câu hỏi C3 Bài 22 trang 60 sgk Vật lí 7

Quan sát thí nghiệm của giáo viên được bố trí như hình 22.2 và hãy cho biết:

a) Có hiện tượng gì xảy ra với các mảnh giấy khi giáo viên đóng công tắc?

b) Từ quan sát trên, hãy cho biết dòng điện đã gây ra tác dụng gì với dây sắt AB.

Trả lời:

a) Các mảnh giấy bị cháy đứt và rơi xuống (cũng có thể bị nám đen).

b) Dòng điện làm dây sắt AB nóng lên nên các mảnh giấy bị cháy đứt.

Kết luận:

+ Khi có dòng điện chạy qua, các vật dẫn bị nóng lên.

+ Dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn nóng tới nhiệt độ cao và phát sáng.


4. Trả lời câu hỏi C4 Bài 22 trang 61 sgk Vật lí 7

Nếu trong mạch điện với dây dẫn bằng đồng có nối xen một đoạn dây chì (gọi là cầu chì) thì trong một số trường hợp do tác dụng nhiệt của dòng điện, dây dẫn có thể nóng lên trên 327oC. Hỏi khi đó có hiện tượng gì xảy ra với đọạn dây chì và với mạch điện?

Trả lời:

– Đồng và chì đều dẫn điện, nên dòng điện dẫn đi qua đoạn dây chì nối với dây đồng.

– Do tác dụng nhiệt của dòng điện → dây đồng lẫn dây chì đều bị nóng. Khi đoạn dây nóng đến 327oC (bằng nhiệt độ nóng chảy của chì) dây chì bị đứt làm ngắt mạch điện.


5. Trả lời câu hỏi C5 Bài 22 trang 61 sgk Vật lí 7

Trong bóng đèn bút thử điện (hình 22.3) có chứa một chất (khí nêon). Hãy quan sát bóng đèn này và nên nhận xét về hai đầu dây bên trong của nó.

Trả lời:

Hai đầu dây trong bóng đèn bút thử điện không tiếp xúc nhau (hở).


6. Trả lời câu hỏi C6 Bài 22 trang 61 sgk Vật lí 7

Hãy quan sát bóng đèn bút thử điện khi nó phát sáng và trả lời câu hỏi sau đây:

Đèn sáng do hai đầu dây đèn nóng sáng hay do vùng chất khí ở giữa hai đầu dây này phát sáng?

Trả lời:

Bóng đèn bút thử điện sáng, chứng tỏ có dòng điện đi qua lớp khí nêôn giữa hai đầu dây bên trong bóng đèn.

Kết luận: Dòng điện chạy qua chất khí trong bóng đèn củà bút thử điện làm chất khí này phát sáng.


7. Trả lời câu hỏi C7 Bài 22 trang 62 sgk Vật lí 7

Đảo ngược hai đầu dây đèn, nhận xét xem khi đèn sáng thì dòng điện đi vào bản cực nào của đèn?

Trả lời:

– Khi hai đầu dây của đèn điốt phát quang được nối với hai cực của nguồn điện và đang sáng, nếu đảo hai đầu dây của đèn điôt ta thấy đèn không sáng.

– Qua quan sát nhận thấy đèn điốt phát quang chỉ sáng khi dòng điện đi vào bản cực nhỏ của đèn, nghĩa là khi mắc đèn điốt phát quang vào mạch điện thì cần nối bản cực nhỏ của đèn với cực dương của nguồn điện và bản kim loại lớn hơn được nối với cực âm.

Kết luận: Đèn điốt phát quang chỉ cho dòng điện đi qua theo một chiều nhất định và khi đó đèn sáng.


8. Trả lời câu hỏi C8 Bài 22 trang 62 sgk Vật lí 7

Dòng điện không gây ra tác dụng nhiệt trong các dụng cụ nào dưới đây khi chúng hoạt động bình thường?

A. Bóng đèn bút chì thử điện.

B. Đèn điốt phát quang

C. Quạt điện.

D. Đồng hồ dùng pin.

E. Không có trường hợp nào.

Trả lời:

Dòng điện đều có gây tác dụng nhiệt nhiều hay ít trên các thiết bị dùng điện ⇒ Chọn E.


9. Trả lời câu hỏi C9 Bài 22 trang 62 sgk Vật lí 7

Cho mạch điện có sơ đồ như hình 22.5, nguồn điện là một chiếc pin với các cực dương (+) và cực âm (-) chưa biết. Hãy nêu cách làm khi sử dụng đèn điốt phát quang để xác định xem A hay B là cực (+) của pin này và chiều dòng điện chạy trong mạch.

Trả lời:

– Nối bản kim loại của đèn LED với cực A của nguồn điện và đóng công tắc K.

+ Nếu đèn LED sáng thì cực A là cực dương của nguồn điện.

+ Nếu đèn LED không sáng thì A là cực âm, B là cực dương của nguồn điện…

– Suy luận tương tự nếu nối bản kim loại nhỏ của đèn LED với cực B của nguồn điện.

– Tùy vào cách xác định đầu A hay B là cực dương của nguồn điện mà xác định chiều dòng điện chạy qua mạch.

Ví dụ: nếu A là cực dương thì chiều dòng điện chạy qua mạch như hình vẽ:

Giải bài tập Vật Lý 7 | Để học tốt Vật Lý 7


Câu trước:

Câu tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Trả lời câu hỏi C1 C2 C3 C4 C5 C6 C7 C8 C9 Bài 22 trang 60 61 62 sgk Vật lí 7 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài môn Vật lí lớp 7 thật tốt!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com