Hướng dẫn Giải bài tập 1 2 Bài 10 trang 35 sgk Địa lí 7

Hướng dẫn Soạn Bài 10: Dân số và sức ép dân số tới tài nguyên, môi trường ở đới nóng, sách giáo khoa Địa lí lớp 7. Nội dung bài Giải bài tập 1 2 Bài 10 trang 35 sgk Địa lí 7 bao gồm đầy đủ kiến thức lý thuyết và bài tập có trong SGK để giúp các em học tốt môn địa lí lớp 7.

Giải bài tập 1 2 Bài 10 trang 35 sgk Địa lí 7
Giải bài tập 1 2 Bài 10 trang 35 sgk Địa lí 7

Lý thuyết

1. Dân số

Bài 10: Dân số và sức ép dân số tới tài nguyên, môi trường ở đới nóng
Bảng tổng số dân thế giới và một khu vực qua các năm

– Đới nóng tập trung gần một nửa dân số thế giới tập trung ở Nam Á, Đông Nam Á, Tây Phi, Đông Nam Bra-xin.

– Dân số tăng nhanh dẫn đến bùng nổ dân số, đã tác động tiêu cực đến tài nguyên và môi trường.

Bài 10: Dân số và sức ép dân số tới tài nguyên, môi trường ở đới nóng
Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên

– Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên tăng cao → Bùng nổ dân số.

2. Sức ép của dân số tới tài nguyên, môi trường

– Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của số dân, tài nguyên thiên nhiên được khai thác với tốc độ nhanh làm cho nguồn tài nguyên sớm cạn kiệt.

– Sự bùng nổ dân số ảnh hưởng xấu đến môi trường: Cạn kiệt tài nguyên rừng, tăng nhanh tốc độ đô thị hoá làm ô nhiễm không khí và nguồn nước, đất bị bạc màu, khoáng sản bị cạn kiệt, thiếu nước sạch.

Bài 10: Dân số và sức ép dân số tới tài nguyên, môi trường ở đới nóng

– Để giảm bớt sức ép dân số tới tài nguyên cần phải:

+ Giảm tỉ lệ gia tăng dân số, phát triển kinh tế.

+ Nâng cao đời sống của người dân trong đới nóng sẽ có tác động tích cực tới tài nguyên và môi trường.

– Dân số tăng quá nhanh → Hậu quả:

+ Dân số tăng nhanh tác động đến môi trường:

– Ô nhiễm nguồn nước: do nước thải sinh hoạt và nước thải từ các nhà máy…

– Ô nhiễm không khí: do khí thải từ xe cộ, các nhà máy…

– Ô nhiễm tiếng ồn: tiếng còi xe, tiếng máy móc từ các công trường, nhà máy…

– Ô nhiễm đất: sử dụng nhiều phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, nước thải từ các khu công nghiệp…

+ Đẩy nhanh tốc độ khai thác tài nguyên, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác kiệt quệ.

→ Môi trường sống bị hủy hoại dần.

⇒ Vì vậy việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số để phát triển kinh tế, nâng cao của người dân ở đới nóng sẽ có tác động tích cực đến môi trường tự nhiên.

– Sức ép dân số tới cuộc sống: Dân số tăng nhanh dẫn đến:

+ Thừa lao động, thiếu việc làm.

+ Khai thác tự nhiên quá mức → Môi trường suy thoái → sản xuất suy giảm.

+ Nghèo đói, mù chữ, xã hội phân hóa giàu nghèo.

+ Tệ nạn xã hội phát triển. Trật tự an ninh rối loạn.

+ Kinh tế, văn hóa kém phát triển.

+ Năng suất lao động giảm.

+ Sức khỏe kém, bệnh tật tăng, tuổi thọ thấp…

Bài 10: Dân số và sức ép dân số tới tài nguyên, môi trường ở đới nóng

Trước khi đi vào phần Hướng dẫn Giải bài tập 1 2 Bài 10 trang 35 sgk Địa lí 7 chúng ta cùng trả lời các câu hỏi in nghiêng giữa bài (Câu hỏi thảo luận trên lớp) sau đây:


Thảo luận

Trả lời câu hỏi Bài 10 trang 34 sgk Địa lí 7

– Phân tích hình 10.1 để thấy mối quan hệ giữa sự gia tăng dân số tự nhiên quá nhanh với tình trạng thiếu lương thực ở châu Phi.

Để học tốt Địa Lý 7 | Giải bài tập Địa Lý 7

Trả lời:

– Gia tăng dân số và sản lượng lương thực đều tăng:

+ Gia tăng dân số tự nhiên tăng từ 100 % lên gần 160 %.

+ Sản lượng lương thực tăng từ 100 % lên 110 %.

– Cả hai đều tăng, nhưng lương thực tăng chậm hơn gia tăng tự nhiên dân số nên bình quân lương thực theo đầu người giảm nhanh, từ 100 % năm 1975 xuống 80 % năm 1990.

– Đọc bảng số liệu dưới đây, nhận xét về tương quan giữa số dân và diện tích rừng ở Đông Nam Á.

Năm Dân số (triệu người) Diện tích rừng (triệu ha)
1980 360 240,2
1990 442 208,6

 

Trả lời:

– Số dân châu Á từ năm 1980 đến 1990 tăng từ 360 triệu dân lên 442 triệu dân.

– Diện tích rừng của châu Á giảm từ 240,2 triệu ha xuống 208,6 triệu ha.

⇒ Nhưng vậy số dân châu Á càng tăng thì diện tích rừng càng giảm.

– Nêu một vài dẫn chứng để thấy rõ sự khai thác rừng quá mức sẽ có tác động xấu tới môi trường.

Trả lời:

Khai thác rừng quá mức sẽ có tác động xấu tới môi trường, gia tăng các thiên tai: sạt lở lũ quét ở miền núi, hạn hán ngập lụt ở đồng bằng, tăng hiệu ứng nhà kính, mất đi nguồn gen động thực vật quý hiếm, suy giảm đa dạng sinh vật,…

Dưới đây là phần Hướng dẫn Giải bài tập 1 2 Bài 10 trang 35 sgk Địa lí 7. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi trả lời nhé!


Câu hỏi và bài tập

Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp trả lời các câu hỏi và bài tập có trong sgk địa lí lớp 7 kèm câu trả lời chi tiết câu hỏi và bài tập 1 2 Bài 10 trang 35 sgk Địa lí 7 cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết câu trả lời từng câu hỏi và bài tập các bạn xem dưới đây:

1. Giải bài tập 1 Bài 10 trang 35 sgk Địa lí 7

Phân tích sơ đồ dưới đây để thấy hậu quả của việc gia tăng dân số quá nhanh ở đới nóng.

Để học tốt Địa Lý 7 | Giải bài tập Địa Lý 7

Trả lời:

Dân số tăng quá nhanh gây hậu quả nghiêm trọng tới kinh tế – xã hội – môi trường:

– Làm kinh tế chậm phát triển:

+ Kìm hãm sự phát triển của kinh tế.

+ Tăng tỉ lệ phụ thuộc hoàng toàn lớn.

– Đối với xã hội:

+ Gia tăng tỉ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm.

+ Gia tăng các tai tệ nạn xã hội.

+ Đời sống thấp, gia tăng tình trạng đối nghèo, bệnh tật, tuổi thọ trung bình thấp,…

– Đối với môi trường:

+ Tăng sức ép lên môi trường tài nguyên.

+ Cạn kiệt, thoái hóa tài nguyên: khoáng sản, rừng, nước, đất…

+ Gây ô nhiễm môi trường: đất, nước, không khí,…


2. Giải bài tập 2 Bài 10 trang 35 sgk Địa lí 7

Hãy vẽ sơ đồ thể hiện tác động tiêu cực của việc gia tăng dân số quá nhanh ở đới nóng đối với tài nguyên, môi trường.

Trả lời:

Giải bài tập Địa Lí 7 | Trả lời câu hỏi Địa Lí 7


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Giải bài tập 1 2 Bài 10 trang 35 sgk Địa lí 7 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài môn Địa lí lớp 7 thật tốt!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com