Bài 16. Thực hành: Mổ và quan sát giun đất sgk Sinh học 7

Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Bài 16. Thực hành: Mổ và quan sát giun đất sgk Sinh học 7. Nội dung bài bao gồm đầy đủ lý thuyết, các khái niệm, phương pháp giải, công thức, chuyên đề sinh học, … có trong SGK để giúp các em học tốt môn sinh học lớp 7.


I – Yêu cầu


II – Chuẩn bị


III – Nội dung

1. Cấu tạo ngoài

Trả lời câu hỏi trang 57 sgk Sinh học 7

∇ Ghi chú thích vào các hình 16.1A, B, C thay cho các số 1, 2, 3 …

Trả lời:

– Hình 16.1 A: 1. Miệng; 2. Đai sinh dục; 3. Hậu môn.

– Hình 16.1 B: 1. Miệng; 2. Vòng tơ; 3. Lỗ sinh dục cái; 4. Đai sinh dục; 5. Lỗ sinh dục đực.

– Hình 16.1 C. 1. Vòng tơ 2. Đốt.


2. Cấu tạo trong


Trả lời câu hỏi trang 58 sgk Sinh học 7

∇ Em hãy dựa vào hình 16.3 A để nhận dạng cơ quan tiêu hóa trên mẫu vật và hoàn thành chú thích ở hình 16.3.B

Trả lời:

– Hình 16.3 B: 1. Miệng; 2. Hầu; 3. Thực quản; 4. Diều; 5. Dạ dày; 6. Ruột; 7. Ruột tịt.
∇ Dựa vào hình 16.3 A hãy chú thích thay các số trên hình 16.3.B, C.

Trả lời:

– Hình 16.3 B: 1. Miệng; 2. Hầu; 3. Thực quản; 4. Diều; 5. Dạ dày; 6. Ruột; 7. Ruột tịt.

– Hình 16.3 C: 8. Hạch não; 9. Vòng thần kinh hầu; 10, 11. Hạch thần kinh.


IV – Thu hoạch

Trả lời câu hỏi trang 58 sgk Sinh học 7

∇ Qua quan sát trình bày cấu tạo ngoài của giun đất.

Trả lời:

– Cơ thể dài, gồm nhiều đốt, cơ phát triển để có thể chun giãn, phần đầu có miệng, phần đuôi có hậu môn.

– Ở phần đầu có vòng tơ xung quanh mỗi đốt, dùng để tì vào đất khi chui bò (giun đất không có chân).

– Khi tìm kiếm thức ăn, nếu gặp đất khô và cứng, giun tiết ra chất nhày làm mềm đất rồi nuốt đất vào miệng.

– Lớp da mỏng, da luôn ẩm để trao đổi khí qua da.

– Mắt tiêu giảm, thích nghi với đời sống chui rúc trong đất.


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Bài 16. Thực hành: Mổ và quan sát giun đất sgk Sinh học 7 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài môn Sinh học lớp 7 thật tốt!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com