Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 5 trang 25 26 sgk GDCD 9

Hướng dẫn Soạn Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, sách giáo khoa GDCD lớp 9. Nội dung bài Giải bài 1 2 3 4 5 trang 25 26 sgk GDCD 9 bao gồm đầy đủ phần lý thuyết về công dân trong đời sống, pháp luật, phần trả lời câu hỏi gợi ý và phần giải bài tập cuối bài học để giúp các em học sinh học tốt môn GDCD lớp 9.


I. Đặt vấn đề

1. Bác Hồ nói về lòng yêu nước của dân tộc ta

2. Chuyện về một người thầy


Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Gợi ý trang 24 25 sgk GDCD 9

a) Truyền thống yêu nước của dân tộc ta thể hiện như thế nào qua lời nói của Bác Hồ?

Trả lời:

Lòng yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta, nhất là khi tổ quốc lâm nguy thì tinh thần ấy lại càng sôi nổi và mạnh mẽ:

– Trong quá khứ – các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược phương Bắc.

– Sự tiếp nối truyền thống yêu nước: Dũng cảm trong chiến đấu và đảm đang trong lao động sản xuất.

b) Em có nhận xét gì về cách cư xử của học trò cụ Chu Văn An đối với thầy giáo cũ? Cách cư xử đó thể hiện truyền thống gì của dân tộc ta?

Trả lời:

– Học trò cũ của cụ Chu Văn An tuy làm chức quan to vẫn giữ đúng đạo nghĩa, đến mừng ngày sinh của thầy giáo.

– Họ cư xử đúng tư cách của một người học trò với thái độ kính cẩn, khiêm tốn, đúng đạo thể hiện sự tri ân đối với thầy giáo cũ.

– Cách cư xử đó thể hiện truyền thống “tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta.

c) Em hãy kể những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam mà em biết.

Trả lời:

– Truyền thống yêu nước.

– Truyền thống đoàn kết.

– Truyền thông nhân nghĩa.

– Truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động.

– Truyền thống hiếu học.

d) Chúng ta cần làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

Trả lời:

– Chúng ta cần tự hào, biết ơn, trân trọng giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

– Chúng ta cần lên án và ngăn chặn những hành động phá hoại và đánh mất truyền thống dân tộc.


II. Nội dung bài học

1. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là gì?

– Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần hình thành trong lịch sử được truyền từ thế hệ náy sang thế hệ khác

– Truyền thống dân tộc có nhiều loại:

+ Truyền thống đạo đức: Yêu nước, thủy chung, nhân nghĩa, hiếu thảo, tôn sư trọng đạo…

+ Truyền thống lao động: Các nghề truyền thống (Trồng lúa nước, dệt lụa, chạm khắc…)

+ Truyền thống văn hóa nghệ thuật: (lễ hội, trò chơi dân gian, nếp sống, điệu hát…)

– Những truyền thống tốt đẹp:

+ Phong tục tập quán, lễ hội, trò chơi dân gian: Hội đua voi, đua thuyền, đâm trâu, đấu vật, chọi trâu, ném còn, nấu bánh chưng ngày tết…

+ Nghề truyền thống: Điêu khắc, dệt lụa, mộc mĩ nghệ, đúc đồng…

– Tập tục lạc hậu: Cờ bạc, ma chay, cưới xin linh đình, tảo hôn…

2. Trách nhiệm của học sinh

– Chúng ta cần học tập, giữ gìn, bảo vệ, phát huy truyền thống tốt đẹp, vận động mọi người xóa bỏ những tập tục lạc hậu có hại cho đời sống xã hội.

– Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là vô cùng quí giá. Nó góp phần tich cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân. Vì vậy chúng ta cần phải kế thừa và phát huy.

– Chúng ta cần phải tìm hiểu, học tập để kế thừa phát huy những truyền thống tốt đẹp, lên án và ngăn chặn những hành vi làm tổn hại đến truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Dưới đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 5 trang 25 26 sgk GDCD 9. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi trả lời nhé!


III. Bài tập

1. Hướng dẫn Giải bài 1 trang 25 sgk GDCD 9

Những thái độ và hành vi nào sau đây thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

a) Tìm đọc tài liệu nói về các truyền thống và phong tục, tập quán của dân tộc;

b) Chê bai những người ăn mặc theo phong cách dân tộc là lạc hậu, là quê mùa;

c) Đánh giá cao, kính phục các nghệ nhân của những nghề truyền thống;

d) Khống tôn trọng những người lao động chân tay;

đ) Sống chỉ biết mình, không quan tâm đến người khác;

e) Tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa;

g) Tích cực tìm hiểu lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc;

h) Thích xem phim, kịch, nghe nhạc của Việt Nam;

i) Sưu tầm những món ăn và kiểu trang phục dân tộc độc đáo;

k) Lấy chồng sớm trước tuổi quy định của pháp luật;

l) Tìm hiểu và giới thiệu với mọi người về các lễ hội truyền thống của dân tộc.

Trả lời:

Đó là: (a), (c), (e), (g), (h), (i), (l).


2. Hướng dẫn Giải bài 2 trang 26 sgk GDCD 9

Em hãy tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của một truyền thống ở quê em (phong tục, tập quán, lễ hội truyền thống, trò chơi dân gian, trang phục dân tộc…) và giới thiệu để bạn bè cùng biết.

Trả lời:

– Lễ hội chùa Côn Sơn: Lễ hội diễn ra theo thời gian hai mùa trong năm: Hội thu: từ 16 – 20/8 âm lịch; Hội xuân: từ 18 – 22/1 âm lịch. Địa điểm tổ chức lễ hội tại xã Cộng Hòa, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Thông qua lễ hội, nhân dân Hải Dương nhằm suy tôn vị anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi cùng thiền sư Huyền Quang – Một trong ba vị sáng lập thiền phái Trúc Lâm.

– Lễ hội Đền Yết Kiêu: Lễ hội đền Yết Kiêu được tổ chức trong hay ngày là ngày 15/1 và ngày 15/8 (âm lịch) tại thôn Quát, xã Yết Kiêu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương với mục đích suy tôn tướng Yết Kiêu – vị danh tướng của Trần Hưng Đạo có tài bơi lặn, đánh giặc.


3. Hướng dẫn Giải bài 3 trang 26 sgk GDCD 9

Em đồng ý với những ý kiến nào sau đây?

a) Truyền thống là những kinh nghiệm quý giá;

b) Nhờ có truyền thống, mỗi dân tộc mới giữ được bản sắc riêng;

c) Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp, rất đáng tự hào;

d) Không có truyền thống, mỗi dân tộc và cá nhân vẫn phát triển;

đ) Trong thời đại mở cửa và hội nhập hiện nay, truyền thống dân tộc không còn quan trọng nữa;

e) Không được để các truyền thống dân tộc bị mai một, lãng quên.

Trả lời:

Em đồng ý với các ý kiến: (a), (b), (c), (e).


4. Hướng dẫn Giải bài 4 trang 26 sgk GDCD 9

Hãy kể một vài việc mà em và các bạn đã và sẽ làm để góp phần giữ giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của địa phương.

Trả lời:

Ví dụ: Tham gia các phong trào văn hóa văn nghệ truyền thống, tham gia quét dọn khu di tích lịch sử, tìm hiểu về các truyền thống của quê hương, cùng chung tay bảo vệ các truyền thống tốt đẹp tại địa phương (tôn sư trọng đạo, Truyền thống nhân nghĩa, Hiếu học; truyền thống anh dũng…)


5. Hướng dẫn Giải bài 5 trang 26 sgk GDCD 9

An thường tâm sự với các bạn: “Nói đến truyền thống của dân tộc Việt Nam, mình có mặc cảm thế nào ấy. So với thế giới, nước mình còn lạc hậu lắm. Ngoài truyền thống đánh giặc ra, dân tộc ta có truyền thống nào đáng tự hào đâu?”. Em có đồng ý với An không? Vì sao? Em sẽ nói gì với An?

Trả lời:

– Em không đồng ý với An.  Vì: Việt Nam có lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước, chúng ta có rất nhiều truyền thống tốt đẹp, không chỉ có truyền thống đánh giặc ngoại xâm (như ý nghĩ của An).

– Em sẽ nói với An:

+ Nước ta còn nghèo bởi nước ta là một nước nông nghiệp, điểm bắt đầu thấp hơn các nước phương Tây. Tuy nhiên, chúng ta có một tinh thần đoàn kết mạnh mẽ, dũng cảm và luôn phấn đấu không ngừng.

+ Việt Nam có rất nhiều nhân tài và bằng phát minh sáng chế. Nhiều anh chị sinh viên Việt Nam đang học tập tại các trường đại học hàng đầu trên khắp thế giới.

+ Bên cạnh đó chúng ta còn có rất nhiều truyền thống tốt đẹp đáng tự hào. Truyền thống đánh giặc chỉ là một trong số những truyền thống cao đẹp đó.

+ Bạn An nên đọc thêm sách, báo và tìm hiểu thêm để thấy hết các truyền thống của dân tộc mình.

+ Được sống trong xã hội hòa bình và thân thiện, chúng ta cần phải cố gắng học tập và rèn luyện để trưởng thành hơn, cống hiến cho đất nước.


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 5 trang 25 26 sgk GDCD 9 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài môn GDCD lớp 9 thật tốt!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com