Nội Dung
Hướng dẫn giải Bài §1. Mở rộng khái niệm về phân số, sách giáo khoa toán 6 tập hai. Nội dung bài Giải bài 1 2 3 4 5 trang 5 6 sgk Toán 6 tập 2 bao gồm tổng hợp công thức, lý thuyết, phương pháp giải bài tập phần số học có trong SGK toán để giúp các em học sinh học tốt môn toán lớp 6.
Lý thuyết
Ở tiểu học chúng ta đã biết dùng phân số để ghi kết quả của phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0. Vậy phân số có âm hay không? Để hiểu được điều đó bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu tổng quát hơn về phân số qua bài §1 Mở rộng khái niệm về phân số.
1. Khái niệm phân số
Tổng quát: Người ta gọi \(\frac{a}{b}\) với \(a,b \in Z, b\neq 0\) là một phân số, a là tử số (tử), b là mẫu số (mẫu) của phân số.
Ví dụ: \(\frac{-2}{5},\frac{-3}{4},\frac{0}{-4}, \frac{2}{-3},…\)là những phân số
2. Ví dụ minh họa
Trước khi đi vào Giải bài 1 2 3 4 5 trang 5 6 sgk toán 6 tập 2, chúng ta hãy tìm hiểu các ví dụ điển hình sau đây:
Ví dụ 1:
Trong các cách viết sau cách viết nào cho ta phân số?
\(\frac{2}{0};\frac{5,34}{3};\frac{4}{2,4};\frac{-1}{4};\frac{2}{-7}\)
Bài giải:
Theo định nghĩa người ta gọi phân số khi cả tử lẫn mẫu đều là số nguyên và mẫu phải khác 0 \(\Rightarrow \frac{-1}{4};\frac{2}{-7}\) là phân số
Ví dụ 2:
Viết các phép chia sau dưới dạng phân số?
a) $5:13$
b) $-2:9$
c) $k:(-5)$,\(k \in Z\)
Bài giải:
a) \(\frac{5}{13}\)
b) \(\frac{-2}{9}\)
c) \(\frac{k}{-5}\)
Ví dụ 3:
Dùng 2 chữ số 11 và 13 viết các phân số có thể lập từ 2 số này (mỗi số chỉ viết một lần)? Tương tự cho hai số 0 và -6?
Bài giải:
Cả hai số 11 và 13 đều có vai trò như nhau nên có các phân số: \(\frac{11}{13}\) và \(\frac{13}{11}\)
Với 2 số 0 và -6 thì 0 không thể là mẫu số nên chỉ có số: \(\frac{0}{-6}\) là phân số.
Dưới đây là phần Hướng dẫn trả lời các câu hỏi có trong bài học cho các bạn tham khảo. Các bạn hãy đọc kỹ câu hỏi trước khi trả lời nhé!
Câu hỏi
1. Trả lời câu hỏi 1 trang 5 sgk Toán 6 tập 2
Cho ba ví dụ về phân số. Cho biết tử và mẫu của mỗi phân số đó.
Trả lời:
– Phân số \(\displaystyle{{ – 7} \over 8}\) , có -7 là tử số, 8 là mẫu số.
– Phân số \(\displaystyle {{ 14} \over 5}\) , có 14 là tử số, 5 là mẫu số.
– Phân số \(\displaystyle {9 \over 2}\) , có 9 là tử số, 2 là mẫu số.
2. Trả lời câu hỏi 2 trang 5 sgk Toán 6 tập 2
Trong các cách viết sau đây, cách viết nào cho ta phân số?
a) \(\dfrac{4}{7}\) b) \(\dfrac{0,25}{-3}\) c) \(\dfrac{-2}{5}\)
d) \(\dfrac{6,23}{7,4}\) e) \(\dfrac{3}{0}\)
Trả lời:
Cách viết cho ta phân số là a), c).
Cách viết b), d) có tử số là số thập phân nên không cho ta phân số.
Cách viết e) có mẫu số bằng 0 nên không cho ta phân số.
3. Trả lời câu hỏi 3 trang 5 sgk Toán 6 tập 2
Mọi số nguyên có thể viết dưới dạng phân số không ? Cho ví dụ.
Trả lời:
Mọi số nguyên có thể viết được dưới dạng phân số.
Ví dụ: Số 3 có thể viết dưới dạng phân số là \(\dfrac{3}{1}\).
Dưới đây là Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 5 trang 5 6 sgk toán 6 tập 2. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi giải nhé!
Bài tập
Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp giải bài tập phần số học 6 kèm bài giải chi tiết bài 1 2 3 4 5 trang 5 6 sgk toán 6 tập 2 của bài §1 Mở rộng khái niệm về phân số trong chương III – Phân số cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết bài giải từng bài tập các bạn xem dưới đây:
1. Giải bài 1 trang 5 sgk Toán 6 Tập 2
Ta biểu diễn \(\frac{1}{4}\) của hình tròn bằng cách chia hình tròn bằng 4 phần bằng nhau rồi tô màu một phần như hình 1.
Theo đó hãy biểu diễn:
a) \(\frac{2}{3}\) của hình chữ nhật (h.2) ;
b) \(\frac{7}{16}\) của hình vuông (h.3).
Bài giải:
a) \(\frac{2}{3}\) của hình chữ nhật:
b) \(\frac{7}{16}\) của hình vuông:
2. Giải bài 2 trang 6 sgk Toán 6 tập 2
Phần tô màu trong các hình $4a, b, c, d$ biểu diễn phân số nào?
Bài giải:
a) Hình vuông được chia thành 9 phần bằng nhau, tô đậm 2 phần.
Do đó hình 4a) biểu diễn phân số \(\dfrac{2}{9}.\)
b) Ta chia hình trên thành các phần đều nhau được hình như sau:
Hình trên được chia thành 12 phần bằng nhau, có 9 phần được tô đậm.
Do đó hình 4b) biểu diễn phân số \(\dfrac{9}{12}\) ;
c) Ta chia hình vuông thành 4 phần bằng nhau như hình dưới. Phần tô đậm chiếm 1 phần. Nên hình 4c) biểu diễn phân số \(\dfrac{1}{4}\)
d) Ta chia hình thành 12 phần bằng nhau như hình dưới. Phần tô đậm chiếm 1 phần. Nên hình 4c) biểu diễn phân số \(\dfrac{1}{12}\).
3. Giải bài 3 trang 6 sgk Toán 6 tập 2
Viết các phân số sau?
a) Hai phần bảy;
b) Âm năm phần chín;
c) Mười một phần mười ba;
d) Mười bốn phần năm.
Bài giải:
a) Hai phần bảy: \(\frac{2}{7}\) ;
b) Âm năm phần chín: \(\frac{-5}{9}\) ;
c) Mười một phần mười ba: \(\frac{11}{13}\) ;
d) Mười bốn phần năm: \(\frac{14}{5}\).
4. Giải bài 4 trang 6 sgk Toán 6 tập 2
Viết các phép chia sau dưới dạng phân số.
a) $3 : 11;$
b) $-4 : 7$
c) $5 : (-13)$
d) $x$ chia cho $3 (x ∈ Z).$
Bài giải:
a) $3 : 11$ viết là: \(\dfrac{3}{11}\);
b) $-4 : 7$ viết là: \(\dfrac{-4}{7}\);
c) $5 : (-13)$ viết là: \(\dfrac{5}{-13}\);
d) $x$ chia cho $3 (x ∈ Z)$ viết là \(\dfrac{x}{3}\).
5. Giải bài 5 trang 6 sgk Toán 6 tập 2
Dùng cả hai số $5$ và $7$ để viết thành phân số, mỗi số chỉ được viết một lần. Cũng hỏi như vậy với hai số $0$ và $-2$.
Bài giải:
Với hai số $5$ và $7$ ta viết được thành các phân số sau: \(\dfrac{5}{7}\) và \(\dfrac{7}{5}\);
Với hai số $0$ và $- 2$ ta có thể viết thành phân số sau: \(\dfrac{0}{-2}\).
Lưu ý: mẫu số luôn phải khác $0$
Bài tiếp theo:
Xem thêm:
- Các bài toán 6 khác
- Để học tốt môn Vật lí lớp 6
- Để học tốt môn Sinh học lớp 6
- Để học tốt môn Ngữ văn lớp 6
- Để học tốt môn Lịch sử lớp 6
- Để học tốt môn Địa lí lớp 6
- Để học tốt môn Tiếng Anh lớp 6
- Để học tốt môn Tiếng Anh lớp 6 thí điểm
- Để học tốt môn Tin học lớp 6
- Để học tốt môn GDCD lớp 6
Chúc các bạn làm bài tốt cùng giải bài tập sgk toán lớp 6 với Giải bài 1 2 3 4 5 trang 5 6 sgk toán 6 tập 2!
“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com“