Giải bài 11 12 13 14 trang 11 sgk Toán 6 tập 2

Hướng dẫn giải Bài §3. Tính chất cơ bản của phân số, sách giáo khoa toán 6 tập hai. Nội dung bài Giải bài 11 12 13 14 trang 11 sgk Toán 6 tập 2 bao gồm tổng hợp công thức, lý thuyết, phương pháp giải bài tập phần số học có trong SGK toán để giúp các em học sinh học tốt môn toán lớp 6.


Lý thuyết

Bài trước chúng ta đã tìm hiểu về như thế nào là phân số bằng nhau. Bài tiếp theo chúng ta sẽ học về bài §3 Tính chất cơ bản của phân số

1. Nhận xét

Ta có:  \(\frac{1}{-3}=\frac{-2}{6}\) vì \(1.6=(-2).(-3)\). Tương tự  \(\frac{-6}{4}=\frac{-3}{2}\)

Ta có nhận xét sau: \(1.(-2)=-2,(-3).(-2)=6\Rightarrow \frac{1}{-3}=\frac{1.(-2)}{(-3).(-2)}=\frac{-2}{6}\)

và \((-6):2=-3,4:2=2\Rightarrow \frac{-6}{4}=\frac{(-6):2}{4:2}=\frac{-3}{2}\)

2. Tính chất cơ bản của phân số

Nếu ta nhân cả tử và mẫu của một phân số với cùng một số nguyên khác 0 thì ta được một phân số bằng phân số đã cho.

\(\frac{a}{b}=\frac{a.m}{b.m}, m \in Z, m\neq0\)

Nếu ta chia cả tử và mẫu của một phân số cho cùng một ước chung của chúng thì ta được một phân số bằng phân số đã cho.

\(\frac{a}{b}=\frac{a:n}{b:n}, n \in\) ƯC(a,b)

Từ tính chất của phân số trên ta có thể viết một phân số bất kì có mẫu âm thành một phân số có dương và bằng nó bằng cách nhân cả tử và mẫu của phân số đó với (-1)

\(\frac{2}{-7}=\frac{2.(-1)}{(-7).(-1)}=\frac{-2}{7}\)

Mỗi phân số sẽ có vô số phân số bằng nó. Ví dụ như: \(\frac{1}{2}=\frac{2}{4}=\frac{3}{6}=\frac{4}{8}=…\) Các phân số bằng nhau là các cách viết khác nhau của cùng một số mà người ta gọi là số hữu tỉ.

Dưới đây là phần Hướng dẫn trả lời các câu hỏi có trong bài học cho các bạn tham khảo. Các bạn hãy đọc kỹ câu hỏi trước khi trả lời nhé!


Câu hỏi

1. Trả lời câu hỏi 1 trang 9 sgk Toán 6 tập 2

Giải thích vì sao:

\( \displaystyle{{ – 1} \over 2} = {3 \over { – 6}}\) ; \( \displaystyle{{ – 4} \over 8} = {1 \over { – 2}}\) ; \( \displaystyle{5 \over { – 10}} = {{ – 1} \over 2}\)

Trả lời:

Ta có:

\( \displaystyle{{ – 1} \over 2} = {3 \over { – 6}}\) vì \( \displaystyle-1.(-6) = 3.2 = 6\)

\( \displaystyle{{ – 4} \over 8} = {1 \over { – 2}}\) vì \( \displaystyle-4.(-2) = 1.8 = 8\)

\( \displaystyle{5 \over { – 10}} = {{ – 1} \over 2}\) vì \( \displaystyle5.2 = -1.(-10) = 10\)


2. Trả lời câu hỏi 2 trang 10 sgk Toán 6 tập 2

Điền số thích hợp vào ô vuông:

Trả lời:

Ta điền như sau:

\(\eqalign{& {{ – 1} \over 2} = {{ – 1.( – 3)} \over {2.( – 3)}} = {3 \over { – 6}} \cr & {5 \over { – 10}} = {{5 \div ( – 5)} \over { – 10 \div ( – 5)}} = {{ – 1} \over 2} \cr} \)


3. Trả lời câu hỏi 3 trang 10 sgk Toán 6 tập 2

Viết mỗi phân số sau đây thành một phân số bằng nó và có mẫu dương:

\(a)\dfrac{5}{{ – 17}}\) \(b)\dfrac{{ – 4}}{{ – 11}}\) \(c)\dfrac{a}{b}\,\,\left( {a,b \in ,b < 0} \right)\)

Trả lời:

Ta có

\(\begin{array}{l}
a) \dfrac{5}{{ – 17}} = \dfrac{{5.\left( { – 1} \right)}}{{\left( { – 17} \right).\left( { – 1} \right)}} = \dfrac{{ – 5}}{{17}}\\
b) \dfrac{{ – 4}}{{ – 11}} = \dfrac{{\left( { – 4} \right).\left( { – 1} \right)}}{{\left( { – 11} \right).\left( { – 1} \right)}} = \dfrac{4}{{11}}\\
c) \dfrac{a}{b} = \dfrac{{a.\left( { – 1} \right)}}{{b.\left( { – 1} \right)}} = \dfrac{{ – a}}{{ – b}}
\end{array}\)

\(\left( {do\,\,b < 0\,\,nên\,\, – b > 0} \right)\)

Dưới đây là Hướng dẫn giải bài 11 12 13 14 trang 11 sgk toán 6 tập 2. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi giải nhé!


Bài tập

Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp giải bài tập phần số học 6 kèm bài giải chi tiết bài 11 12 13 14 trang 11 sgk toán 6 tập 2 của bài §3 Tính chất cơ bản của phân số trong chương III – Phân số cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết bài giải từng bài tập các bạn xem dưới đây:

Bài 11 12 13 14 trang 11 sgk toán 6 tập 2
Giải bài 11 12 13 14 trang 11 sgk toán 6 tập 2

1. Giải bài 11 trang 11 sgk Toán 6 tập 2

Điền số thích hợp vào ô trống?

Bài 11 trang 11 sgk toán 6 tập 2
Giải bài 11 trang 11 sgk toán 6 tập 2

Bài giải:

Áp dụng tính chất nhân cả tử và mẫu của một phân số với cùng một số ta có:

+) \(\dfrac{1}{4}=\dfrac{2}{8}\) (nhân cả tử và mẫu với 2)

hoặc \(\dfrac{1}{4}=\dfrac{3}{12}\) (nhân cả tử và mẫu với 3) ;…

+) \(\dfrac{-3}{4}=\dfrac{-6}{8}\) (nhân cả tử và mẫu với 2)

hoặc \(\dfrac{-3}{4}=\dfrac{12}{-16}\) (nhân cả tử và mẫu với 4);…

+) \(1=\dfrac{2}{2}=\dfrac{-4}{-4}=\dfrac{6}{6}=\dfrac{-8}{-8}=\dfrac{10}{10}\);


2. Giải bài 12 trang 11 sgk Toán 6 tập 2

Điền số thích hợp vào ô vuông?

Bài 12 trang 11 sgk toán 6 tập 2
Giải bài 12 trang 11 sgk toán 6 tập 2

Bài giải:

a) Chia cả tử và mẫu cho 3

\(\dfrac{-3}{6}\)\(=\dfrac{-3:3}{6:3}\)\(=\dfrac{-1}{2}\) ;

b) Nhân cả tử và mẫu với 4

\(\dfrac{2}{7}\)\(=\dfrac{2.4}{7.4}\)\(=\dfrac{8}{28}\) ;

c) Chia cả tử và mẫu cho 5

\(\dfrac{-15}{25}\)\(=\dfrac{-15:5}{25:5}\)\(=\dfrac{-3}{5}\) ;

d) Nhân cả tử và mẫu với 7

\(\dfrac{4}{9}\)\(=\dfrac{4.7}{9.7}\)\(=\dfrac{28}{63}\).


3. Giải bài 13 trang 11 sgk Toán 6 tập 2

Các số sau là bao nhiêu phần của một giờ?

a) 15 phút ; b) 30 phút ; c) 45 phút ;

d) 20 phút ; e) 40 phút ; g) 10 phút ; h) 5 phút.

Bài giải:

a) 15 phút = \(\frac{15}{60}\) giờ hay 15 phút = \(\frac{1}{4}\) giờ ;

b) 30 phút = \(\frac{30}{60}\) giờ hay 30 phút = \(\frac{1}{2}\) giờ ;

c) 45 phút = \(\frac{45}{60}\) giờ hay 45 phút = \(\frac{3}{4}\) giờ.

d) 20 phút = \(\frac{20}{60}\) giờ hay 20 phút = \(\frac{1}{3}\) giờ ;

e) 40 phút = \(\frac{40}{60}\) giờ hay 40 phút = \(\frac{2}{3}\) giờ ;

g) 10 phút = \(\frac{10}{60}\) giờ hay 10 phút = \(\frac{1}{6}\) giờ.

h) 5 phút = \(\frac{5}{60}\) giờ hay 5 phút = \(\frac{1}{12}\) giờ ;


4. Giải bài 14 trang 11 sgk Toán 6 tập 2

Đố: Ông đang khuyên cháu điều gì?

Điền số thích hợp vào ô vuông để có hai phân số bằng nhau. Sau đó, viết các chữ tương ứng với các số tìm được vào các ô ở hai hàng dưới cùng, em sẽ trả lời được câu hỏi trên.

Bài giải:

– Trước hết, điền các số vào ô vuông.

– Sau đó, viết chữ tương ứng với mỗi ô vuông vào hai hàng dưới (ví dụ: số 7 tương ứng với chữ C) ta được:

Vậy ông đang khuyên cháu là: “Có công mài sắt có ngày nên kim


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Chúc các bạn làm bài tốt cùng giải bài tập sgk toán lớp 6 với Giải bài 11 12 13 14 trang 11 sgk toán 6 tập 2!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com