Giải bài 20 21 trang 23 sgk Toán 7 tập 2

Bài ôn tập chương III – Thống kê, sách giáo khoa toán 7 tập hai. Nội dung giải bài 20 21 trang 23 sgk toán 7 tập 2 bao gồm tổng hợp công thức, lý thuyết, phương pháp giải bài tập phần đại số có trong SGK toán để giúp các em học sinh học tốt môn toán lớp 7.


Lý thuyết

1. Dấu hiệu

a) Dấu hiệu, đơn vị điều tra

Vấn đề hay hiện thượng người điều tra quan tâm được gọi là dấu hiệu (thí dụ số cây trồng được).

Đơn vị điều tra, chẳng hạn số cây trồng được của mỗi lớp.

b) Giá trị của dấu hiệu, dãy giá trị của dấu hiệu.

Ứng với mỗi đơn vị điều tra có một số liệu, gọi là một giá trị của dấu hiệu.

Tập các giá trị của dấu hiệu được gọi là dãy giá trị dấu hiệu.

2. Tần số của mỗi giá trị

Số lần xuất hiện của một giá trị trong dãy giá trị của dấu hiệu là tần số của giá trị đó.

Chú ý:

– Ta chỉ xem xét, nghiên cứu các dấu hiệu mà giá trị của nó là các số.

– Trong trường hợp chỉ chú ý tới giá trị của dấu hiệu thì bảng số liệu thống kê ban đầu chỉ gồm các cột số.

3. Bảng “tần số”

Ta chỉ quan tâm tới giá trị của dấu hiệu và số lần xuất hiện (tức tần số) của dấu hiệu, nên bảng chúng ta lập chỉ gồm 2 dòng, một dòng giá trị, một dòng tần số.

Bảng “tần số” giúp người ta dễ dàng quan sát, so sánh giá trị của dấu hiệu, nhận xét chung về sự phân bố của dấu hiệu, đồng thời có nhiều thuận tiện cho việc tính toán sau này.

4. Số trung bình cộng của dấu hiệu

Dựa vào bảng tần số, ta có thể tính số trung bình cộng của một dấu hiệu như sau:

– Nhân từng giá trị với tần số tương ứng.

– Cộng tất cả các tích vừa tìm được.

– Chia tổng đó cho số các giá trị (tổng các tần số).

Ta có công thức:

\(\bar{X}=\frac{x_1n_1+x_2n_2+…+x_kn_k}{N}\)

Trong đó:

 \(x_1, x_2, x_3,…, x_k\) là k giá trị khác nhau của dấu hiệu X.

 \(n_1,n_2, n_3,…, n_k\) là k tần số tương ứng.

 \(N\) là số các giá trị (tổng các tần số).

5. Ý nghĩa của số trung bình cộng

Số trung bình cộng thường được dùng làm “đại diện” cho dấu hiệu, đặc biệt là khi muốn so sánh các dấu hiệu cùng loại.

Chú ý:

– Khi các giá trị của dấu hiệu có khoảng chênh lệch rất lớn đối với nhau thì không nên lấy số trung bình cộng làm “đại diện” cho dấu hiệu đó.

Số trung bình cộng có thể không thuộc dãy giá trị của dấu hiệu.

6. Mốt của dấu hiệu

Mốt của dấu hiệu là giá trị có tần số lớn nhất trong bảng “tần số”, kí hiệu là $M_0$

Dưới đây là giải bài 20 21 trang 23 sgk toán 7 tập 2. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi giải nhé!


Bài tập

Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp giải bài tập phần đại số 7 kèm bài giải chi tiết bài 20 21 trang 23 sgk toán 7 tập 2 của Bài ôn tập chương III – Thống kê cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết bài giải từng bài tập các bạn xem dưới đây:

Giải bài 20 21 trang 23 sgk toán 7 tập 2
Giải bài 20 21 trang 23 sgk toán 7 tập 2

1. Giải bài 20 trang 23 sgk Toán 7 tập 2

Điều tra năng suất lúa xuân năm 1990 của 31 tỉnh thành từ Nghệ An trở vào, người điều tra lập được bảng 28:

a) Lập bảng “tần số”.

b) Dựng biểu đồ đoạn thẳng.

c) Tính số trung bình cộng.

Bài giải:

a) Dựa vào bảng thống kê ta lập được bảng “tần số” như sau:

Năng suất (x) 20 25 30 35 40 45 50
Tần số (n) 1 3 7 9 6 4 1 N = 31

b) Dựng biểu đồ đoạn thẳng

c) Số trung bình cộng:

$\overline{X}$ = $\frac{20.1 + 25.3 + 30.7 + 35.9 + 40.6 + 45.4 + 50.1}{31} = 35,16$

Năng suất trung bình của vụ lúa xuân năm 1990 của 31 tỉnh thành từ Nghệ An trở vào là $35,16$ (tạ/ha)


2. Giải bài 21 trang 23 sgk Toán 7 tập 2

Sưu tầm trên sách, báo một biểu đồ (đoạn thẳng, hình chữ nhật hoặc hình quạt) về một vấn đề nào đó và nêu nhận xét.

Bài giải:

Các em có thể chọn 1 trong 2 ví dụ sau đây:

Ví dụ: thành phần của không khí được minh họa bằng biểu đồ sau:

Nhìn vào biểu đồ ta thấy không khí là một hỗn hợp gồm nhiều chất, trong đó khí Nitơ chiếm 78%, khí Oxy chiếm 21%, còn lại là các chất khác như khí Cacbonic, Argon….

Ví dụ: Kết quả học tập cuối học kì I của học sinh khối 7 ở trường THCS A được minh họa bằng biểu đồ hình quạt như sau:

Nhận xét:

– Đa số học sinh khối 7 của trường THCS A có trình đồ học tập đạt trung bình (50%) cuối học kì I.

– Tỉ lệ học sinh giỏi còn ít, chiếm 5%.

– Số học sinh yếu kém còn nhiều (15%+5%)=20%

Vậy học sinh khối 7 cần phải cố gắng học tập tốt hơn.


Bài trước:


Xem thêm:

Chúc các bạn làm bài tốt cùng giải bài tập sgk toán lớp 7 với giải bài 20 21 trang 23 sgk toán 7 tập 2!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com