Nội Dung
Bài §8. Quy tắc dấu ngoặc, chương II – Số nguyên, sách giáo khoa toán 6 tập một. Nội dung bài giải bài 57 58 59 60 trang 85 sgk toán 6 tập 1 bao gồm tổng hợp công thức, lý thuyết, phương pháp giải bài tập phần số học có trong SGK toán để giúp các em học sinh học tốt môn toán lớp 6.
Lý thuyết
1. Quy tắc dấu ngoặc
– Khi bỏ dấu ngoặc có dấu $“-“$ đằng trước, ta phải đổi dấu tất cả các số hạng trong dấu ngoặc: dấu $“+”$ thành dấu $“-“$ và dấu $“-“$ thành dấu $“+”.$
– Khi bỏ dấu ngoặc có dấu $“+”$ đằng trước thì dấu các số hạng trong ngược vẫn giữ nguyên.
Ví dụ: Tính nhanh
a) 324 + [112 + (112 + 324)]
b) (-257) – [(-257 + 156) – 56].
Bài giải:
a) 324 + [112 + (112 + 324)]
= 324 + [112 – 112 – 324]
= 324 – 324 = 0
b) (-257) – [(-257 + 156) – 56]
= -257 – (-257 + 156) + 56
= -257 + 257 – 156 + 56 = -100
2. Tổng đại số
Vì phép trừ có thể diễn tả thành phép cộng (cộng với số đối của số trừ) nên một dãy các phép tính cộng, trừ các số nguyên được gọi là một tổng đại số.
Khi viết một tổng đại số, để cho đơn giản, sau khi chuyển các phép trừ thành phép cộng (với số đối), ta có thể bỏ tất cả các dấu của phép cộng và dấu ngoặc. Chẳng hạn:
5 + (-3) – (-6) – (+7) = 5 + (-3) + (+6) + (-7)
= 5 – 3 + 6 – 7.
Nhờ các tính chất giao hoán, kết hợp và quy tắc dấu ngoặc ta có các kết luận sau:
Trong một tổng đại số, ta có thể:
– Thay đổi tuỳ ý vị trí các số hạng kèm theo dấu của chúng.
Chẳng hạn:
a – b – c = -b + a – c = -b – c + a
97 – 150 – 47 = 97 – 47 – 150 = 50 – 150 = – 100.
– Đặt dấu ngoặc để nhóm các số hạng một cách tuỳ ý với chú ý rằng nếu trước dấu ngoặc là dấu “-“ thì phải dấu tất cả các số hạng trong ngoặc.
Chẳng hạn:
a – b – c = (a – b) – c = a – ( b + c)
284 – 75 – 25 = 284 – (75 + 25) = 284 – 100 = 184.
Chú ý: Nếu không sợ nhầm lẫn, ta có thể có thể nói gọn tổng đại số là tổng.
Dưới đây là phần Hướng dẫn trả lời các câu hỏi có trong bài học cho các bạn tham khảo. Các bạn hãy đọc kỹ câu hỏi trước khi trả lời nhé!
Câu hỏi
1. Trả lời câu hỏi 1 trang 83 sgk Toán 6 tập 1
a) Tìm số đối của: $2, (-5), 2 + (-5)$.
b) So sánh số đối của tổng $2 + (-5)$ với tổng các số đối của $2$ và $(-5).$
Trả lời:
a) Số đối của $2$ là: $-2$.
Số đối của $(-5)$ là: $5$.
Số đối của $2 + (-5) = – ( 5 -2) = – 3$ là: $3$.
b) Tổng các số đối của $2$ và $(-5)$ là:
$(-2) + 5 = 5 – 2 = 3$.
Suy ra số đối của tổng $2 + (-5)$ bằng tổng các số đối của $2$ và $(-5).$
2. Trả lời câu hỏi 2 trang 83 sgk Toán 6 tập 1
Tính và so sánh kết quả của:
a) $7 + (5 – 13)$ và $7 + 5 + (-13)$.
b) $12 – (4 – 6)$ và $12 – 4 + 6$.
Trả lời:
Ta có:
a) $7 + ( 5 – 13 ) = 7 + ( -8) = -1$
$7 + 5 + (-13) = 12 + (-13) = -1$
Kết quả của hai phép tính trên bằng nhau.
b) $12 – ( 4 – 6 ) = 12 – ( -2) = 14$
$12 – 4 + 6 = 8 + 6 = 14$
Kết quả của hai phép tính trên bằng nhau.
3. Trả lời câu hỏi 3 trang 84 sgk Toán 6 tập 1
Tính nhanh:
a) $(768 – 39) – 768$;
b) $(-1579) – (12 – 1579)$.
Trả lời:
a) $(768 – 39 ) – 768$
$= ( 768 – 768 ) – 39$ $= 0 – 39$ $= – 39$
b) $( -1579 ) – ( 12 – 1579 )$
$= -1579 + 1579 – 12$ $= 0 – 12$ $= – 12$
Dưới đây là Hướng dẫn giải bài 57 58 59 60 trang 85 sgk toán 6 tập 1. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi giải nhé!
Bài tập
Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp giải bài tập phần số học 6 kèm bài giải chi tiết bài 57 58 59 60 trang 85 sgk toán 6 tập 1 của bài §8. Quy tắc dấu ngoặc trong chương II – Số nguyên cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết bài giải từng bài tập các bạn xem dưới đây:
1. Giải bài 57 trang 85 sgk Toán 6 tập 1
Tính tổng:
a) $(-17) + 5 + 8 + 17$;
b) $30 + 12 + (-20) + (-12)$;
c) $(-4) + (-440) + (-6) + 440$;
d) $(-5) + (-10) + 16 + (-1)$.
Bài giải:
Mỗi phép tính đã cho là một tổng đại số, nên ta có thể thay đổi vị trí và dùng dấu ngoặc để nhóm các số hạng.
a) $(-17) + 5 + 8 + 17$
$= [(-17) + 17] + 13$
$= 0 + 13 = 13$
b) $30 + 12 + (-20) + (-12)$
$= [12 +(-12)] + [30 + (-20)]$
$= 0 + 10 = 10$
c) $(-4) + (- 440) + (-6) + 440$
$= [(-440) + 440] + [(-4) + (-6)]$
$= 0 + (-10) = -10$
d) $(-5) + (-10) + 16 + (-1)$
$= [(-5) + (-1) + (-10)] + 16$
$= (-16) + 16 = 0$
2. Giải bài 58 trang 85 sgk Toán 6 tập 1
Đơn giản biểu thức:
a) $x + 22 + (-14) + 52$.
b) $(-90) – (p + 10) + 100$.
Bài giải:
Ta vẫn dùng phép biến đổi một tổng đại số để đơn giản những biểu thức trên.
a) $x + 22 + (-14) + 52$
$= x + (-14) + 74 = x + 60$
b) $(-90) – (p + 10) + 100$
$= [(-90) + (-10) ] + (-p) + 100$
$= [(-100) + 100] – p = -p.$
3. Giải bài 59 trang 85 sgk Toán 6 tập 1
Tính nhanh các tổng sau:
a) $(2736 – 75) – 2736$.
b) $(-2002) – (57 – 2002)$.
Bài giải:
a) $(2736 – 75) – 2736$
$= (2736 – 2736) – 75$
$= 0 – 75 = -75$
b) $(-2002) – (57 – 2002)$
$= (-2002) – 57 + 2002$
$= (-2002 + 2002) – 57$
$= 0 – 57 = -57$
4. Giải bài 60 trang 85 sgk Toán 6 tập 1
Bỏ dấu ngoặc rồi tính:
a) $(27 + 65) + (346 – 27 – 65)$
b) $(42 – 69 + 17) – (42 + 17)$
Bài giải:
a) $(27 + 65) + ( 346 – 27 – 65)$
$= 27 + 65 + 346 – 27 – 65$
$= (27 – 27) + (65 – 65) + 346 = 346$
b) $(42 – 69 + 17) – ( 42 + 17)$
$= 42 – 69 + 17 – 42 – 17$
$= (42 – 42) + (17 – 17) – 69$
$= 0 + 0 – 69 = – 69$
Bài trước:
Bài tiếp theo:
Xem thêm:
- Các bài toán 6 khác
- Để học tốt môn Vật lí lớp 6
- Để học tốt môn Sinh học lớp 6
- Để học tốt môn Ngữ văn lớp 6
- Để học tốt môn Lịch sử lớp 6
- Để học tốt môn Địa lí lớp 6
- Để học tốt môn Tiếng Anh lớp 6
- Để học tốt môn Tiếng Anh lớp 6 thí điểm
- Để học tốt môn Tin học lớp 6
- Để học tốt môn GDCD lớp 6
Chúc các bạn làm bài tốt cùng giải bài tập sgk toán lớp 6 với giải bài 57 58 59 60 trang 85 sgk toán 6 tập 1!
“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com“