Luyện tập: Giải bài 84 85 86 87 88 89 trang 92 93 sgk Toán 6 tập 1

Luyện tập Bài §11. Nhân hai số nguyên cùng dấu, chương II – Số nguyên, sách giáo khoa toán 6 tập một. Nội dung bài giải bài 84 85 86 87 88 89 trang 92 93 sgk toán 6 tập 1 bao gồm tổng hợp công thức, lý thuyết, phương pháp giải bài tập phần số học có trong SGK toán để giúp các em học sinh học tốt môn toán lớp 6.


Lý thuyết

1. Nhân hai số nguyên dương

Ta đã biết nhân hai số nguyên dương (hai số tự nhiên khác $0$).

Ví dụ: Tính

a) 12 .3

b) 5 .120

Bài giải:

a) 12 . 3 = 36

b) 5 .120 = 600

2. Nhân hai số nguyên âm

Quy tắc: Muốn nhân hai số nguyên âm, ta nhân hai giá trị tuyệt đối của chúng.

Ví dụ: Tính (-4) . (-25)

Bài giải:

(-4) . (-25) = 4 . 25 = 100

Nhận xét: Tích của hai số nguyên âm là một số nguyên dương.

3. Kết luận

$a . 0 = 0 . a = 0$

Nếu $a, b$ cùng dấu thì $a . b = |a| . |b|$

Nếu $a, b$ khác dấu thì $a . b = -(|a| . |b|)$

Chú ý: Cách nhận biết dấu của tích:

(+) . (+) → (+)

(-) . (-) → (+)

(+) . (-) → (-)

(-) . (+) → (-)

$a . b = 0$ thì hoặc $a = 0$ hoặc $b = 0.$

Khi đổi dấu một thừa số thì tích đổi dấu. Khi đổi dấu hai thừa số thì tích không thay đổi.

Dưới đây là Hướng dẫn giải bài 84 85 86 87 88 89 trang 92 93 sgk toán 6 tập 1. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi giải nhé!


Luyện tập

Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp giải bài tập phần số học 6 kèm bài giải chi tiết bài 84 85 86 87 88 89 trang 92 93 sgk toán 6 tập 1 của bài §11. Nhân hai số nguyên cùng dấu trong chương II – Số nguyên cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết bài giải từng bài tập các bạn xem dưới đây:

Luyện tập: Giải bài 84 85 86 87 88 89 trang 92 93 sgk toán 6 tập 1
Giải bài 84 85 86 87 88 89 trang 92 93 sgk toán 6 tập 1

1. Giải bài 84 trang 92 sgk Toán 6 tập 1

Điền các dấu $“+”, “-“$ thích hợp vào ô trống:

Bài giải:

Dấu của $a$ Dấu của $b$ Dấu của $a . b$ Dấu của $a . b^2$
+ + + +
+ +
+
+

2. Giải bài 85 trang 93 sgk Toán 6 tập 1

Tính:

a) $(-25).8$;     b) $18.(-15)$;

c) $-(1500).(-100)$;     d) $(-13)^{2}$

Bài giải:

Áp dụng quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu và quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu ta được:

a) $(-25).8=-(25.8)=-200$

b) $18.(-15)=-(18.15)=-270$

c) $-(1500).(-100)=1500.100=150000$

d) $(-13)^{2}=13^{2}=169$


3. Giải bài 86 trang 93 sgk Toán 6 tập 1

Điền số vào ô trống cho đúng:

Bài giải:

Khi biết hai thừa số ta tính tích của hai thừa số đã biết. Khi biết tích và một thừa số, ta lấy tích chia cho thừa số đã biết để tìm thừa số còn lại. Vậy ta kết quả như sau:

$a$

-15 13 -4 9

-1

$b$

6 -3 -7 -4

-8

$a.b$

-90 -39 28 -36

8


4. Giải bài 87 trang 93 sgk Toán 6 tập 1

Biết rằng $3^{2}=9$. Có còn số nguyên nào khác mà bình phương của nó cũng bằng 9?

Bài giải:

Ta có: $(-).(-) \rightarrow (+)$

Vậy vẫn còn số $(-3)^{2}=9$ vì $(-3)^{2}=(-3).(-3)$


5. Giải bài 88 trang 93 sgk Toán 6 tập 1

Cho $x \in \mathbb{Z}$. So sánh: $(-5).x$với $0$

Bài giải:

Ta có $x \in \mathbb{Z}$

$ \rightarrow x<0; x=0; x>0$

– Với $x<0$ ta có $(-5).x>0$ (vì tích của hai số nguyên âm là một số nguyên dương).

– Với $x>0$ ta có $(-5).x<0$ (vì tích của hai số nguyên khác dấu là một số nguyên âm).

– Với $x=0$ ta có $(-5).x=0$ (vì tích của một số nguyên bất kì với số 0 đều bằng $0$).


6. Giải bài 89 trang 93 sgk Toán 6 tập 1

Sử dụng máy tính bỏ túi

Dùng máy tính bỏ túi để tính:

a) $(-1356).17$;      b) $39.(-152);$

c) $(-1909).(-75)$.

Bài giải:

Các em lấy máy tính bỏ túi của mình ra thực hành. Kết quả như sau:

a) $(-1356).17 = -23052$

b) $39.(-152) = -5928$

c) $(-1909).(-75) = 143175$


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Chúc các bạn làm bài tốt cùng giải bài tập sgk toán lớp 6 với giải bài 84 85 86 87 88 89 trang 92 93 sgk toán 6 tập 1!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com