Hướng dẫn Soạn Bài 9: Lịch sự tế nhị sgk GDCD 6

Hướng dẫn soạn Bài 9: Lịch sự, tế nhị, sách giáo khoa GDCD lớp 6. Nội dung bài Soạn Bài 9: Lịch sự tế nhị sgk GDCD 6 bao gồm đầy đủ phần lý thuyết về công dân trong đời sống, pháp luật để giúp các em học sinh học tốt môn GDCD lớp 6.


Lý thuyết

1. Tình huống: Lịch sự, tế nhị

Soạn Bài 9: Lịch sự tế nhị sgk GDCD 6
Soạn Bài 9: Lịch sự tế nhị sgk GDCD 6

2. Nội dung bài học

1. Thế nào là lịch sự, tế nhị?

– Lịch sự là những cử chỉ, hành vi dùng trong giao tiếp ứng xử phù hợp với quy định của xã hội, thể hiện truyền thống đạo đức của dân tộc.

– Tế nhị là sự khéo léo sử dụng những cử chỉ, ngôn ngữ trong giao tiếp ứng xử, thể hiện là con người hiểu biết, có văn hóa

– Lịch sự, tế nhị thể hiện ở lời nói và hành vi giao tiếp, biểu hiện ở sự hiểu biết những phép tắc, những qui định của xã hội trong quan hệ người với người, thể hiện sự tôn trọng người giao tiếp và người xung quanh, thể hiện ứng xử thể hiện trình độ văn hóa, đạo đức của mỗi con người.

2. Biểu hiện của lịch sự, tế nhị

– Lịch sự, tế nhị thể hiện ở lời ăn tiếng nói, trong hành vi giao tiếp.

– Sự hiểu biết những phép tắc, những qui định chung của xã hội trong quan hệ giữa con người với con người và những người xung quanh.

3. Ý nghĩa

Lịch sự, tế nhị thể hiện trình độ văn hóa, đạo đức của con người.

4. Cách rèn luyện

– Biết tự kiểm soát bản thân trong giao tiếp, ứng xử.

– Điều chỉnh việc làm, suy nghĩa của mình phù hợp với chuẩn mực của xã hội.

Dưới đây là phần Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Gợi ý trang 21 sgk GDCD 6. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi trả lời nhé!


Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Gợi ý trang 21 sgk GDCD 6

a) Em đồng ý với cách cư xử của bạn nào trong tình huống trên ? Vì sao ?

Trả lời:

Em đồng ý với cách cư xử của bạn Tuyết, vì:

Bạn Tuyết không cắt ngang lời thầy mà chờ thầy nói hết câu mới bước ra trước cửa, đứng nghiêm rồi mới nói. Vì đi học muộn, nên bạn Tuyết rất tế nhị, lịch sự gửi lời xin lỗi đến thầy và xin phép thầy để được vào lớp. Đây là một hành vi thể hiện sự tôn sư trọng đạo, ngoan ngoãn, lễ phép. Đây còn là việc làm thể hiện sự khiêm tốn, nhã nhặn, lịch sự của bạn Tuyết khi không làm người khác khó chịu.

b) Nếu em là thầy Hùng, em sẽ có thái độ như thế nào trước hành vi của các bạn vào lớp muộn?

Trả lời:

Nếu em là thầy Hùng, đầu tiên em sẽ nhẹ nhàng nhắc nhở các bạn và nêu tấm gương bạn Tuyết để các bạn tự liên hệ rút ra khuyết điểm của mình. Sau đó, gửi lời chúc 8 – 3 đến bạn Tuyết.

Dưới đây là phần Hướng dẫn Giải bài tập trang 22 sgk GDCD 6. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi trả lời nhé!


Hướng dẫn Giải bài tập trang 22 sgk GDCD 6

a) Hãy đánh dấu X vào ô trống tương ứng những biểu hiện thể hiện sự lịch sự, tế nhị.

Biểu hiện lịch sự Biểu hiện tế nhị
– Nói dí dỏm.
– Thái độ cộc cằn.
– Cử chỉ sỗ sàng.
– Ăn nói nhẹ nhàng.
– Biết lắng nghe.
– Biết cảm ơn, xin lỗi.
– Nói trống không.
– Nói quá to.
– Quát mắng người khác.
– Biết nhường nhịn.

Trả lời:

Biểu hiện lịch sự Biểu hiện tế nhị
– Nói dí dỏm.
– Thái độ cộc cằn.
– Cử chỉ sỗ sàng.
– Ăn nói nhẹ nhàng. X
– Biết lắng nghe. X
– Biết cảm ơn, xin lỗi. X
– Nói trống không.
– Nói quá to.
– Quát mắng người khác.
– Biết nhường nhịn. X

b) Em hãy nêu một ví dụ về cách cư xử lịch sự, tế nhị mà em biết.

Trả lời:

Trường THCS B tổ chức cắm trại và ăn một bữa buffet. Vì lần đầu tiên được ăn buffet nên các bạn đều hào hứng tranh giành nhau thật nhiều đồ ăn. Duy nhất chỉ có bạn Hằng và bạn An ăn bao nhiêu lấy bấy nhiêu, đến một chút nước canh cuối cùng cũng được người hai bạn đổ vào bát uống cạn. Ăn uống xong, chỉ có hai bạn đó ở lại giúp thầy cô dọn dẹp, vệ sinh sân trường. Sau khi dọn xong, hai bạn đã rất lễ phép chào hỏi thầy cô rồi ra về.

c) Em hãy phân tích một hành vi của bản thân đã thể hiện thái độ lịch sự, tế nhị (hoặc thiếu lịch sự, thiếu tế nhị – nếu có)

Trả lời:

Học sinh tự phân tích hành vi của bản thân thể hiện rõ thái độ lịch sự, tế nhị.

Ví dụ: Không cười đùa khi đến dự đám tang, không chế giễu ngoại hình của bạn bè…

d) Tuấn và Quang rủ nhau xem ca nhạc. Vào cửa rạp, Tuấn vẫn hút thuốc lá. Quang ghé sát vào tai Tuấn nhắc nhở tắt thuốc lá. Nhưng Tuấn lại trả lời để mọi người xung quanh nghe thấy: “Việc gì phải tắt thuốc lá”

Em hãy phân tích những hành vi, cử chỉ của Tuấn và Quang trong tình huống trên.

Trả lời:

– Hành vi của Tuấn là thiếu lịch sự, tế nhị vì: hút thuốc nơi công cộng làm ảnh hưởng đến mọi người. Đã được nhắc nhở khéo léo nhưng Tuấn vẫn cố tình hút mà còn nói to, gây khó chịu cho người khác. Đây là hành vi thiếu lịch sự, tế nhị.

– Hành vi của Quang thì trái ngược hoàn toàn với Tuấn. Khi thấy bạn hút thuốc, Quang không nói to (vì sợ làm bạn xấu hổ) mà góp ý rất chân thành, nhẹ nhàng. Đây là hành vi của người tế nhị, lịch sự, biết tôn trọng người khác.


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Soạn Bài 9: Lịch sự tế nhị sgk GDCD 6 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài môn GDCD lớp 6 thật tốt!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com