Trả lời câu hỏi 1 2 3 4 bài 26 trang 79 sgk Địa lí 6

Bài 26: Đất. Các nhân tố hình thành đất, chương II: Các thành phần tự nhiên của Trái Đất, sách giáo khoa địa lí lớp 6. Nội dung trả lời câu 1 2 3 4 bài 26 trang 79 sgk địa lí 6 bao gồm đầy đủ kiến thức lý thuyết, thực hành vẽ biểu đồ và bài tập có trong SGK để giúp các em học tốt môn địa lí lớp 6.


Lý thuyết

1. Lớp đất trên bề mặt lục địa

Lớp vật chất mỏng, vụn bở, bao phủ trên bề mặt các lục địa gọi là lớp đất (thổ nhưỡng).

2. Thành phần và đặc điểm của thổ nhưỡng

– Thành phần khoáng

+ Chiếm phần lớn trọng lượng của đất.

+ Gồm: Những hạt khoáng có màu sắc loang lổ, kích thước to, nhỏ khác nhau.

– Thành phần hữu cơ

+ Chiếm một tỉ lệ nhỏ.

+ Tồn tại trong tầng trên cùng của lớp đất.

+ Tầng này có màu xám thẫm hoặc đen.

+ Ngoài ra, trong đất còn có nước và không khí.

+ Đất có tính chất quan trọng là độ phì. Độ phì là khả năng cung cấp cho thực vật nước, các chất dinh dưỡng và các yếu tố khác như nhiệt độ, không khí, để thực vật sinh trưởng và phát triển.

3. Các nhân tố hình thành đất

– Đá mẹ: Sinh ra thành phần khoáng trong đất.

– Sinh vật: Sinh ra thành phần hữu cơ.

– Khí hậu: Gây thuận lợi hoặc khó khăn cho quá trình phân giải chất khoáng và hữu cơ trong đất.

– Ngoài ra, sự hình thành đất còn chịu ảnh hưởng của địa hình và thời gian.

Trước khi đi vào trả lời câu 1 2 3 4 bài 26 trang 79 sgk địa lí 6 chúng ta hãy trả lời câu hỏi có trong bài học sau đây:


Thảo luận

Câu hỏi 1: 

Quan sát mẫu đất ở hình 66, nhận xét về màu sắc và độ dày của các tầng đất khác nhau?

Trả lời:

– Có 3 tầng:

+ Tầng A: tầng chứa mùn

+ Tầng B: tầng tích tụ

+ Tầng C: tầng đá mẹ

– Tầng dày nhất là tầng B, đến tầng A và mỏng nhất là tầng C

– Màu sắc:

+ Tầng A màu xám đậm

+ Tầng B màu vàng, cam

+ Tầng C màu vàng xen lẫn màu đen

→ Màu sắc và độ dày của mỗi tầng là không giống nhau

Câu hỏi 2:

Dựa vào những kiến thức đã học ở Tiểu học, hãy cho biết nguồn gốc của thành phần khoáng trong đất.

Trả lời:

Thành phần khoáng: Có nguồn gốc từ các sản phẩm phong hóa đá gốc. Căn cứ vào tỉ lệ các loại hạt (thành phần đá và khoáng chất) trong đất người ta chia đất ra làm 3 loại chính: đất cát, đất thịt và đất sét. Chúng có các tỉ lệ các hạt cát, limon và sét khác nhau.

Câu hỏi 3:

Dựa vào những kiến thức đã học ở Tiểu học, hãy cho biết nguồn gốc của thành phần hữu cơ trong đất?

Trả lời:

Chất hữu cơ: Từ các sinh vật sống như rễ cây, các loại vi khuẩn, sâu bọ, giun dế và xác động thực vật bị phân huỷ…

Câu hỏi 4: 

Trong sản xuất nông nghiệp, con người đã có biện pháp gì để làm tăng độ phì của đất (làm cho đất tốt). Hãy trình bày một số biện pháp làm tăng độ phì mà em biết?

Trả lời:

– Các biện pháp làm tăng độ phì của đất:

+ Làm đất (cày, bừa, xáo, xới..).

+ Bón phân hữu cơ, vô cơ cho đất.

+ Bón vôi cải tạo đất.

+ Thau chua, rửa mặn.

+ Làm thuỷ lợi để tưới tiêu cho đất.

– Một số biện pháp làm tăng độ phì của đất:

+ Trồng xen canh các loại cây (khi trồng lúa xong ta có thể trồng các loại đậu, rau màu…v…v) sẽ làm tăng vi sinh vật cố định đạm trong đất tăng độ phì nhiêu cho đất

+ Khi thu hoạch xong phải cày ải phơi đất thật lâu để cho đất có độ tơi xốp và thoáng khí.

+ Tăng cường bón các loại phân chuồng hoai mục, hạn chế bón phân hóa học nhiều sẽ làm cho đất chai và tăng độ axit (đất sẽ mặn hơn)

+ Bón vôi cho đất để diệt khuẩn và làm giảm độ axit (nếu có)…

Dưới đây là trả lời câu 1 2 3 4 bài 26 trang 79 sgk địa lí 6. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi giải nhé!


Câu hỏi và bài tập

Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp trả lời câu hỏi, giải bài tập địa lí 6 kèm câu trả lời chi tiết câu 1 2 3 4 bài 26 trang 79 sgk địa lí 6 của Bài 26: Đất. Các nhân tố hình thành đất trong chương II: Các thành phần tự nhiên của Trái Đất cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết câu trả lời từng câu hỏi các bạn xem dưới đây:

1. Trả lời câu 1 bài 26 trang 79 sgk Địa lí 6

Đất (hay thổ nhưỡng) gồm những thành phần nào?

Trả lời:

Đất (hay thổ nhưỡng) gồm các thành phần:

– Khoáng chất do đá mẹ bị phá huỷ mà thành.

– Chất hữu cơ do xác sinh vật cung cấp cho đất.

– Nước và không khí tồn tại trong các khe hở của các hạt đất.


2. Trả lời câu 2 bài 26 trang 79 sgk Địa lí 6

Chất mùn có vai trò như thế nào trong lớp thổ nhưỡng?

Trả lời:

Chất mùn có vai trò rất quan trọng trong đất vì chúng là nguồn thức ăn cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sống trên mặt đất.


3. Trả lời câu 3 bài 26 trang 79 sgk Địa lí 6

Độ phì của đất là gì?

Trả lời:

Độ phì của đất là khả năng cung cấp các chất dinh dưỡng, nước, nhiệt, khí để cho thực vật sinh sống.


4. Trả lời câu 4 bài 26 trang 79 sgk Địa lí 6

Con người có vai trò như thế nào đối với độ phì trong lớp đất?

Trả lời:

Độ phì của đất cao hay thấp tuỳ thuộc vào điều kiện tự nhiên và con người trong việc canh tác. Trong sản xuất nông nghiệp, con người đã tiến hành các biện pháp như: cày sâu, bừa kĩ, bón phân, tưới nước, thau chua, rửa mặn… nhằm làm tăng độ phì cho đất. Nhờ vậy, năng suất cây trồng ngày càng cao. Vì thế vai trò của con người rất quan trọng.


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Chúc các bạn làm bài tốt cùng giải bài tập sgk địa lí lớp 6 với trả lời câu 1 2 3 4 bài 26 trang 79 sgk địa lí 6!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com