Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 3 4 5 Bài 37 trang 125 sgk Sinh học 6

Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Bài 37: Tảo, sách giáo khoa sinh học lớp 6. Nội dung bài Trả lời câu hỏi 1 2 3 4 5 Bài 37 trang 125 sgk Sinh học 6 bao gồm đầy đủ lý thuyết, các khái niệm, phương pháp giải, công thức, chuyên đề sinh học, … có trong SGK để giúp các em học tốt môn sinh học lớp 6.


Lý thuyết

1. Cấu tạo của tảo

a) Quan sát tảo xoắn (tảo nước ngọt)

Trả lời câu hỏi 1 2 3 4 5 bài 37 trang 125 sgk sinh học 6
Hinh 37.1. Hình dạng và cấu tạo tế bào của một phân sợi tảo xoắn

– Cơ thể có dạng sợi, màu xanh lục, trơn, nhớt.

– Cấu tạo cơ thể tảo: Mỗi sợi tảo xoắn gồm nhiều tế bào hình chữ nhật xếp nối tiếp nhau.

– Cấu tạo gồm: Vách tế bào, nhân và thể màu chứa diệp lục màu xanh.

– Sinh sản:

+ Sinh dưỡng bằng cách đứt đoạn.

+ Kết hợp hai tế bào thành hợp tử cho ra sợi tảo mới.

b) Quan sát rong mơ (Tảo nước mặn)

Hinh 37.2. Một đoạn rong mơ
Hinh 37.2. Một đoạn rong mơ

– Rong mơ có màu nâu.

– Cơ thể có hình dạng gần giống cây xanh có hoa.

– Cấu tạo tế bào ngoài chất diệp lục còn có chất phụ màu nâu.

– Ngoài sinh sản sinh dưỡng rong mơ còn sinh sản hữu tính.

2. Một vài tảo khác thường gặp

a) Tảo đơn bào

Tảo tiểu cầu và tảo silic
Tảo tiểu cầu và tảo silic

b) Tảo đa bào

Một số loại tảo nước ngọt và nước mặn
Một số loại tảo nước ngọt và nước mặn
Bài 37: Tảo
Một số loại tảo khác

c) Đặc điểm chung của tảo

Tảo là thực vật bậc thấp vì:

– Hầu hết sống ở nước.

– Cơ thể gồm một hoặc nhiều tế bào, chưa phân hóa mô

– Có màu sắc khác nhau nhưng luôn có chất diệp lục.

– Sinh sản sinh dưỡng hoặc sinh sản hữu tính

3. Vai trò của tảo

– Có lợi:

+ Cung cấp oxi và làm thức ăn cho động vật nhỏ ở nước.

+ Một số tảo cung cấp thức ăn cho người, gia súc, làm thuốc, phân bón,…

Lợi ích của tảo

Lợi ích của tảo

– Có hại:

+ Một số tảo đơn bào sinh sản nhanh làm “nước nở hoa” gây chết cá.

+ Tảo xoắn, tảo vòng sống trong ruông lúa làm lúa khó đẻ nhánh.

Mặt có hại của tảo
Mặt có hại của tảo

Trước khi đi vào phần Trả lời câu hỏi 1 2 3 4 5 Bài 37 trang 125 sgk Sinh học 6 chúng ta cùng trả lời các câu hỏi thảo luận giữa bài (Phần quan sát, thảo luận) sau đây:


Quan sát, thảo luận

Trả lời câu hỏi trang 123 sgk Sinh học 6

∇ Bằng mắt thường hãy chú ý đến màu sắc và kích thước của sợi tảo. Sau đó hãy quan sát kĩ H.37.1 (phóng đại qua kính hiển vi một phần sợi tảo). Nêu nhận xét về hình dạng và cấu tạo của tảo xoắn.

Trả lời:

– Màu xanh lục, sợi mảnh dài.

– Cấu tạo: từ các tế bào có dạng hình chữ nhật nối tiếp nhau, mỗi tế bào có 1 nhân, vách tế bào, có thể màu có cấu tạo từ diệp lục.
∇ Quan sát một đoạn rong mơ trên mẫu thật hoặc qua hình vẽ (H.37.2). Nhận xét đặc điểm của rong mơ.

Trả lời:

– Rong mơ có màu nâu vì trong tế bào ngoài chất diệp lục còn có chất màu phụ màu nâu.

– Ngoài sinh sản sinh dưỡng, rong mơ còn sinh sản hữu tính (kết hợp giữa tinh trùng và noãn cầu).

Dưới đây là phần Trả lời câu hỏi 1 2 3 4 5 Bài 37 trang 125 sgk Sinh học 6. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi trả lời nhé!


Câu hỏi

Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp trả lời các câu hỏi và bài tập có trong sgk sinh học lớp 6 kèm câu trả lời chi tiết câu hỏi 1 2 3 4 5 Bài 37 trang 125 sgk Sinh học 6 cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết câu trả lời từng câu hỏi và bài tập các bạn xem dưới đây:

1. Trả lời câu hỏi 1 Bài 37 trang 125 sgk Sinh học 6

Nêu đặc điểm cấu tạo của tảo xoắn và rong mơ. Giữa chúng có những điểm gì khác nhau và điểm gì giống nhau?

Trả lời:

– Đặc điểm cấu tạo của tảo xoắn và rong mơ:

+ Tảo xoắn : Cơ thể đa bào. có màu lục, hình sợi. Chúng sinh sản sinh dưỡng bằng cách đứt ra thành những tảo mới và sinh sản hữu tính bằng tiếp hợp.

+ Rong mơ: cơ thể đa bào. có màu nâu. dạng cành cây. Chúng sinh sản sinh dưỡng và sinh sản hữu tính (có sự kết hợp giữa tinh trùng và noãn cầu).

– Điếm giống và khác nhau giữa tảo xoẳn và rong mơ

+ Những điểm giống nhau:

• Đều thuộc nhóm thực vật bậc thấp. Cơ thể chưa có rễ, thân, lá thật sự.

• Đều phân bố trong môi trường nước.

• Tế bào cấu tạo cơ thể đã có nhân hoàn chỉnh. Trong tế bào có chất diệp lục.

• Dinh dưỡng bằng hình thức tự dưỡng: tự chế tạo chất hữu cơ quan quang hợp tử nước và khí cacbônic.

• Ngoài sinh sản sinh dưỡng, còn có sinh sản hữu tính.

+ Những điếm khác nhau:

Tảo xoắn Rong mơ
Phân bố Môi trường nước ngọt (ao. hồ, đầm…) Môi trường nước mặn (biển)
Cấu tạo Có màu lục do chỉ chứa chất diệp lục. Cơ thể có dạng sợi Ngoài diệp lục còn có màu nâu do có chất sắc tố phụ màu nâu. Cơ thể có dạng cành cây.
Sinh sản Sinh sản hữu tính bằng cách tiếp hợp giữa hai tế bào gần nhau. Sinh sản hữu tính bằng cách kết hợp giữa tinh trùng và noãn cầu.

2. Trả lời câu hỏi 2 Bài 37 trang 125 sgk Sinh học 6

Tại sao không thể coi rong mơ như một cây xanh thật sự?

Trả lời:

– Không thể coi rong mơ như một cây xanh thật sự là vì:

– Mặc dù rong mơ cũng có dạng giống như một cây xanh (thân, lá, quả) nhưng đó không phải là thân. lá… thật sự. bộ phận giống quả chỉ là những phao nổi, bên trong chứa khí, giúp rong mơ có thế đứng thẳng trong nước.


3. Trả lời câu hỏi 3 Bài 37 trang 125 sgk Sinh học 6

Sau khi tìm hiểu một vài tảo, em có nhận xét gì về tảo nói chung? (phân bố, cấu tạo).

Trả lời:

Nhận xét chung về các loài tảo (phân bố và cấu tạo):

– Phân bố: Chúng sống ở môi trường nước ngọt (tảo xoắn) và ở môi trường nước biển (rong mơ).

– Cấu tạo: cơ thể đơn hào hay đa bào, có cấu tạo đơn giản, (chưa có rễ, thân, lá), có thể màu trong cấu tạo tế bào.


4. Trả lời câu hỏi 4 Bài 37 trang 125 sgk Sinh học 6

Đánh dấu \(\checkmark\) vào \(\Box\) cho ý trả lời đúng trong câu sau:

Tảo là thực vật bậc thấp vì:

\(\Box\) Cơ thể có cấu tạo đơn bào.

\(\Box\) Sống ở nước.

\(\Box\) Chưa có rễ, thân, lá thật sự.

Trả lời:

\(\Box\) Cơ thể có cấu tạo đơn bào.

\(\Box\) Sống ở nước.

\(\checkmark\) Chưa có rễ, thân, lá thật sự.


5. Trả lời câu hỏi 5 Bài 37 trang 125 sgk Sinh học 6

Quan sát bằng mắt thường một cốc nước máy hoặc nước mưa và một cốc nước ao hoặc nước hồ lấy ở trên mặt, chỗ có nhiều váng càng tốt, em thấy có gì khác nhau về màu nước. Giải thích?

Trả lời:

– Nước máy hoặc nước mưa không màu, trong suốt. Nước ao hoặc nước hồ có màu xanh nhạt (như màu đọt chuối non), xanh đậm hoặc vàng nâu,…

– Giải thích:

+ Nước máy đã qua xử lí, nước mưa là các giọt hơi nước ngưng tụ trong không khí và rơi xuống nên sẽ không có sự xuất hiện của các loại tảo.

+ Nước ao, hồ có màu và có váng do 1 số loại tảo phát triển. Màu nước phụ thuộc từng loại tảo: nếu nước có tảo lục, tảo xoắn, thì sẽ có màu lục nhạt; nếu nước có màu xanh đậm thì trong nước có tảo lam; nếu nước có màu vàng nâu thì trong nước có tảo silic;…


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Trả lời câu hỏi 1 2 3 4 5 Bài 37 trang 125 sgk Sinh học 6 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài môn Sinh học lớp 6 thật tốt!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com