Trả lời câu hỏi 1 2 3 bài 25 trang 125 sgk Lịch sử 7

Hướng dẫn trả lời câu hỏi Bài 25 – Phong trào Tây Sơn, Chương V. Đại Việt ở các thế kỉ XVI – XVIII, sách giáo khoa Lịch sử lớp 7. Nội dung trả lời câu hỏi 1 2 3 bài 25 trang 125 sgk Lịch sử 7 bao gồm đầy đủ kiến thức lý thuyết và bài tập có trong SGK để giúp các em học tốt môn lịch sử lớp 7.


Lý thuyết

II. Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn và đánh tan quân xâm lược Xiêm

1. Lật đổ chính quyền họ Nguyễn

Mùa thu năm 1773, nghĩa quân Tây Sơn đã kiểm soát phần lớn phủ Quy Nhơn. Tháng 9 năm đó, nghĩa quân hạ được phủ thành. Chỉ trong vòng một năm (đến giữa năm 1774), nghĩa quân kiểm soát một vùng rộng lớn từ Quảng Nam ở phía bắc đến Bình Thuận ở phía nam.

Biết tin Tây Sơn nổi dậy, chúa Trịnh ở Đàng Ngoài phái mấy vạn quân vào đánh chiếm Phú Xuân (Huế). Chúa Nguyễn chống lại không nổi, vượt biển vào Gia Định.

Nghĩa quân Tây Sơn ở vào thế bất lợi : phía bắc có quân Trịnh, phía nam còn quân Nguyễn. Nguyễn Nhạc phải tạm hoà hoãn với quân Trịnh để dồn sức đánh Nguyễn. Từ năm 1776 đến năm 1783, nghĩa quân Tây Sơn đã bốn lần đánh vào Gia Định.

Trong lần tiến quân năm 1777, Tây Sơn bắt giết được chúa Nguyễn, chỉ còn Nguyễn Ánh chạy thoát. Chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong đến đây bị lật đổ.

2. Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút (1785)

Sau nhiều lần thất bại, Nguyễn Ánh cầu cứu vua Xiêm. Cuối tháng 7 -1784, quân Xiêm kéo vào Gia Định : 2 vạn quân thuỷ đổ bộ lên Rạch Giá (Kiên Giang), 3 vạn quân bộ xuyên qua Chân Lạp tiến vào cần Thơ.

Cuối năm đó, quân Xiêm đã chiếm hết miền Tây Gia Định (các tỉnh miền Tây Nam Bộ). Giặc kiêu căng, hung bạo, mặc sức đốt phá, giết người, cướp vàng bạc chở về nước. Nhân dân Gia Định nung nấu căm thù quân Xiêm xâm lược.

Tháng 1 – 1785, Nguyễn Huệ được lệnh tiến quân vào Gia Định. Nguyễn Huệ đóng đại bản doanh ở Mĩ Tho, chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút (Châu Thành – Tiền Giang) làm trận địa quyết chiến.

Bố trí xong trận địa, mờ sáng ngày 19 – 1 – 1785, Nguyễn Huệ dùng mưu nhử quân địch vào trận địa mai phục. Thuỷ binh ta từ Rạch Gầm, Xoài Mút và cù lao Thới Sơn đồng loạt xông thẳng vào đội hình địch đang xuôi theo dòng nước.

Bị tấn công bất ngờ và mãnh liệt, chiến thuyền quân Xiêm tan tác hoặc bị đốt cháy. Binh lính Xiêm bị tiêu diệt gần hết, chỉ còn vài nghìn tên Sống sót theo đường bộ chạy về nước. Nguyễn Anh thoát chết, sang Xiêm lưu vong.
Trận Rạch Gầm – Xoài Mút là một trong những trận thuỷ chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân ta, đập tan âm mưu xâm lược của phong kiến Xiêm.

Trước khi đi vào Hướng dẫn trả lời câu hỏi 1 2 3 bài 25 trang 125 sgk Lịch sử 7 chúng ta hãy trả lời câu hỏi in nghiêng giữa bài (Câu hỏi thảo luận trên lớp) sau đây:


Thảo luận

Trả lời câu hỏi trang 122 sgk Lịch sử 7

Tại sao Nguyễn Nhạc phải hòa hoãn với quân Trịnh?

Trả lời:

Nguyễn Nhạc phải hòa hoãn với quân Trịnh vì: Lúc bấy giờ, nghĩa quân Tây Sơn đang rơi vào tình thế bất lợi: phía Bắc có quân Trịnh, phía Nam có quân Nguyễn. Nguyễn Nhạc phải hòa hoãn với quân Trịnh để tập trung đánh Nguyễn, dồn sức tấn công vào Gia Định.

Dưới đây là Hướng dẫn trả lời câu hỏi 1 2 3 bài 25 trang 125 sgk Lịch sử 7. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi giải nhé!


Câu hỏi

Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp trả lời câu hỏi lịch sử 7 kèm câu trả lời chi tiết câu hỏi 1 2 3 bài 25 trang 125 sgk Lịch sử 7 của Bài 25 – Phong trào Tây Sơn của Chương V. Đại Việt ở các thế kỉ XVI – XVIII trong Phần hai. Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết câu trả lời từng câu hỏi các bạn xem dưới đây:

Trả lời câu hỏi 1 2 3 bài 25 trang 125 sgk Lịch sử 7
Trả lời câu hỏi 1 2 3 bài 25 trang 125 sgk Lịch sử 7

1. Trả lời câu hỏi 1 bài 25 trang 125 sgk Lịch sử 7

Tại sao Nguyễn Huệ chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa quyết chiến ?

Trả lời:

Nguyễn Huệ chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa quyết chiến vì:

Đoạn sông này có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi: Đoạn sông từ Rạch Gầm đến Xoài Mút dài khoảng 6 km, rộng hơn 1 km, có chỗ gần 2 km. Hai bờ sông cây cối rập rạm, giữ bờ sông có cù lao Thới Sơn. Địa hình thuận lợi cho việc đặt phục binh.


2. Trả lời câu hỏi 2 bài 25 trang 125 sgk Lịch sử 7

Dựa vào lược đồ, em hãy trình bày diễn biến trận Rạch Gầm – Xoài Mút.

Trả lời:

Diễn biến trận Rạch Gầm – Xoài Mút:

– Cuối tháng 7/1784 quân Xiêm kéo vào Gia Định với âm mưu xâm lược nước ta.

– Tháng 1 – 1785, Nguyễn Huệ được lệnh tiến quân vào Gia Định. Nguyễn Huệ đóng đại bản doanh ở Mĩ Tho, chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút (Châu Thành – Tiền Giang) làm trận địa quyết chiến.

– Bố trí xong trận địa, mờ sáng ngày 19 – 1 – 1785, Nguyễn Huệ dùng mưu nhử quân địch vào trận địa mai phục. Thuỷ binh ta từ Rạch Gầm, Xoài Mút và cù lao Thới Sơn đồng loạt xông thẳng vào đội hình địch đang xuôi theo dòng nước.

– Bị tấn công bất ngờ và mãnh liệt, chiến thuyền quân Xiêm tan tác hoặc bị đốt cháy. Binh lính Xiêm bị tiêu diệt gần hết, chỉ còn vài nghìn tên Sống sót theo đường bộ chạy về nước. Nguyễn Anh thoát chết, sang Xiêm lưu vong.

⇒ Kết thúc thắng lợi.


3. Trả lời câu hỏi 3 bài 25 trang 125 sgk Lịch sử 7

Theo em, chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút có ý nghĩa quan trọng như thế nào?

Trả lời:

Ý nghĩa trận Rạch Gầm – Xoài Mút: Trận Rạch Gầm – Xoài Mút là một trong những trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm nở nước ta. Nó đã đập tan âm mưu xâm lược của phong kiến Xiêm.


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Chúc các bạn làm bài tốt cùng giải bài tập sgk lịch sử lớp 7 với trả lời câu hỏi 1 2 3 bài 25 trang 125 sgk Lịch sử 7!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com