Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 Bài 40 trang 134 sgk Sinh học 6

Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Bài 40: Hạt trần – Cây thông, sách giáo khoa sinh học lớp 6. Nội dung bài Trả lời câu hỏi 1 2 Bài 40 trang 134 sgk Sinh học 6 bao gồm đầy đủ lý thuyết, các khái niệm, phương pháp giải, công thức, chuyên đề sinh học, … có trong SGK để giúp các em học tốt môn sinh học lớp 6.


Lý thuyết

1. Cơ quan sinh dưỡng của cây thông

Cơ quan sinh dưỡng của cây thông
Cơ quan sinh dưỡng của cây thông

– Rễ: to, khoẻ, mọc sâu.

– Thân gỗ, phân nhiều cành, có vỏ ngoài nâu, xù xì.

– Lá nhỏ, hình kim, mọc từ 2 – 3 lá trên một cành con.

2. Cơ quan sinh sản (nón)

Cấu tạo nón thông:

Nón đực Nón cái
Kích thước, màu sắc Nhỏ, màu vàng Lớn hơn nón đực
Phân bố Mọc thành cụm Mọc riêng lẻ từng chiếc
Cấu tạo Gồm trục nón + Vảy (nhị) mang túi phấn + Túi phấn chứa các hạt phấn Gồm: Trục nón + Vảy (lá noãn) + Noãn

3. Giá trị của cây Hạt trần

Bài 40: Hạt trần - Cây thông

– Rừng thông nhả ra môi trường khí ozon có khả năng diệt vi trùng lao, nên ở các bệnh viện lao thường trồng thông xung quanh để có môi trường trong sạch.

– Trang trại nuôi bò sữa ở Mộc Châu, Ba Vì cũng áp dụng đặc tính này của lá thông để trồng thông ở nơi chăn thả bò, bò sữa phát triển trong môi trương càng sạch thì chất lượng sữa càng tốt.

– Vỏ thông chiết ra được chất ô xi hóa giúp nhanh phục hồi chí nhớ sau chấn thương não,..

4. Sơ đồ tư duy

Trước khi đi vào phần Trả lời câu hỏi 1 2 Bài 40 trang 134 sgk Sinh học 6 chúng ta cùng trả lời các câu hỏi thảo luận giữa bài (Phần quan sát, thảo luận) sau đây:


Quan sát, thảo luận

Trả lời câu hỏi trang 132 sgk Sinh học 6

∇ Quan sát và ghi lại các đặc điểm của cành, lá thông (H.40.2).

Trả lời:

– Thân có vảy sần

– Cành ít phân nhánh.

– Mỗi cành con mang hai lá hình kim.
∇ – Hãy quan sát và ghi lại cấu tạo các nón đó, đối chiếu với các hình vẽ sau:

Nón đực: nhỏ, màu vàng, mọc thành cụm. Cấu tạo nón gồm các phần như ở H.40.3A.

Nón cái: lớn hơn nón đực, mọc riêng lẻ từng chiếc. Cấu tạo gồm các phần như ở H.40.3B.

– Sau khi quan sát nón thông hãy dùng bảng dưới đây để so sánh cấu tạo của hoa và nón, điềm dấu + (có) hay – (không) vào các vị trí thích hợp:

Lá đài Cánh hoa Nhị Nhụy
Chỉ nhị Bao hay túi phấn Đầu Vòi Bầu Vị trí của noãn
Hoa
Nón

– Từ bảng trên, hãy cho biết: có thể coi nón như một hoa được không?

– Quan sát một nón cái đã phát triển:

Tìm các hạt, hạt có đặc điểm gì? Nằm ở đâu? Hãy so sánh nón đã phát triển với một quả của cây có hoa (quả bưởi) và tìm ra điểm khác nhau cơ bản.

Từ những điều trên, ta có thể trả lời được câu hỏi nêu ở phần đầu của bài.

Trả lời:

Lá đài Cánh hoa Nhị Nhụy
Chỉ nhị Bao hay túi phấn Đầu Vòi Bầu Vị trí của noãn
Hoa + + + + + + + Trong cánh hoa
Nón + Lộ ra ngoài

– Không thể coi nón là hoa.

– Nón cái:

Hạt nằm thành cụm ở nón. Hạt nằm lộ trên các lá noãn hở. Nón đã phát triển không nằm trong quả, không được bảo vệ. Hoa (quả bưởi) có cánh hoa, lá đài, hạt được bảo vệ trong quả.

H.40.1 cho thấy một nón thông đã chín mà ta thường quen gọi đó là “quả” vì nó mang quả hạt. Nhưng gọi như vậy chưa chính xác. Ta đã biết quả phát triển từ hoa (đúng ra là bầu nhụy trong hoa). Vậy cây thông chưa có hoa, quả thật sự.

Dưới đây là phần Trả lời câu hỏi 1 2 Bài 40 trang 134 sgk Sinh học 6. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi trả lời nhé!


Câu hỏi

Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp trả lời các câu hỏi và bài tập có trong sgk sinh học lớp 6 kèm câu trả lời chi tiết câu hỏi 1 2 Bài 40 trang 134 sgk Sinh học 6 cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết câu trả lời từng câu hỏi và bài tập các bạn xem dưới đây:

1. Trả lời câu hỏi 1 Bài 40 trang 134 sgk Sinh học 6

Cơ quan sinh sản của thông là gì? Cấu tạo ra sao?

Trả lời:

– Cơ quan sinh sản của thông là nón.

– Cấu tạo: gồm nón đực và nón cái

+ Nón đực có trục nón làm vị trí gắn của túi phấn chứa hạt phấn, phía trên túi phấn là vảy mang túi phấn.

+ Nón cái có trục nón chứa lá noãn mang noãn.


2. Trả lời câu hỏi 2 Bài 40 trang 134 sgk Sinh học 6

So sánh đặc điểm cấu tạo và sinh sản của cây thông và cây dương xỉ.

Trả lời:

– Giống: Có cấu tạo rễ, thân, lá thật; có mạch dẫn; chưa có cơ quan sinh snar bằng hoa, quả.

– Khác:

Dương xỉ Thông
Cấu tạo Thân, rễ, lá có cấu tạo đơn giản, mạch dẫn đơn giản. Cấu tạo phức tạp: thân gỗ, mạch dẫn phức tạp.
Sinh sản Bằng bào tử Bằng hạt nằm lộ trên lá noãn.

Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Trả lời câu hỏi 1 2 Bài 40 trang 134 sgk Sinh học 6 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài môn Sinh học lớp 6 thật tốt!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com