Trả lời câu hỏi C1 C2 C3 C4 C5 C6 Bài 15 trang 47 48 49 sgk Vật lí 6

Hướng dẫn giải Bài 15. Đòn bẩy, chương I Cơ học, sách giáo khoa Vật lí 6. Nội dung trả lời câu hỏi C1 C2 C3 C4 C5 C6 bài 15 trang 47 48 49 sgk Vật lí 6 bao gồm đầy đủ lý thuyết, công thức, định luật, chuyên đề có trong SGK để giúp các em học sinh học tốt môn vật lí lớp 6.


Lý thuyết

I. Tìm hiểu cấu tạo của đòn bẩy

  

Mỗi đòn bẩy đều có:

– Điểm tựa là O

– Trọng lượng của vật cần nâng Ftác dụng vào 1 điểm của đòn bẩy O1

– Lực nâng vật Ftác dụng vào một điểm khác của đòn bẩy O2

Chú ý: Đòn bẩy không thể thiếu yếu tố F2, vì thiếu lực này ta không thể bẩy vật lên được.

Đòn bẩy có 2 dạng:

– Dạng 1: các lực tác dụng ở hai phía của điểm tựa

– Dạng 2: các lực tác dụng ở cùng một phía với điểm tựa.

Ví dụ: Dùng xà beng di chuyển một vật nặng trên mặt đất

II. Đòn bẩy giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào?

1. Đặt vấn đề

Hình 15.4: Muốn lực nâng vật lên F2 nhỏ hơn trọng lượng của vật F1 thì các khoảng cách OO1 và OO2 phải thỏa mãn điều kiện gì?

2. Thí nghiệm

Khi OO2>OOthì F2< F1  nghĩa là khi khoảng cách từ điểm tựa đến điểm tác dụng lực lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa đến điểm đặt vật thì lực tác dụng nhỏ hơn trọng lượng vật.

3. Rút ra kết luận

Muốn lực nâng vật nhỏ hơn trọng lực của vật thì phải làm cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng vật

Dưới đây là Hướng dẫn trả lời câu hỏi C1 C2 C3 C4 C5 C6 bài 15 trang 47 48 49 sgk Vật lí 6. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi giải nhé!


Câu hỏi

Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp trả lời các câu hỏi, giải các bài tập vật lí 6 kèm câu trả lời chi tiết câu hỏi C1 C2 C3 C4 C5 C6 bài 15 trang 47 48 49 sgk Vật lí 6 của Bài 15. Đòn bẩy trong chương I Cơ học cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết câu trả lời từng câu hỏi các bạn xem dưới đây:

Trả lời câu hỏi C1 C2 C3 C4 C5 C6 bài 15 trang 47 48 49 sgk Vật lí 6
Trả lời câu hỏi C1 C2 C3 C4 C5 C6 bài 15 trang 47 48 49 sgk Vật lí 6

1. Trả lời câu hỏi C1 Bài 15 trang 47 sgk Vật lí 6

Hãy điền các chữ O, O1 và O2 vào vị trí thích hợp trên các hình 15.2, 15.3.

        

Trả lời:

– Hình 15.2:

1 – O1;      2 – O;      3 – O2.

– Hình 15.3:

4 – O1;      5 – O;      6 – O2.


2. Trả lời câu hỏi C2 Bài 15 trang 48 sgk Vật lí 6

– Đo trọng lượng của vật và ghi kết quả vào bảng 15.1.

– Kéo lực kế để nâng vật lên từ từ. Đọc và ghi số chỉ của lực kế theo ba trường hợp ghi trong bảng 15.1.

Trả lời:

HS tiến hành thí nghiệm và ghi kết quả vào bảng 15.1.


3. Trả lời câu hỏi C3 Bài 15 trang 49 sgk Vật lí 6

Chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chồ trống của câu sau:

   Muốn lực nâng vật (1) ………………. trọng lượng của vật thì phải làm cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng (2) ………………… khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng vật.

Trả lời:

(1) nhỏ hơn ;     (2) lớn hơn.

Muốn lực nâng vật (1) nhỏ hơn trọng lượng của vật thì phải làm cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng (2) lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng vật.


4. Trả lời câu hỏi C4 Bài 15 trang 49 sgk Vật lí 6

Tìm thí dụ sử dụng đòn bẩy trong cuộc sống.

Trả lời:

Một số thí dụ sử dụng đòn bẩy trong cuộc sống: búa nhổ đinh, cái kéo, xe cút kít, cái bập bênh,….


5. Trả lời câu hỏi C5 Bài 15 trang 49 sgk Vật lí 6

Hãy chỉ ra điểm tựa, các điểm tác dụng của lực F1, F2 lên đòn bẩy trong hình 15.5.

Trả lời:

– Điểm tựa:

Chỗ mái chèo tựa vào mạn thuyền; trục bánh xe cút kít; ốc giữ chặt hai nửa kéo; trục quay bập bênh.

– Điếm tác dụng của lực F1:

Chỗ nước đẩy vào mái chèo; chỗ giữa mặt đáy thùng xe cút kít chạm vào thanh nối ra tay cầm; chỗ giấy chạm vào lưỡi kéo; chỗ một bạn ngồi.

– Điếm tác dụng của lực F2:

Chỗ tay cầm mái chèo; chỗ tay cầm xe cút kít; chỗ tay cầm kéo; chỗ bạn còn lại ngồi.


6. Trả lời câu hỏi C6 Bài 15 trang 49 sgk Vật lí 6

Hãy chi ra cách cải tiến việc sử dụng đòn bẩy ở hình 15.1 để làm giảm lực kẻo hơn.

Trả lời:

Để làm giảm lực kéo ở hình 15.1 ta có thể dời giá đỡ đặt điểm tựa O gần ống bêtông hơn hoặc dùng đòn bấy dài hơn.


Câu trước:

Câu tiếp theo:


Xem thêm:

Chúc các bạn làm bài tốt cùng giải bài tập sgk vật lí 6 với trả lời câu hỏi C1 C2 C3 C4 C5 C6 bài 15 trang 47 48 49 sgk Vật lí 6!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com