Trả lời câu hỏi C1 C2 C3 C4 C5 C6 Bài 9 trang 31 32 sgk Vật lí 6

Hướng dẫn giải Bài 9. Lực đàn hồi, chương I Cơ học, sách giáo khoa Vật lí 6. Nội dung trả lời câu hỏi C1 C2 C3 C4 C5 C6 bài 9 trang 31 32 sgk Vật lí 6 bao gồm đầy đủ lý thuyết, công thức, định luật, chuyên đề có trong SGK để giúp các em học sinh học tốt môn vật lí lớp 6.


Lý thuyết

I. Biến dạng đàn hồi. Độ biến dạng

1. Biến dạng của một lò xo

– Treo lò xo lên giá, sau đó đo chiều dài \(l_0\) của lò xo.

– Móc lần lượt các quả nặng lên lò xo, và xác định độ dài của lò xo: đó là chiều dài của lò xo bị biến dạng.

     

– Sau đó bỏ hết quả nặng ra khỏi lò xo, xác định lại độ dài của lò xo \(l_0\)

– Kết luận:

+ Khi bị trọng lượng của các quả nặng kéo thì lò xo bị dãn ra, chiều dài của lò nó tăng lên. Khi bỏ các quả nặng đi, chiều dài của lò xo trở lại bằng chiều dài tự nhiên của nó. Lò xo có lại hình dạng ban đầu.

+ Biến dạng của lò xo có đặc điểm như trên gọi là biến dạng đàn hồi.

+ Lò xo là vật có tính đàn hồi.

2. Độ biến dạng của lò xo

– Tính độ biến dạng của lò xo tương ứng với các quả nặng.

– Hiệu số giữa chiều dài lò xo bị biến dạng và chiều dài tự nhiên của nó gọi là độ biến dạng: Δl= \(l – l_0\)

II. Lực đàn hồi và đặc điểm của nó

1. Lực đàn hồi

– Lực mà lò xo khi biến dạng tác dụng vào quả nặng gọi là lực đàn hồi.

– Khi quả nặng đã đứng yên thì lực đàn hồi sẽ cân bằng với trọng lượng của quả nặng.

2. Đặc điểm của lực đàn hồi

Với cùng một lò xo và các quả gia trọng giống nhau, khi treo vào lò xo một quả gia trọng ta thấy lò xo giãn thêm một đoạn \(l_1\), nếu treo vào lò xo 2 quả gia trọng thì ta thấy lò xo giãn thêm một đoạn \(l_2\)= \(2l_1\); Điều đó chứng tỏ độ biến dạng của vật đàn hồi càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn và ngược lại.

Kết luận:

– Khi độ biến dạng tăng thì lực đàn hồi cũng tăng.

– Lò xo là một vật đàn hồi. Sau khi nén hoặc kéo dãn nó một cách vừa phải, nếu buông ra , thì chiều dài của nó trở lại bằng chiều dài tự nhiên.

– Khi lò xo bị nén hay bị kéo dãn, thì nó sẽ tác dụng lực đàn hồi lên các vật tiếp xúc (hoặc gắn) với hai đầu của nó.

– Độ biến dạng của lò xo càng lớn, thì lực đàn hồi càng lớn

Dưới đây là Hướng dẫn trả lời câu hỏi C1 C2 C3 C4 C5 C6 bài 9 trang 31 32 sgk Vật lí 6. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi giải nhé!


Câu hỏi

Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp trả lời các câu hỏi, giải các bài tập vật lí 6 kèm câu trả lời chi tiết câu hỏi C1 C2 C3 C4 C5 C6 bài 9 trang 31 32 sgk Vật lí 6 của Bài 9. Lực đàn hồi trong chương I Cơ học cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết câu trả lời từng câu hỏi các bạn xem dưới đây:

Trả lời câu hỏi C1 C2 C3 C4 C5 C6 bài 9 trang 31 32 sgk Vật lí 6
Trả lời câu hỏi C1 C2 C3 C4 C5 C6 bài 9 trang 31 32 sgk Vật lí 6

1. Trả lời câu hỏi C1 Bài 9 trang 31 sgk Vật lí 6

Tìm từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống của các câu sau :

Khi bị quả nặng kéo thì lò xo bị (1) …………, chiều dài của nó (2) ……………. Khi bỏ các quả nặng đi, chiều dài lò xo trở lại (3) ……………. chiều dài tự nhiên của nó. Lò xo lại có hình dạng ban đầu.

Trả lời:

(1) dãn ra ;      (2) tăng lên ;         (3) bằng.

Khi bị quả nặng kéo thì lò xo bị (1) dãn ra, chiều dài của nó (2) tăng lên.  Khi bỏ các quả nặng đi, chiều dài lò xo trở lại (3) bằng chiều dài tự nhiên của nó. Lò xo lại có hình dạng ban đầu.


2. Trả lời câu hỏi C2 Bài 9 trang 31 sgk Vật lí 6

Hãy tính độ biến dạng của lò xo khi treo 1, 2, 3 quả nặng, rồi ghi kết quả vào các ô thích hợp của bảng 9.1.

Trả lời:

Ta có:

– Trọng lượng của quả cân 100g là 1N.

– Trọng lượng của 1 quả nặng 50g là 0,5N.

– Tổng trọng lượng của 2 quả nặng (một quả nặng 50g) là 1N.

– Tổng trọng lượng của 3 quả nặng (một quả nặng 50g) là 1,5N.

Ta có:

– \(l_0\) là độ dài tự nhiên của lò xo (chiều dài của lò xo khi chưa có quả nặng).

– \(l\) là chiều dài của lò xo khi treo quả nặng.

Học sinh tiến hành thí nghiệm:

– Dùng thước đo chiều dài của lò xo khi chưa treo quả nặng. Ghi kết quả vào bảng.

– Dùng thước đo chiều dài của của lò xo khi lần lượt treo 1 quả nặng; 2 quả nặng và 3 quả nặng vào đầu dưới của lò xo. Ghi kết quả vào bảng.

Từ đó tính độ biến dạng của lò xo.


3. Trả lời câu hỏi C3 Bài 9 trang 32 sgk Vật lí 6

Trong thí nghiệm vẽ ở hình 9.2, khi quả nặng đứng yên, thì lực đàn hồi mà lò xo tác dụng vào nó đã cân bằng  với lực nào ?

Như vậy, cường độ của lực đàn hồi của lò xo sẽ bằng cường độ của lực nào?

Trả lời:

– Lực đàn hồi mà lò xo tác dụng vào quả nặng đã cân bằng với trọng lực của quả nặng.

– Cường độ của lực đàn hồi của lò xo sẽ bằng cường độ của trọng lực.


4. Trả lời câu hỏi C4 Bài 9 trang 32 sgk Vật lí 6

Chọn câu đúng trong các câu dưới đây:

A. Lực đàn hồi không phụ thuộc vào độ biến dạng.

B. Độ biến dạng tăng thì lực đàn hồi giảm.

C. Độ biến dạng tăng thì lực đàn hồi tăng.

Trả lời:

Đáp án C.

Độ biến dạng tăng thì lực đàn hồi tăng.


5. Trả lời câu hỏi C5 Bài 9 trang 32 sgk Vật lí 6

Dựa vào bảng 9.1, hãy tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống sau :

a) Khi độ biến dạng tăng gấp đôi thì lực đàn hồi (1) ………………

b) Khi độ biến dạng tăng gấp ba thì thực đàn hồi (2) ………………

Trả lời:

(1) tăng gấp đôi ;

(2) tăng gấp ba.

a) Khi độ biến dạng tăng gấp đôi thì lực đàn hồi (1) tăng gấp đôi.

b) Khi độ biến dạng tăng gấp ba thì thực đàn hồi (2) tăng gấp ba.


6. Trả lời câu hỏi C6 Bài 9 trang 32 sgk Vật lí 6

Hãy trả lời câu hỏi nêu ra ở đầu bài.

“Một sợi dây cao su và một lò xo có tính chất nào giống nhau ?”

Trả lời:

Sợi dây cao su và lò xo cùng có tính chất đàn hồi.


Câu trước:

Câu tiếp theo:


Xem thêm:

Chúc các bạn làm bài tốt cùng giải bài tập sgk vật lí 6 với trả lời câu hỏi C1 C2 C3 C4 C5 C6 bài 9 trang 31 32 sgk Vật lí 6!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com