Trả lời câu hỏi C1 C2 C3 C4 C5 C6 C7 C8 C9 Bài 3 trang 12 13 sgk Vật lí 6

Hướng dẫn giải Bài 3. Đo thể tích chất lỏng, chương I Cơ học, sách giáo khoa Vật lí 6. Nội dung trả lời câu hỏi C1 C2 C3 C4 C5 C6 C7 C8 C9 bài 3 trang 12 13 sgk Vật lí 6 bao gồm đầy đủ lý thuyết, công thức, định luật, chuyên đề có trong SGK để giúp các em học sinh học tốt môn vật lí lớp 6.


Lý thuyết

I. Đơn vị đo thể tích

Đơn vị đo thể tích thường dùng là mét khối (m3) và lít (l).

1lít = 1dm3; 1ml =1cm3 (1cc)

II. Đo thể tích chất lỏng

1. Tìm hiểu dụng cụ đo thể tích

Để đo thể tích chất lỏng ta có thể dùng: Chai, lọ, ca đong có ghi sẵn dung tích; các loại ca đong (ca, xô, thùng) đã biết trước dung tích; bình chia độ, bơm tiêm.

Ví dụ:

Trả lời câu hỏi C1 C2 C3 C4 C5 C6 C7 C8 C9 bài 3 trang 12 13 sgk Vật lí 6

2. Tìm hiểu cách đo thể tích chất lỏng

Cách đo thể tích chất lỏng:

– Ước lượng thể tích chất lỏng cần đo.

– Lựa chọn bình chia độ có GH và ĐCNN thích hợp, đổ chất lỏng vào bình.

– Đặt bình chia độ thẳng đứng.

– Đặt mắt nhìn ngang với độ cao với mực chất lỏng trong bình.

– Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với mực chất lỏng.

Dưới đây là Hướng dẫn trả lời câu hỏi C1 C2 C3 C4 C5 C6 C7 C8 C9 bài 3 trang 12 13 sgk Vật lí 6. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi giải nhé!


Câu hỏi

Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp trả lời các câu hỏi, giải các bài tập vật lí 6 kèm câu trả lời chi tiết câu hỏi C1 C2 C3 C4 C5 C6 C7 C8 C9 bài 3 trang 12 13 sgk Vật lí 6 của Bài 3. Đo thể tích chất lỏng trong chương I Cơ học cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết câu trả lời từng câu hỏi các bạn xem dưới đây:

Trả lời câu hỏi C1 C2 C3 C4 C5 C6 C7 C8 C9 bài 3 trang 12 13 sgk Vật lí 6
Trả lời câu hỏi C1 C2 C3 C4 C5 C6 C7 C8 C9 bài 3 trang 12 13 sgk Vật lí 6

1. Trả lời câu hỏi C1 Bài 3 trang 12 sgk Vật lí 6

Tìm số thích hợp điền vào các chỗ trống dưới đây:

1m3 = (1) …… dm3 = (2) ………….. cm3.

1m3 = (3) …….. lít = (4) ………. ml = (5) ………… cc.

Trả lời:

Ta có:

(1) 1000 dm3 ; (2) 1 000 000 cm3 ;

1m3 = 1000 dm3 = 1 000 000 cm3.

(3) 1000 lít; (4) 1 000 000 ml;

1m3 = 1000 lít = 1 000 000 ml = 1 000 000 cc.


2. Trả lời câu hỏi C2 Bài 3 trang 12 sgk Vật lí 6

Quan sát hình 3.1 và cho biết tên dụng cụ đo, GHĐ và ĐCNN của những dụng cụ đó.

Trả lời:

– Ca đong to có GHĐ là 1 lít và ĐCNN là 0,5 lít.

– Ca đong nhỏ có GHĐ và ĐCNN là 0,5 lít.

– Can nhựa có GHĐ là 5 lít và ĐCNN là 1 lít.


3. Trả lời câu hỏi C3 Bài 3 trang 12 sgk Vật lí 6

Ở nhà, nếu không có ca đong thì em có thể dùng những dụng cụ nào để đo thể tích chất lỏng ?

Trả lời:

Ở nhà, nếu không có ca đong thì em có thể dùng chai (hoặc lọ, ca, bình, …) đã biết sẵn thể tích:

Ví dụ:

– Chai côcacôla 1 lít; chai nước khoáng 0,5 lít…

– Xô 10 lít;

– Can 5 lít;

– Bơm tiêm, xilanh,…


4. Trả lời câu hỏi C4 Bài 3 trang 12 sgk Vật lí 6

Trong phòng thí nghiệm người ta thường dùng bình chia độ để đo thể tích chất lỏng (H.3.2). Hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của từng bình chia độ này.

Trả lời câu hỏi C1 C2 C3 C4 C5 C6 C7 C8 C9 bài 3 trang 12 13 sgk Vật lí 6

Trả lời:

Ta có:


5. Trả lời câu hỏi C5 Bài 3 trang 13 sgk Vật lí 6

Điền vào chỗ trống của câu sau :

Những dụng cụ đo thể tích chất lỏng gồm ……………………………

Trả lời:

Những dụng cụ đo thể tích chất lỏng gồm: Chai, lọ có ghi sẵn dung tích; các loại ca đong (can, xô, thùng) đã biết trước dung tích; bình chia độ, bơm tiêm…


6. Trả lời câu hỏi C6 Bài 3 trang 13 sgk Vật lí 6

Ở hình 3.3, hãy cho biết cách đặt bình chia độ nào cho phép đo thể tích chất lỏng chính xác ?

Trả lời:

Cách đặt bình chia độ ở hình 3.3b) cho phép đo thể tích chất lỏng chính xác: đặt thẳng đứng.


7. Trả lời câu hỏi C7 Bài 3 trang 13 sgk Vật lí 6

Xem hình 3.4, hãy cho biết cách đặt mắt nào cho phép đọc đúng thể tích cần đo ?

Trả lời:

Cách đặt mắt ở hình 3.4b): đặt mắt nhìn ngang với vạch chia độ cho phép đọc đúng thể tích cần đo.


8. Trả lời câu hỏi C8 Bài 3 trang 13 sgk Vật lí 6

Hãy đọc thể tích đo theo các vị trí mũi tên chỉ bên ngoài bình chia độ ở hình 3.5.

Trả lời:

a) 70 cm3.

b) 50 cm3.

c) 40 cm3.


9. Trả lời câu hỏi C9 Bài 3 trang 13 sgk Vật lí 6

Chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong các câu sau:

Khi đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ cần:

a) Ước lượng (1) ……… cần đo.

b) Chọn bình chia độ có (2) ……… và có (3) ………. thích hợp.

c) Đặt bình chia độ (4) ……………

d) Đặt mắt nhìn (5) ………. với độ cao mực chất lỏng trong bình.

e) Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia (6) …………. với mực chất lỏng.

Trả lời:

Khi đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ cần:

a) Ước lượng (1) thể tích cần đo.

b) Chọn bình chia độ có (2) GHĐ và có (3) ĐCNN thích hợp.

c) Đặt bình chia độ (4) thẳng đứng.

d) Đặt mắt nhìn (5) ngang với độ cao mực chất lỏng trong bình.

e) Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia (6) gần nhất với mực chất lỏng.


Câu trước:

Câu tiếp theo:


Xem thêm:

Chúc các bạn làm bài tốt cùng giải bài tập sgk vật lí 6 với trả lời câu hỏi C1 C2 C3 C4 C5 C6 C7 C8 C9 bài 3 trang 12 13 sgk Vật lí 6!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com