Nội Dung
Hướng dẫn giải Bài 28 Sự sôi và Bài 29 Sự sôi (tiếp theo), chương II Nhiệt học, sách giáo khoa Vật lí lớp 6. Nội dung trả lời câu hỏi C7 C8 C9 bài 29 trang 88 sgk Vật lí 6 bao gồm đầy đủ lý thuyết, công thức, định luật, chuyên đề có trong SGK để giúp các em học sinh học tốt môn vật lí lớp 6.
Lý thuyết
II. Nhiệt độ sôi
– Ở nhiệt độ nào bắt đầu xuất hiện các bọt khí ở đáy bình?
Ở \(40^oC\) thì xuất hiện các bọt khí ở đáy bình.
– Ở nhiệt độ nào bắt đầu thấy các bọt khí tách khỏi đáy bình và đi lên mặt nước?
Ở \(75^oC\) thì các bọt khí tách khỏi đáy bình và đi lên mặt nước.
– Ở nhiệt độ nào xãy hiện tượng các bọt khí nỗi lên mặt nước, vỡ tung ra và hơi nước bay lên nhiều (nước sôi)?
Ở \(100^oC\) thì thì các bọt khí nỗi lên mặt nước, vỡ tung ra và hơi nước bay lên nhiều.
– Trong khi nước đang sôi, nhiệt độ của nước có tăng không?
Trong khi nước đang sôi, nhiệt độ của nước không thay đổi.
Chú ý: Các chất khác nhau sôi ở nhiệt độ khác nhau.
– Bảng 29.1 ghi nhiệt độ sôi của một số chất:
III. Rút ra kết luận
– Trong cuộc tranh luận của Bình và An, ai đúng, ai sai?
Trong cuộc tranh luận của Bình và An thì Bình đã đúng, An thì sai.
– Chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chổ trống của các câu sau đây:
a) Nước sôi ở \(100^oC\) nhiệt độ này gọi là Nhiệt độ sôi của nước.
b) Trong suốt thời gian sôi nhiệt độ của nước không thay đổi
c) Sự sôi là một sự bay hơi đặc biệt. Trong suốt thời gian sôi, nước vừa bay hơi vào các bọt khí vừa bay hơi trên mặt thoáng.
Vậy:
– Mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ này gọi là nhiệt độ sôi.
– Trong suốt thời gian sôi. Nhiệt độ của chất lỏng không đổi.
Dưới đây là Hướng dẫn trả lời câu hỏi C7 C8 C9 bài 29 trang 88 sgk Vật lí 6. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi giải nhé!
Câu hỏi
Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp trả lời câu hỏi, giải bài tập vật lí 6 kèm câu trả lời chi tiết câu hỏi C7 C8 C9 bài 29 trang 88 sgk Vật lí 6 của của bài 29 Sự sôi (tiếp theo) trong chương II Nhiệt học cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết câu trả lời từng câu hỏi các bạn xem dưới đây:
1. Trả lời câu hỏi C7 bài 29 trang 88 sgk Vật lí 6
Tại sao người ta chọn nhiệt độ của hơi nước đang sôi để làm một mốc chia nhiệt độ?
Trả lời:
Người ta chọn nhiệt độ của hơi nước đang sôi để làm một mốc chia nhiệt độ vì nhiệt độ này là xác định và không đổi trong quá trình nước đang sôi.
2. Trả lời câu hỏi C8 bài 29 trang 88 sgk Vật lí 6
Tại sao để đo nhiệt độ của hơi nước sôi, người ta phải dùng nhiệt kế thuỷ ngân, mà không dùng nhiệt kế rượu?
Trả lời:
Để đo nhiệt độ của hơi nước sôi, người ta phải dùng nhiệt kế thuỷ ngân, mà không dùng nhiệt kế rượu. Bởi vì: Nhiệt độ sôi của thuỷ ngân cao hơn nhiệt độ sôi của nước, còn nhiệt độ sôi của rượu thấp hơn nhiệt độ sôi của nước.
3. Trả lời câu hỏi C9 bài 29 trang 88 sgk Vật lí 6
Hình 29.1 vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của nước khi được đun nóng. Các đoạn AB và BC của đường biểu diễn ứng với quá trình nào?
Trả lời:
– Đoạn AB ứng với quá trình nóng lên của nước.
– Đoạn BC ứng với quá trình sôi của nước.
Câu trước:
Bài tiếp theo:
Xem thêm:
- Các bài Vật lí 6 khác
- Để học tốt môn Toán lớp 6
- Để học tốt môn Sinh học lớp 6
- Để học tốt môn Ngữ văn lớp 6
- Để học tốt môn Lịch sử lớp 6
- Để học tốt môn Địa lí lớp 6
- Để học tốt môn Tiếng Anh lớp 6
- Để học tốt môn Tiếng Anh lớp 6 thí điểm
- Để học tốt môn Tin học lớp 6
- Để học tốt môn GDCD lớp 6
Chúc các bạn làm bài tốt cùng giải bài tập sgk vật lí lớp 6 với trả lời câu hỏi C7 C8 C9 bài 29 trang 88 sgk Vật lí 6!
“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com“