Hướng dẫn Giải bài tập 1 2 3 Bài 48 trang 146 sgk Địa lí 7

Hướng dẫn Soạn Bài 48: Thiên nhiên châu Đại Dương, sách giáo khoa Địa lí lớp 7. Nội dung bài Giải bài tập 1 2 3 Bài 48 trang 146 sgk Địa lí 7 bao gồm đầy đủ kiến thức lý thuyết và bài tập có trong SGK để giúp các em học tốt môn địa lí lớp 7.

Giải bài tập 1 2 3 Bài 48 trang 146 sgk Địa lí 7
Giải bài tập 1 2 3 Bài 48 trang 146 sgk Địa lí 7

Lý thuyết

1. Vị trí địa lí, địa hình

– Châu Đại Dương gồm: Lục địa Ô-xtrây-li-a, các đảo và quần đảo trong châu Đại Dương.

+ Lục địa Ô-xtrây-li-a.

+ Bốn quần đảo: Mê-la-nê-đi (đảo núi lửa), Niu-đi-len (Đảo lục đại), Mi-cro –ne-đi (Đảo san hô) và Pô-li-nê-đi (Đảo núi lửa và san hô).

– Diện tích: 8.5 triệu km2

– Địa hình:

+ Phía Tây là cao nguyên.

+ Ở giữa là đồng bằng.

+ Đảo được hình thành từ núi lửa và đảo san hô.

+ Lục địa Ô-xtrây-li-a, quần đảo Niu Di-len và Pa-pua Niu Ghi-nê có nhiều bậc địa hình với sự phân hóa khá phức tạp.

+ Các đảo nhỏ còn lại chủ yếu là đảo núi lửa và đảo san hô với diện tích rất nhỏ, độ cao thấp.

– Châu Đại Dương thời gian gần đây được gộp từ 2 Châu: Châu Đại Dương và Châu Úc.

2. Khí hậu, thực vật và động vật

– Khí hậu:

+ Phần lớn các đảo của châu Đại Dương có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, điều hòa, mưa nhiều.

+ Lục địa Ô-xtrây-li-a có khí hậu khô hạn. Lượng mưa thay đổi tùy vào hướng gió và hướng núi. Nguyên nhân: Chịu ảnh hưởng mạnh của đại dương.

+ Quần đảo Niu Di-len và phía nam Ô-xtrây-li-a có khí hậu ôn đới.

+ Lục địa Ô-xtrây-li-a: Phần lớn diện tích lục địa là hoang mạc. Nguyên nhân: Có đường chí tuyến Nam đi qua, phía đông là hệ thống núi cao ngăn ảnh hưởng của biển, phía tây có dòng biển lạnh.

– Thực, động vật:

+ Trên các đảo: phát triển mạnh hệ sinh vật nhiệt đới cả trên cạn và dưới biển do nhận được lượng nhiệt, ẩm lớn.

+ Trên lục địa Ô-xtrây-li-a: có nhiều loài độc đáo như thú có túi, cáo mỏ vịt, các loài bạch đàn …

+ Có rừng xích đạo xanh quanh năm, rừng dừa thiên đàn xanh.

+ Biển nhiệt đới trong xanh nhiều hải sản và san hô.

+ Cảnh quan hoang mạc chiếm phần lớn diện tích, có hơn 600 loài bạch đàn khác nhau.

+ Có nhiều động vật độc đáo nhất thế giới (thú có túi, cáo mỏ vịt). Nguyên nhân: Thích nghi với đặc điểm khí hậu

Trước khi đi vào phần Hướng dẫn Giải bài tập 1 2 3 Bài 48 trang 146 sgk Địa lí 7 chúng ta cùng trả lời các câu hỏi in nghiêng giữa bài (Câu hỏi thảo luận trên lớp) sau đây:


Thảo luận

Trả lời câu hỏi Bài 48 trang 145 sgk Địa lí 7

– Dựa vào hình 48.1, hãy:

+ Xác định vị trí lục địa Ô-xtrây- li-a và các đảo lớn của Châu Đại Dương.

+ Xác định vị trí các chuỗi đảo thuộc châu Đại Dương.

Để học tốt Địa Lý 7 | Giải bài tập Địa Lý 7

Trả lời:

– Phía tây kinh tuyến 180o trong vùng Tây Thái Bình Dương từ phía nam lên là quần đảo Niu Di-len, lục địa Ô- trxây- li-a, kết tiếp là chuỗi đảo núi lửa Mê-la-nê-di và trên cùng là chuỗi đảo san hô Mi-crô-ne-di.

– Phía đông kinh tuyến 180o là chỗi đảo núi lửa nhỏ và đảo san hô Pô-li-nê-di, nằm rải rác trong vùng đông Thái Bình Dương rộng lớn.

– Dựa vào hình 48.2, cho biết đặc điểm khí hậu của các đảo thuộc châu Đại Dương.

Để học tốt Địa Lý 7 | Giải bài tập Địa Lý 7

Trả lời:

Phần lớn các đảo thuộc châu Đại Dương thuộc khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, điều hòa mưa nhiều.

Dưới đây là phần Hướng dẫn Giải bài tập 1 2 3 Bài 48 trang 146 sgk Địa lí 7. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi trả lời nhé!


Câu hỏi và bài tập

Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp trả lời các câu hỏi và bài tập có trong sgk địa lí lớp 7 kèm câu trả lời chi tiết câu hỏi và bài tập 1 2 3 Bài 48 trang 146 sgk Địa lí 7 cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết câu trả lời từng câu hỏi và bài tập các bạn xem dưới đây:

1. Giải bài tập 1 Bài 48 trang 146 sgk Địa lí 7

Cho biết nguồn gốc hình thành các đảo thuộc châu Đại Dương.

Trả lời:

Các đảo và quần đảo của châu Đại Dương được hình thành được hình thành từ hoạt động phun trào núi lửa và là các đảo san hô do san hô phát triển.


2. Giải bài tập 2 Bài 48 trang 146 sgk Địa lí 7

Nguyên nhân nào kiến cho các đảo và quần đảo của châu Đại Dương được gọi là “thiên đàng xanh” của Thái Bình Dương?

Trả lời:

Các đảo và quần đảo của châu Đại Dương được gọi là “thiên đàng xanh” của Thái Bình Dương do: Các đảo và quần đảo của châu Đại Dương có khí hậu nóng ẩm và điều hào nên rừng xích đạo xanh quanh năm hoặc rừng mưa nhiệt đới phát triển xanh tốt.


3. Giải bài tập 3 Bài 48 trang 146 sgk Địa lí 7

Tại sao đại bộ phận diện tích lục địa Ô-xtrây-li-a lại có khí hậu khô hạn.

Trả lời:

Đại bộ phận diện tích lục địa Ô-xtrây-li-a lại có khí hậu khô hạn do:

– Đại bộ phận lục địa Ô-xtrây-li-a nằm trong vùng áp cao chí tuyến.

– Dãy núi Thiên Sơn chạy sát ven biển đã ngăn ảnh hưởng của biển vào sâu trong lục địa.

– Ven bờ phía tây có dòng biển lạnh tây Ô-xtrây -li-a chảy sát ven bờ.


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Giải bài tập 1 2 3 Bài 48 trang 146 sgk Địa lí 7 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài môn Địa lí lớp 7 thật tốt!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com