Hướng dẫn Giải bài tập 1 2 3 Bài 9 trang 37 sgk Địa lí 9

Hướng dẫn Soạn Bài 9: Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản, sách giáo khoa Địa lí lớp 9. Nội dung Giải bài tập 1 2 3 Bài 9 trang 37 sgk Địa lí 9 bao gồm đầy đủ kiến thức lý thuyết và bài tập có trong SGK để giúp các em học tốt môn địa lí lớp 9.

Giải bài tập 1 2 3 Bài 9 trang 37 sgk Địa lí 9
Giải bài tập 1 2 3 Bài 9 trang 37 sgk Địa lí 9

Lý thuyết

I. Lâm nghiệp

Lâm nghiệp có vị trí đặc biệt trong phát triển kinh tế xã hội và giữ gìn môi trường sinh thái.

1. Tài nguyên rừng

– Trước đây hơn nửa thế kỉ, Việt Nam là nước giàu tài nguyên rừng. Hiện nay, tài nguyên rừng đã bị cạn kiệt ở nhiều nơi. Năm 2000, tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng gần 11,6 triệu ha, độ che phủ tính chung toàn quốc là 35%. Trong điều kiện của nước ta (ba phần tư diện tích là đồi núi) thì tỉ lệ này vẫn còn thấp.

– Rừng sản xuất cung cấp gỗ cho công nghiệp chê biến gỗ và cho xuất khẩu. Việc trồng rừng nguyên liệu giấy đem lại việc làm và thu nhập cho người dân.

– Rừng phòng hộ là các khu rừng đầu nguồn các con sông, các cánh rừng chắn cát bay dọc theo dải ven biển miền Trung, các dải rừng ngập mặn ven biển.

– Nước ta còn có một hệ thống rừng đặc dụng. Đó là các vườn quốc gia và các khu dự trữ thiên nhiên như: Cúc Phương, Ba Vì, Ba Bể, Bạch Mã, Cát Tiên,…

2. Sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp

– Hiện nay, hằng năm cả nước khai thác khoảng hơn 2,5 triệu mét khối gỗ. Gỗ chỉ được phép khai thác trong khu vực rừng sản xuất, chủ yếu ở miền núi và trung du. Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản được phát triển gắn với các vùng nguyên liệu.

– Chúng ta phấn đấu thực hiện chiến luợc trồng mới 5 triệu ha rừng vào năm 2010, đưa tỉ lệ che phủ rừng lên 43%, chú trọng bảo vệ rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và trồng cây gây rừng. Mô hình nông lâm kết hợp đang được phát triển, góp phần bảo vệ rừng và nâng cao đời sống cho nhân dân.

II. Ngành thủy sản

Thuỷ sản là ngành kinh tế quan trọng, có ý nghĩa to lớn về kinh tế xã hội và góp phần bảo vệ chủ quyền vùng biển của nước ta. Các mặt hàng thủy sản ngày càng được ưa chuộng trên thị trường trong nước và quốc tế.

1. Nguồn lợi thuỷ sản

– Nước ta có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên khá thuận lợi để phát triển ngành khai thác và nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ, nước ngọt.

– Bốn ngư trường trọng điểm của nước ta là:

+ Ngư trường Cà Mau, Kiên Giang.

+ Ngư trường Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa Vũng Tàu.

+ Ngư trường Hài Phòng Quảng Ninh.

+ Ngư trường quần đào Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.

– Dọc bờ biển nước ta có những bãi triều, đầm phá, các dải rừng ngập mặn. Đó là những khu vực thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản nước lợ. Ở nhiều vùng biển ven các đảo, vũng, vịnh có điều kiện thuận lợi cho nuôi thuỷ sản nước mặn (nuôi trên biển). Nước ta còn có nhiều sông, suối, ao, hồ,… có thể nuôi cá, tôm nước ngọt.

– Tuy nhiên, việc phát triển ngành thuỷ sản gặp không ít khó khăn.

– Nghề thuỷ sản đòi hỏi vốn rất lớn, trong khi phần lớn ngư dân còn nghèo. Vì vậy, quy mô ngành thuỷ sản còn nhỏ. Ở nhiều vùng ven biển, môi trường bị suy thoái và nguồn lợi thuỷ sản bị suy giảm khá mạnh.

2. Sự phát triển và phân bố ngành thuỷ sản

– Do thị trường mở rộng mà hoạt động cùa ngành thuỷ sản trở nên sôi động.

– Gần một nửa số tỉnh của nước ta giáp biển, hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản đang được đẩy mạnh. Nghề cá ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ phát triển mạnh.

– Khai thác hải sản: Sản lượng khai thác tăng khá nhanh, chủ yếu do tăng số lượng tàu thuyền và tăng công suất tàu. Các tỉnh dẫn đầu về sản lượng khai thác là Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa Vùng Tàu và Bình Thuận.

– Nuôi trồng thuỷ sản: Nuôi trồng thủy sản gần đây phát triển nhanh, đặc biệt là nuôi tôm, cá. Các tỉnh có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn nhất là Cà Mau, An Giang và Bến Tre.

– Xuất khẩu thủy sản đã có bước phát triển vượt bậc. Trị giá xuất khẩu năm 1999 đạt 971 triệu USD, năm 2002 đạt 2014 triệu USD (đứng thứ ba sau dầu khí và may mặc). Xuất khẩu thuỷ sản đã là đòn bầy tác động đến toàn bộ các khâu khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản.

– Hiện nay, sản lượng khai thác vẫn chiếm tỉ trọng lớn, sản lượng nuôi trồng tuy chiếm tỉ lệ nhỏ hơn nhưng có tốc độ tăng nhanh.

Trước khi đi vào phần Hướng dẫn Giải bài tập 1 2 3 Bài 9 trang 37 sgk Địa lí 9 chúng ta cùng trả lời các câu hỏi in nghiêng giữa bài (Câu hỏi thảo luận trên lớp) sau đây:


Thảo luận

1. Trả lời câu hỏi Bài 9 trang 34 sgk Địa lí 9

Dựa vào bảng 9.1, hãy cho biết cơ cấu các loại rừng ở nước ta. Nêu ý nghĩa của tài nguyên rừng.

Trả lời:

– Nước ta gồm có các loại rừng: Rừng sản xuất, rung phòng hộ, rừng đặc dụng.

– Ý ngĩa của tài nguyên rừng:

+ Rừng sản xuất: Cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến gỗ và cho xuất khẩu. Việc trồng rừng nguyên liệu giấy đem lại việc làm và thu nhập cho người dân.

+ Rừng phòng hộ là khu rừng đầu nguồn các con sông, các cánh rừng chắn cát bay dọc ven biển miền Trung, dải rừng ngập mặn ven biển có tác dụng phòng chống thiên tai như lũ lụt, cat bay cat lấn…

+ Rừng đặc dụng: là các khu dự trữ và các vườn quốc gia, có tác dụng bảo vệ nguồn ghen, các động vậy quý hiếm


2. Trả lời câu hỏi Bài 9 trang 36 sgk Địa lí 9

Việc trồng rừng đem lại lợi ích gì? Tại sao chúng ta vừa khai khác lại vừa bảo vệ rừng.

Trả lời:

– Lợi ích của việc trồng rừng:

+ Kinh tế: Cung cấp gỗ, củi; cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp; cho dược liệu…

+ Xã hội: Tạo việc làm đem lại thu nhập cho bà con miền núi.

+ Môi trường: Góp phần phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường (chống lũ, bảo vệ đất chống xói mòn, bảo vệ bờ biển, chống cát bay…); Bảo tồn nguồn gen, các hệ sinh thái tự nhiên, Điều hòa môi trường.

– Chúng ta vừa khai thác, vừa bào vệ rừng để: trách cạnh kiệt rừng, phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường (chống lũ, bảo vệ đất chống xói mòn, bảo vệ bờ biển, chống cát bay…); Bảo tồn nguồn gen, các hệ sinh thái tự nhiên.

Hãy xác định trên hình 9.2 những ngư trường này.

Trả lời:

Dựa vào chú giải trong hình 9.2 xác định các ngư trường: Cà Mau – Kiên Giang ( biển vùng phía Nam Bộ), Ninh Thuận- Bình Thuận- Bà Rịa- Vũng Tàu ( cực Nam Trung Bộ), Hải Phòng – Quảng Ninh (Bắc Bộ), ngư trường Trường Sa- Hoàng Sa ở ngoài xa khu vực 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

Hãy cho biết những khó khăn do thiên nhiên gây ra cho nghề khai thác nuôi trồng thủy sản?

Trả lời:

Những khó khăn do thiên nhiên gây ra cho nghề khai thác nuôi trồng thủy sản:

– Bão và gió mùa Đông Bắc làm biển động đã hạn chế ngày ra khơi, nhiều khi gây thiệt hại về người và của.

– Ở một số vùng ven biển, môi trường bị suy thoái và nguồn lợi thuỷ sản bị suy giảm khá mạnh.


3. Trả lời câu hỏi Bài 9 trang 37 sgk Địa lí 9

Hãy so sánh số liệu trong bảng, rút ra nhận xét về sự phát triển của ngành thủy sản

Trả lời:

– Từ năm 1990 đến năm 2002 sản lượng thủy sản tăng mạnh từ 890,6 nghìn tấn lên 2647,4 nghìn tấn. trong đó nuôi tròng tăng nhanh hơn:

+ Thủy sản khai thác tăng từ 728,5 nghìn tấn lên 18026 nghìn tấn tăng gấp 2,5 lần.

+ Thủy sản nuôi trồng tăng từ 162,1 nghìn tấn lên 844,8 nghìn tấn tăng gấp 5,2 lần.

– Cơ cấu ngành thủy sản gồm khai thác và nuôi trồng, sản lượng khai thác luôn lớn hơn sản lượng nuôi trồng.

Dưới đây là phần Hướng dẫn Giải bài tập 1 2 3 Bài 9 trang 37 sgk Địa lí 9. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi trả lời nhé!


Câu hỏi và bài tập

Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp trả lời các câu hỏi và bài tập có trong sgk địa lí lớp 9 kèm câu trả lời chi tiết câu hỏi và bài tập 1 2 3 Bài 9 trang 37 sgk Địa lí 9 cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết câu trả lời từng câu hỏi và bài tập các bạn xem dưới đây:

1. Giải bài tập 1 Bài 9 trang 37 sgk Địa lí 9

Hãy xác định trên hình 9.2 những vùng phân bố rừng chủ yếu?

Trả lời:

Những vùng phân bố rừng chủ yếu: Tây nguyên, Duyên Hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đông Nam Bộ.


2. Giải bài tập 2 Bài 9 trang 37 sgk Địa lí 9

Hãy xác định trên hình 9.2, các tỉnh trọng điểm nghề cá?

Trả lời:

Các tỉnh trọng điểm nghề cá: Cà Mau, Kiên Giang, Ninh Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu.


3. Giải bài tập 3 Bài 9 trang 37 sgk Địa lí 9

Hãy so sánh số liệu trong bảng, rút ra nhận xét về sự phát triển của ngành thủy sản.

Trả lời:

– Từ năm 1990 đến năm 2002 sản lượng thủy sản tăng mạnh từ 890,6 nghìn tấn lên 2647,4 nghìn tấn. trong đó nuôi tròng tăng nhanh hơn:

+ Thủy sản khai thác tăng từ 728,5 nghìn tấn lên 18026 nghìn tấn tăng gấp 2,5 lần.

+ Thủy sản nuôi trồng tăng từ 162,1 nghìn tấn lên 844,8 nghìn tấn tăng gấp 5,2 lần.

– Cơ cấu ngành thủy sản gồm khai thác và nuôi trồng, sản lượng khai thác luôn lớn hơn sản lượng nuôi trồng.


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Giải bài tập 1 2 3 Bài 9 trang 37 sgk Địa lí 9 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài môn Địa lí lớp 9 thật tốt!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com