Hướng dẫn Giải bài tập 1 2 Bài 3 trang 12 sgk Địa lí 7

Hướng dẫn Soạn Bài 3: Quần cư. Đô thị hoá, sách giáo khoa Địa lí lớp 7. Nội dung bài Giải bài tập 1 2 Bài 3 trang 12 sgk Địa lí 7 bao gồm đầy đủ kiến thức lý thuyết và bài tập có trong SGK để giúp các em học tốt môn địa lí lớp 7.

Trả lời câu hỏi và bài tập 1 2 Bài 3 trang 12 sgk Địa lí 7
Giải bài tập 1 2 Bài 3 trang 12 sgk Địa lí 7

Lý thuyết

1. Quần cư nông thôn và quần cư đô thị

– Quần cư nông thôn

+ Quần cư nông thôn là hình thức tổ chức sinh sống dựa vào hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp hay ngư nghiệp.

+ Làng mạc, thôn xóm thường phân tán, găn với đất canh tác, đất đồng cỏ, đất rừng hay mặt nước.

+ Mật độ dân số thường thấp.

– Quần cư đô thị

+ Quần cư đô thị là hình thức tổ chức sinh sống dựa vào hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất công nghiệp và dịch vụ; nhà cửa tập trung và mật độ dân số rất cao.

+ Hiện nay, số người sống trong các đô thị chiếm khoảng một nửa dân số thế giới và có xu thế ngày càng tăng.

Đặc điểm Quần cư nông thôn Quần cư đô thị
Mật độ dân số Thấp Cao
Nhà cửa Làng mạc, thôn xóm xen kẽ với ruộng đồng, sông nước.. Phố xá nhà cửa san sát, tập trung.
Hoạt động kinh tế Nông, lâm, ngư nghiệp Công nghiệp và dịch vụ.

2. Đô thị hoá. Các siêu đô thị

– Từ thời cổ đại, Trung Quốc, Ấn Độ, Ai Cập, Hilạp, La Mã,… đã có sự trao đổi hàng hoá. → Thương nghiệp, thủ công nghiệp và công nghiệp. Vậy quá trình phát triển đô thị gắn liền với quá trình phát triển thương nghiệp, thủ công nghiệp và công nghiệp.

– Từ thế kỉ XIX lúc công nghiệp phát triển: Các đô thị xuất hiện từ rất sớm trong thời Cổ đại và phát triển nhanh trong thế kỉ XIX ở các nước công nghiệp. Đầu thế kỉ XX, đô thị đã xuất hiện rộng khắp thế giới. Từ 5% dân số thế giới sống trong các đô thị (TK XVIII), đã lên 46% (năm 2001) và 48% (năm 2005).

– Như vậy quá trình phát triển đô thị gắn liền với quá trình phát triển thương nghiệp, thủ công nghiệp, công nghiệp.

+ Nhiều đô thị phát triển nhanh chống trở thành các siêu đô thị. Trong những năm gần đây, số siêu đô thị trên thế giới tăng nhanh. Châu Á có 12 siêu đô thị

+ Đô thị hóa nếu phát triển tự phát sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho môi trường, sức khỏe, giao thông…

Trước khi đi vào phần Hướng dẫn Giải bài tập 1 2 Bài 3 trang 12 sgk Địa lí 7 chúng ta cùng trả lời các câu hỏi in nghiêng giữa bài (Câu hỏi thảo luận trên lớp) sau đây:


Thảo luận

1. Trả lời câu hỏi Bài 3 trang 10 sgk Địa lí 7

– Quan sát hai hình ảnh dưới đây và dựa vào sự hiểu biết của mình, cho biết mật độ dân số, nhà cửa, đường sá ở nông thôn và thành thị có gì khác nhau?

Để học tốt Địa Lý 7 | Giải bài tập Địa Lý 7

Trả lời:

Thành thị Nông thôn
Mật độ dân số Mật độ dân số cao Mật dộ dân số thấp
Nhà cửa San sát nhau, nhiều nhà cao tầng Sống thành từng làng, bản, nhà thường phân tán…
Đường sá Nhiều phố lớn, đường rộng nhiều Phuong tiên đi lại. Đường bé và hẹp, ít phương tiện đi lại hơn.

2. Trả lời câu hỏi Bài 3 trang 11 sgk Địa lí 7

– Đọc hình 3.3, cho biết:

+ Châu lục nào có nhiều siêu đô thị từ 8 triệu dân trở lên nhất?

+ Tên các siêu đô thị ở châu Á có từ 8 triệu dân trở lên.

Để học tốt Địa Lý 7 | Giải bài tập Địa Lý 7

Trả lời:

– Châu lục Á có nhiều siêu đô thị từ 8 triệu dân trở lên nhất.

– Tên các siêu đô thị ở châu Á có từ 8 triệu dân trở lên: Tô-ki-ô, Ô-xa-ca-Cô-bê, Bắc Kinh, Thiên Tân, Thượng Hải, Ma-ni-na, Gia-cac-ta, Niu-đê-ni, Côn-na-ta, Mum-bai, Ka-ra-xi.

Dưới đây là phần Hướng dẫn Giải bài tập 1 2 Bài 3 trang 12 sgk Địa lí 7. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi trả lời nhé!


Câu hỏi và bài tập

Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp trả lời các câu hỏi và bài tập có trong sgk địa lí lớp 7 kèm câu trả lời chi tiết câu hỏi và bài tập 1 2 Bài 3 trang 12 sgk Địa lí 7 cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết câu trả lời từng câu hỏi và bài tập các bạn xem dưới đây:

1. Giải bài tập 1 Bài 3 trang 12 sgk Địa lí 7

Nêu sự khác nhau cơ bản giữa hai quần cư đô thị và quần cư nông thôn.

Trả lời:

Thành thị Nông thôn
Mật độ dân số Mật độ dân số cao Mật độ dân số thấp
Nhà cửa San sát nhau, nhiều nhà cao tầng Sống thành từng làng, bản, nhà thường phân tán…
Đường sá Nhiều phố lớn, đường rộng nhiều phương tiên đi lại. Đường bé và hẹp, ít phương tiện đi lại hơn.
Hoạt động kinh tế chủ yếu Công nghiệp, dịch vụ Nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

2. Giải bài tập 2 Bài 3 trang 12 sgk Địa lí 7

Dựa vào bảng thống kê dưới đây, cho biết về sự thay đổi dân số và thay đổi ngôi thứ của 10 siêu đô thị lớn nhất thế giới từ năm 1950 đến năm 2000. Các siêu đô thị này chủ yếu thuộc châu lục nào?

Để học tốt Địa Lý 7 | Giải bài tập Địa Lý 7

Trả lời:

– Theo số dân: đô thị có số dân đông nhất tăng từ 12 triệu lên đến 20 triệu (năm 1975) lên 27 triệu (năm 2000).

– Trong những năm đầu của giai đoạn từ năm 1950 đến năm 2000 thì các nước tại khu vực châu Mĩ luôn đứng đầu trong khu vực về mật độ siêu đô thị, tuy nhiên do sự phát triển của châu Á và cộng với diện tích của khu vực này đáp ứng được số dân khi tăng lên nên châu Á đã đứng đầu trên khu vực thế giới.

– Vị trí của các siêu đô thị cũng thay đổi, năm 1950 và năm 1975 Niu I-ooc là siêu đô thị lớn nhất với 12 triệu dân (năm 1950) , và 20 triệu dân (năm 1975), đến năm 2000 Tô-ki-ô trở thành siêu đô thị lớn nhất thế giới với 27 triệu dân.

– Các siêu đô thị chủ yếu thuộc châu Á và châu Mĩ.


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Giải bài tập 1 2 Bài 3 trang 12 sgk Địa lí 7 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài môn Địa lí lớp 7 thật tốt!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com