Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 8 trang 43 44 sgk GDCD 9

Hướng dẫn Soạn Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân, sách giáo khoa GDCD lớp 9. Nội dung bài Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 8 trang 43 44 sgk GDCD 9 bao gồm đầy đủ phần lý thuyết về công dân trong đời sống, pháp luật, phần trả lời câu hỏi gợi ý và phần giải bài tập cuối bài học để giúp các em học sinh học tốt môn GDCD lớp 9.


I. Đặt vấn đề

1. Chuyện của T

2. Nỗi khổ của M


Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Gợi ý trang 41 sgk GDCD 9

a) Em suy nghĩ gì về tình yêu và hôn nhân trong những trường hợp trên?

Trả lời:

– Trường hợp thứ nhất: Đây là một cuộc hôn nhân ép buộc, hoàn toàn không có tình yêu; người kết hôn khi chưa đủ tuổi theo quy định của pháp luật.

– Trường hợp thứ hai: Đây là tình yêu nông cạn, thiếu hiểu biết về giới tính và sức khỏe sinh sản; sống thiếu trách nhiệm với nhau.

b) Em quan niệm thế nào về tình yêu, về tuổi kết hôn, về trách nhiệm của vợ và chồng trong đời sống gia đình?

Trả lời:

– Tình yêu là sự rung động, quyến luyến của 2 người khác giới. Tình yêu chân chính xuất phát từ sự đồng cảm sâu sắc giữa hai người, là sự chân thành, thủy chung, tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau.

– Kết hôn khi đã đủ tuổi theo quy định của pháp luật, khi đã đủ trưởng thành và biết chịu trách nhiệm với vợ/ chồng mình, có đủ điều kiện vật chất và tinh thần để cùng nhau xây dựng cuộc sống hạnh phúc.

– Trong quan hệ nhân thân: Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau; cùng giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt.

– Trong quan hệ tài sản: Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, thể hiện ở các quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt. Ngoài ra, pháp luật còn thừa nhận vợ, chồng có quyền có tài sản riêng và có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình.


II. Nội dung bài học

1. Hôn nhân là gì?

Hôn nhân là sự liên kết đặc biệt giữa một nam và một nữ trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện, được pháp luật thừa nhận, nhằm chung sống lâu dài và xây dựng một gia đình hòa thuận, hạnh phúc.

2. Nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta

– Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng.

– Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

– Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.

3. Những qui định của pháp luật nước ta về hôn nhân

– Hôn nhân tự nguyện tiến bộ, một vợ, một chồng. Vợ chồng bình đẳng.

– Nhà nước tôn trọng và bảo vệ về pháp lý cho hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, các tôn giáo với người không tôn giáo, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài:

– Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình.

– Tuổi kết hôn: Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên.

– Việc kết hôn do nam nữ tự nguyện, không ép buộc, cưỡng ép hoặc cản trở.

– Cấm kết hôn:

+ Người đang có vợ, có chồng.

+ Người mất năng lực hành vi dân sự (tâm thần, mắc bệnh…).

+ Giữa những người cùng dòng máu trực hệ, giữa những người có họ trong phạm vi 3 đời.

+ Giữa cha mẹ nuôi với con nuôi; bố chồng – con dâu, mẹ vợ với con rể; bố dượng với con riêng của vợ.

+ Giữa những người cùng giới tính.

– Thủ tục kết hôn:

+ Đăng ký kết hôn ở uỷ ban nhân dân phường xã.

+ Được cấp giấy chứng nhận kết hôn.

– Vợ chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình. Vợ chồng phải tôn trọng danh dự, nhân phẩm và nghề nghiệp của nhau.

4. Trách nhiệm của học sinh sinh viên

Có thái độ trân trọng, nghiêm túc trong tình yêu và hô nhân không vi phạm pháp luật về qui định hôn nhân.

Dưới đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 8 trang 43 44 sgk GDCD 9. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi trả lời nhé!


III. Bài tập

1. Hướng dẫn Giải bài 1 trang 43 sgk GDCD 9

Em đồng ý với những ý kiến nào sau đây? Giải thích vì sao em đồng ý hoặc không đồng ý.

a) Kết hôn khi nam, nữ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Cha mẹ có quyền quyết định về hôn nhân của con;

c) Lấy vợ, lấy chồng là việc của đôi nam nữ, không ai có quyền can thiệp;

d) Kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết định, trên cơ sở tình yêu chân chính;

đ) Kết hôn khi nam từ đủ 20 tuổi, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

e) Trong gia đình, người chồng là người quyết định mọi việc;

g) Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ hướng dẫn cho con trong việc chọn bạn đời;

h) Không nên yêu sớm vì có thể sẽ dẫn đến kết hôn sớm;

i) Kết hôn sớm và mang thai sớm sẽ có hại cho sức khoẻ của cả mẹ và con;

k) Gia đình chỉ có hạnh phúc khi được xây dựng trên cơ sở tình yêu chân chính;

l) Lấy vợ, lấy chồng con nhà giàu mới có hạnh phúc;

m) Nếu vợ chồng bình đẳng thì sẽ không có trật tự trong gia đình.

Trả lời:

Em đồng ý với những ý kiến: (d), (đ), (g), (h), (i), (k).

Vì những ý kiến đó dựa trên quan điểm của một tình yêu chân chính. Trong đó thể hiện trách nhiệm của mỗi người trong gia đình dựa trên quy định của pháp luật.


2. Hướng dẫn Giải bài 2 trang 43 sgk GDCD 9

Em hãy tìm hiểu về những trường hợp tảo hôn (lấy vợ, lấy chồng sớm trước tuổi quy định của pháp luật) và những lí do khác nhau của các trường hợp đó.

Trả lời:

Trường hợp trên thường diễn ra ở miền núi và các vùng sâu vùng xa. Nguyên nhân do thiếu hiểu biết, do ít học và tư tưởng lạc hậu.


3. Hướng dẫn Giải bài 3 trang 43 sgk GDCD 9

Hãy nêu những hậu quả xấu do nạn tảo hôn gây ra mà em biết (đối với người tảo hôn, gia đình của họ và đối với cộng đồng).

Trả lời:

Hậu quả:

– Chưa đủ điều kiện chăm lo và xây dựng gia đình đầy đủ, toàn diện.

– Sức khỏe không đảm bảo, thiếu hiểu biết về giới tính và sức khỏe sinh sản

– Tâm lí chưa ổn định và sẵn sàng bước vào cuộc sống mới

– Thiếu sự chia sẻ và đồng cảm lẫn nhau giữa vợ – chồng, dễ dẫn tới mâu thuẫn, xung đột và gia đình tan vỡ.

– Trở thành gánh nặng cho gia đình.

– Tảo hôn là vi phạm pháp luật về hôn nhân, ảnh hưởng tới con cái, gây hậu quả xấu với xã hội.


4. Hướng dẫn Giải bài 4 trang 43 sgk GDCD 9

Học hết trung học phổ thông, Lan đang ở nhà chờ xin việc thì gặp và yêu Tuấn, cũng đang không có việc làm. Khi hai người xin cha mẹ cho kết hôn thì hai bên gia đình đều khuyên Lan và Tuấn hãy thư thả, bao giờ có việc làm thì hãy xây dựng gia đình, nhưng Lan và Tuấn không đồng ý, cứ thúc ép cha mẹ. Cuối cùng, hai gia đình đành phải chấp thuận cho Lan và Tuấn kết hôn.

Theo em, ý kiến của gia đình Lan và Tuấn là đúng hay sai? Vì sao?

Trả lời:

Ý kiến của gia đình Lan và Tuấn là đúng.

Bởi 2 người tuy đủ tuổi kết hôn nhưng sự nghiệp, công việc chưa có, do vậy không thể đảm bảo cho hạnh phúc bền vững sau khi đã kết hôn.


5. Hướng dẫn Giải bài 5 trang 44 sgk GDCD 9

Anh Đức và chị Hoa là con bác, con chú ruột nhưng họ yêu nhau. Gia đình và họ hàng hai bên khuyên can, ngăn cản, nhưng họ vẫn kiên quyết lấy nhau vì họ cho rằng họ có quyền tự do lựa chọn, không ai có quyền ngăn cản.

– Theo em, lí do “tự do lựa chọn” của anh Đức và chị Hoa có đúng không? Vì sao?

– Nếu anh Đức và chị Hoa cứ cố tình lấy nhau thì cuộc hôn nhân của họ có hợp pháp không? Vì sao?

Trả lời:

– Lí do “tự do lựa chọn” của anh Đức và chị Hoa trong trường hợp này là không đúng, vì họ đã vi phạm khoản 13, điều 8, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000: Cấm kết hôn những người có họ trong phạm vi ba đời.

– Việc tự do lựa chọn bạn đời phải dựa trên quy định của pháp luật về hôn nhân.

– Nếu anh Đức và chị Hoa cứ cố tình lấy nhau thì cuộc hôn nhân của họ không hợp pháp, không được pháp luật thừa nhận; không được gia đình ủng hộ. Và hôn nhân cận huyết con cái sinh ra rất dễ bị dị tật.


6. Hướng dẫn Giải bài 6 trang 44 sgk GDCD 9

Bình mới 16 tuổi nhưng mẹ Bình đã ép gả Bình cho một người nhà giàu ở xã bên. Bình không đồng ý thì bị mẹ đánh và cứ tổ chức cưới, bắt Bình về nhà chồng.

– Việc làm của mẹ Bình là đúng hay sai? Vì sao?

– Cuộc hôn nhân này có được pháp luật thừa nhận không? Vì sao?

– Bình có thể làm gì để thoát khỏi cuộc hôn nhân đó?

Trả lời:

– Việc làm của mẹ Bình là sai, vì Bình chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật. Đồng thời đây là cuộc hôn nhân ép buộc.

– Cuộc hôn nhân này không được pháp luật thừa nhận, Bình chưa đủ tuổi kết hôn do vậy không thể đăng kí kết hôn hợp pháp và được sự bảo vệ của pháp luật.

– Để có thể thoát ra khỏi cuộc hôn nhân đó, Bình có thể nhờ những người lớn trong họ nói chuyện, khuyên nhủ mẹ mình; đồng thời nhờ Hội phụ nữ can thiệp để giải quyết. Nếu không được thì nhờ pháp luật can thiệp.


7. Hướng dẫn Giải bài 7 trang 44 sgk GDCD 9

Khi lấy anh Phú, chị Hoà đang là giáo viên tiểu học. Lấy nhau một thời gian thì anh Phú được cử làm phụ trách trạm bơm nước của xã nên không có thời gian chăm lo công việc đồng áng. Anh nghe theo bố mẹ, bắt chị Hoà phải bỏ nghề dạy học để về làm ruộng. Chị Hoà không đồng ý thì anh Phú doạ sẽ li hôn với chị.

Căn cứ vào quy định của pháp luật về hôn nhân, em hãy nêu nhận xét của mình về việc làm của anh Phú.

Trả lời:

Việc làm của anh Phú là sai, anh Phú đã vi phạm quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân. Đó là: Vợ chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình. Vợ, chồng phải tôn trọng danh dự, nhân phẩm và công việc của nhau.


8. Hướng dẫn Giải bài 8 trang 44 sgk GDCD 9

Hiện nay, trong một số gia đình có tình trạng chồng ngược đãi, đánh đập hành hạ vợ. Trước tình trạng đó, nhiều người cho rằng đó là chuyện bình thường, là việc riêng của vợ chồng, gia đình người ta, không nên can thiệp.

Em có tán thành quan niệm đó không? Vì sao?

Trả lời:

– Em không tán thành với quan niệm đó, bởi vì vợ chồng phải có nghĩa vụ tôn trọng, thương yêu, giúp đỡ nhau, sống có đạo đức, có văn hoá.

– Hành động chồng ngược đãi, đánh đập, hành hạ vợ là trái với đạo đức, trái với pháp luật, bị xã hội lên án.

– Chúng ta cần có những hành động bảo vệ những phụ nữ bị bạo hành và có biện pháp xử lí kiên quyết, mạnh tay những hành vi bao lực của người chồng.


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 8 trang 43 44 sgk GDCD 9 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài môn GDCD lớp 9 thật tốt!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com