Giải bài 1 2 3 4 5 trang 112 sgk Hóa học 9

Hướng dẫn giải Bài 35: Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ, sách giáo khoa Hóa học 9. Nội dung bài Giải bài 1 2 3 4 5 trang 112 sgk Hóa học 9 bao gồm đầy đủ lý thuyết, công thức, phương trình hóa học, chuyên đề hóa học, … có trong SGK để giúp các em học sinh học tốt môn hóa học lớp 9, ôn thi vào lớp 10 THPT.


Lý thuyết

I. Đặc điểm cấu tạo phân tử của hợp chất hữu cơ

1. Hóa trị và liên kết giữa các nguyên tử

– Trong các hợp chắt hữu cơ, cacbon luôn có hóa trị IV, hiđro có hóa trị I, oxi có hóa trị II. (mỗi hóa trị được biểu diễn bằng một gạch nối giữa hai nguyên tử liên kết).

– Các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hóa trị của chúng. Mỗi liên kết được biểu diễn bằng một nét gạch nối giữa hai nguyên tử.

2. Mạch cacbon

Những nguyên tử cacbon trong phân tử hợp chất hữu cơ có thể liên kết trực tiếp với nhau tạo thành mạch cacbon.  Có 3 loại mạch cacbon:  mạch không phân nhánh (mạch thẳng), mạch nhánh và mạch vòng.

3. Trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử

Mỗi hợp chất hữu cơ có một trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.

II. Công thức cấu tạo

– Công thức biểu diễn đầy đủ liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử gọi là công thức cấu tạo.

– Công thức cấu tạo cho biết thành phần của phân tử và trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.

Dưới đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 5 trang 112 sgk Hóa học 9. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi giải nhé!


Bài tập

Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp trả lời các câu hỏi, giải các bài tập hóa học 9 kèm bài giải, câu trả lời chi tiết bài 1 2 3 4 5 trang 112 sgk Hóa học 9 cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết câu trả lời, bài giải từng bài tập các bạn xem dưới đây:


1. Giải bài 1 trang 112 sgk Hóa học 9

Hãy chỉ ra những chỗ sai trong các công thức sau và viết lại cho đúng?

Gợi ý bài tập SGK Bài 35 Hóa học 9

Trả lời:

a) Nguyên tử C thừa hóa trị, nguyên tử O thiếu hóa trị.

Công thức đúng là CH3OH:

\(\begin{matrix} H \ \ \\ ^| \ \ \\ H-C-OH \\ ^| \ \ \\ H \ \ \end{matrix}\)

b) Nguyên tử C thiếu hóa trị, nguyên tử Cl thừa hóa trị.

Công thức đúng là: CH3-CH2Cl

\(\begin{matrix} H \ \ \ \ \ H \\ ^| \ \ \ \ \ \ ^| \\ H – C – C- Cl \\ ^| \ \ \ \ \ \ ^| \\ H \ \ \ \ \ H \end{matrix}\)

c) Nguyên tử C thừa hóa trị, nguyên tử H thừa hóa trị.

Công thức đúng là: CH3-CH3

\(\begin{matrix} H \ \ \ \ \ H \\ ^| \ \ \ \ \ \ ^| \\ H -C-C-H \\ ^| \ \ \ \ \ \ ^| \\ H \ \ \ \ \ H \end{matrix}\)


2. Giải bài 2 trang 112 sgk Hóa học 9

Hãy viết công thức cấu tạo của các chất có công có công thức phân tử sau: CH3Br, CH4O, CH4, C2H6, C2H5Br. Biết rằng brom có hóa trị I.

Bài giải:

Công thức cấu tạo của hợp chất:

\(\begin{matrix} \ \\ \ \\ CH_{3}Br: \\ \ \\ \ \end{matrix} \ \begin{matrix} H \ \\ ^| \ \\ H-C-Br \\ ^| \ \\ H \ \end{matrix}\)

\(\begin{matrix} \ \\ \ \\ CH_{4}O: \ \\ \ \\ \ \end{matrix} \begin{matrix} H \ \ \ \ \ \ \\ ^| \ \ \ \ \ \ \\ H-C-O-H \\ ^| \ \ \ \ \ \ \\ H \ \ \ \ \ \ \end{matrix}\)

\(\begin{matrix} \ \\ \ \\ CH_{4} : \ \\ \ \\ \ \end{matrix} \begin{matrix} H \\ ^| \\ H-C-H \\ ^| \\ H \end{matrix}\)

\(\begin{matrix} \ \\ \ \\ C_{2}H_{6}: \\ \ \\ \ \end{matrix} \begin{matrix} H \ \ \ \ \ H \\ ^| \ \ \ \ \ \ ^| \\ H-C-C-H \\ ^| \ \ \ \ \ \ ^| \\ H \ \ \ \ \ H \end{matrix}\)

\(\begin{matrix} \ \\ \ \\ C_{2}H_{5}Br: \\ \ \\ \ \end{matrix} \begin{matrix} H \ \ \ \ H \\ ^| \ \ \ \ \ \ ^| \\ H-C-C-Br \\ ^| \ \ \ \ \ \ ^| \\ H \ \ \ \ \ H \end{matrix}\)


3. Giải bài 3 trang 112 sgk Hóa học 9

Hãy viết công thức cấu tạo dạng mạch vòng ứng với các công thức phân tử sau: C3H6, C4H8, C5H10.

Bài giải:

Công thức cấu tạo mạch vòng của C3H6, C4H8 và C5H10:

\(\begin{matrix} C_{3}H_{6}: \\ \ \\ \ \end{matrix} \begin{matrix} CH_{2} \\ ^/ \ \ \ ^\setminus \\ H_{2}C – CH_{2} \end{matrix}\)

\(\begin{matrix} C_{4}H_{8} : \ \\ \ \\ \ \end{matrix} \begin{matrix} H_{2}C – CH_{2} \\ ^| \ \ \ \ \ \ \ \ \ ^| \\ H_{2}C – CH_{2} \end{matrix} ; \ \ \begin{matrix} CH_{2} \ \ \ \ \ \ \ \\ ^/ \ \ \ ^\setminus \ \ \ \ \ \ \ \ \\ H_{2}C -CH – CH_{3} \end{matrix}\)

\(\begin{matrix} \ \\ \ \\ C_{5}H_{10}: \ \\ \ \\ \ \end{matrix} \begin{matrix} CH_{2} \\ ^/ \ \ \ \ ^\setminus \\ H_{2}C \ \ CH_{2} \\ ^| \ \ \ \ \ \ \ \ \ ^| \\ H_{2}C – CH_{2} \end{matrix} \ \ \ \ \ \begin{matrix} \ \\ H_{2}C – CH_{2} \ \ \ \ \ \ \ \ \ \\ ^| \ \ \ \ \ \ \ \ ^| \ \ \ \ \ \ \ \ \\ H_{2}C – CH – CH_{3} \\ \ \end{matrix} \ \ \ \ \ \begin{matrix} \ \\ CH_{2} \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \\ ^/ \ \ \ ^\setminus \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \\ H_{2}C – CH – CH_{2} – CH_{3} \\ \ \end{matrix}\)


4. Giải bài 4 trang 112 sgk Hóa học 9

Những công thức cấu tạo nào sau đây biểu diễn cùng một chất?

\(\\ a) \ \begin{matrix} \ \ \ \ \ \ H \ \ \ H \\ \ \ \ \ \ \ ^| \ \ \ \ \ \ ^| \\ H – O – C – C – H \\ \ \ \ \ \ ^| \ \ \ \ \ ^| \\ \ \ \ \ \ H \ \ \ \ H \end{matrix}\) \(\\ b) \ \begin{matrix} \ H \ \ \ \ \ \ \ \ \ H \ \\ ^| \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ ^| \\ H – C – O – C – H \\ ^| \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ ^| \\ H \ \ \ \ \ \ \ \ \ H \ \end{matrix}\) \(\\ c) \ \begin{matrix} \ H \ \ \ \ H \ \\ ^| \ \ \ \ \ ^| \\ H – C – C – H \\ ^| \ \ \ \ \ ^| \\ H – O \ \ \ H \ \ \ \ \ \ \ \end{matrix}\)

\(\\ d) \ \begin{matrix} H \ \ \ \ H \ \ \ \ \ \\ ^| \ \ \ \ \ ^| \ \ \ \ \ \\ H – C – C – O – H \\ ^| \ \ \ \ \ ^| \ \ \ \ \ \\ H \ \ \ \ H \ \ \ \ \ \end{matrix}\) \(\begin{matrix} \ H \ \ \\ ^| \ \\ e) \ H – C – O \ \ H \\ \ \ \ \ \ \ \ \ \ ^| \ \ \ \ \ ^\setminus \ \ \ ^| \\ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ H \ \ \ \ \ \ \ \ C – H \ \ \ \\ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ ^| \\ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ H \end{matrix}\)

Trả lời:

Các công thức a), c), d) đều là công thức phân tử của rượu etylic C2H5OH.

Các công thức b), e) là công thức phân tử của ete: đimetyl ete.


5. Giải bài 5 trang 112 sgk Hóa học 9

Phân tử hợp chất hữu cơ A, có hai nguyên tố. Khi đốt cháy 3g chất A thu được 5,4g H2O. Hãy xác định công thức phân tử của A, biết khối lượng mol của A là 30g.

Bài giải:

Theo đề bài A là chất hữu cơ nên trong phân tử A có chứa nguyên tố cacbon. Khi đốt cháy A thu được H2O, nên trong phân tử A phải có nguyên tố hidro. A chứa 2 nguyên tố nên công thức tử của A là CxHy.

\(\\ n_{H_{2}O} = \frac{5,4}{18} = 0,3 \ mol \\ \\ n_{A} = \frac{3 }{30}= 0,1 \ mol\)

Phương trình phản ứng đốt cháy A:

\(C_{x}H_{y} + \left ( \frac{x+y}{4} \right ) O_{2} \rightarrow xCO_{2} + \frac{y}{2} H_{2}O\)

1mol CxHy phản ứng tạo ra x mol CO2 và \(\frac{y}{2}\) mol H2O.

Theo đề bài 0,1mol CxHy phản ứng tạo ra 0,3mol H2O.

\(\Rightarrow \frac{0,1y}{2} = 0,3 \Rightarrow y=6\)

Mặt khác: MA = 12x + y = 30

Thay y = 6 vào ta có x = 2.

Vậy công thức của A là C2H6


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 5 trang 112 sgk Hóa học 9 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài môn Hóa học lớp 9 thật tốt!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com