Nội Dung
Hướng dẫn giải Bài §1. Làm quen với số nguyên âm, chương II – Số nguyên, sách giáo khoa toán 6 tập một. Nội dung bài giải bài 1 2 3 4 5 trang 68 sgk toán 6 tập 1 bao gồm tổng hợp công thức, lý thuyết, phương pháp giải bài tập phần số học có trong SGK toán để giúp các em học sinh học tốt môn toán lớp 6.
Lý thuyết
1. Số nguyên âm
Trong thực tế người ta còn dùng những số nguyên với dấu trừ đứng trước. Chẳng hạn, nhiệt độ mùa đông ở đỉnh Mẫu Sơn có khi xuống tới $-2^0C$. Số tự nhiên với dấu trừ đứng trước gọi là số nguyên âm.
2. Trục số
Ta biểu diễn các số nguyên âm trên tia đối của tia số. Khi đó ta được một trục số.
Như vậy một trục số là một đường thẳng trên đó đã chọn điểm $0$ gọi là điểm gốc, thường chọn chiều từ trái sang phải làm chiều dương và một đơn vị độ dài, mỗi số tự nhiên được biểu diễn bởi một điểm ở bên phải điểm $0$, mỗi số nguyên âm được biểu diễn bởi một điểm ở bên trái điểm $0$.
Dưới đây là phần Hướng dẫn trả lời các câu hỏi có trong bài học cho các bạn tham khảo. Các bạn hãy đọc kỹ câu hỏi trước khi trả lời nhé!
Câu hỏi
1. Trả lời câu hỏi 1 trang 66 sgk Toán 6 tập 1
Đọc nhiệt độ ở các thành phố dưới đây:
Hà Nội | 18oC | Bắc Kinh | -2oC |
Huế | 20oC | Mát-xcơ-va | -7oC |
Đà Lạt | 19oC | Pa-ri | 0oC |
TP. Hồ Chí Minh | 25oC | Niu-yoóc | 2oC |
Trả lời:
– Nhiệt độ ở Hà Nội là mười tám độ C.
– Nhiệt độ ở Huế là hai mươi độ C.
– Nhiệt độ ở Đà Lạt là mười chín độ C.
– Nhiệt độ ở TP. Hồ Chí Minh là hai mươi lăm độ C.
– Nhiệt độ ở Bắc Kinh là âm hai độ C.
– Nhiệt độ ở Mát – xcơ – va là âm bảy độ C.
– Nhiệt độ ở Pa – ri là không độ C.
– Nhiệt độ ở Niu – yoóc là hai độ C.
2. Trả lời câu hỏi 2 trang 67 sgk Toán 6 tập 1
Đọc độ cao của các địa điểm dưới đây:
Độ cao của đỉnh núi Phan-xi-păng là $3143$ mét.
Độ cao của đáy vịnh Cam Ranh là $-30$ mét.
Trả lời:
– Độ cao của đỉnh núi Phan – xi – păng là ba nghìn một trăm bốn mươi ba mét.
– Độ cao của đáy vịnh Cam Ranh là âm ba mươi mét.
3. Trả lời câu hỏi 3 trang 67 sgk Toán 6 tập 1
Đọc các câu sau:
Ông Bảy có $-150000$ đồng.
Bà Năm có $200000$ đồng.
Cô Ba có $-30000$ đồng.
Trả lời:
– Ông Bảy có âm một trăm năm mươi nghìn.
– Bà Năm có hai trăm nghìn.
– Cô Ba có âm ba mươi nghìn.
4. Trả lời câu hỏi 4 trang 67 sgk Toán 6 tập 1
Các điểm $A, B, C, D$ ở trục số trên hình 33 biểu diễn những số nào?
Trả lời:
– Điểm A biểu diễn số $- 6$.
– Điểm B biểu diễn số $- 2$.
– Điểm C biểu diễn số $1$.
– Điểm D biểu diễn số $5$.
Dưới đây là Hướng dẫn giải bài 1 2 3 4 5 trang 68 sgk toán 6 tập 1. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi giải nhé!
Bài tập
Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp giải bài tập phần số học 6 kèm bài giải chi tiết bài 1 2 3 4 5 trang 68 sgk toán 6 tập 1 của bài §1. Làm quen với số nguyên âm trong chương II – Số nguyên cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết bài giải từng bài tập các bạn xem dưới đây:
1. Giải bài 1 trang 68 sgk Toán 6 tập 1
Hình $35$ minh họa một phần các nhiệt kế (tính theo độ C)
a) Viết và đọc nhiệt độ ở các nhiệt kế.
b) Trong hai nhiệt kế a và b, nhiệt độ nào cao hơn?
Bài giải:
a) Nhiệt kế a): $-3^0$C đọc là: âm $3$ độ C.
Nhiệt kế b): $-2^0$C đọc là: âm $2$ độ C.
Nhiệt kế c): $0^0$ C đọc là: $0$ độ C.
Nhiệt kế d): $2^0$ C đọc là: $2$ độ C.
Nhiệt kế e): $3^0$ C đọc là: $3$ độ C.
b) Trong hai nhiệt kế a) và b), nhiệt độ ở nhiệt kế b) cao hơn.
2. Giải bài 2 trang 68 sgk Toán 6 tập 1
Đọc độ cao của địa điểm sau:
a) Độ cao của đỉnh núi Ê-vơ-rét (thuộc Nê-pan) là $8848$ mét (cao nhất thế giới)
b) Độ cao của đáy vực Ma-ri-an (thuộc vùng biển Phi-líp-pin là $-11 524$ mét (sâu nhất thế giới).
Bài giải:
a) Đỉnh núi Ê-vơ-rét cao: $8848$ mét.
b) Đáy vực Ma-ri-an sâu: âm $11524$ mét.
3. Giải bài 3 trang 68 sgk Toán 6 tập 1
Người ta còn dùng số nguyên để chỉ thời gian trước Công nguyên. Chẳng hạn, nhà toán học Pi-ta-go sinh năm $-570$ nghĩa là ông sinh năm $570$ trước Công nguyên.
Hãy viết số (nguyên âm) chỉ năm tổ chức Thế vận hội đầu tiên, biết rằng nó diễn ra năm $776$ trước Công nguyên.
Bài giải:
Thế vận hội đầu tiên tổ chức vào năm $-776$ (âm bảy trăm bảy mươi sáu).
4. Giải bài 4 trang 68 sgk Toán 6 tập 1
a) Ghi điểm gốc $0$ vào trục số ở hình 36.
b) Hãy ghi các số nguyên âm nằm giữa các số $-10$ và $-5$ vào trục số ở hình 37.
a) Điểm gốc $0$ được ghi trên trục số như sau:
b) Các số nguyên âm nằm giữa các số $-10$ và $-5$ trên trục số được ghi như sau:
5. Giải bài 5 trang 68 sgk Toán 6 tập 1
Vẽ một trục số và vẽ:
– Những điểm nằm cách điểm $0$ ba đơn vị,
– Ba cặp điểm biểu diễn số nguyên cách đều điểm $0$.
Bài giải:
– Các điểm $-3$ và $3$ cách điểm $0$ ba đơn vị, được vẽ như sau:
– Ba cặp điểm biểu diễn số nguyên cách đều điểm $0$ là: $-1$ và $1; -2$ và $2; -3$ và $3$, được biểu diễn như sau:
Bài trước:
Bài tiếp theo:
Xem thêm:
- Các bài toán 6 khác
- Để học tốt môn Vật lí lớp 6
- Để học tốt môn Sinh học lớp 6
- Để học tốt môn Ngữ văn lớp 6
- Để học tốt môn Lịch sử lớp 6
- Để học tốt môn Địa lí lớp 6
- Để học tốt môn Tiếng Anh lớp 6
- Để học tốt môn Tiếng Anh lớp 6 thí điểm
- Để học tốt môn Tin học lớp 6
- Để học tốt môn GDCD lớp 6
Chúc các bạn làm bài tốt cùng giải bài tập sgk toán lớp 6 với giải bài 1 2 3 4 5 trang 68 sgk toán 6 tập 1!
“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com“