Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 trang 59 sgk GDCD 8

Hướng dẫn Soạn Bài 21: Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sách giáo khoa GDCD lớp 8. Nội dung bài Giải bài 1 2 3 4 trang 59 sgk GDCD 8 bao gồm đầy đủ phần lý thuyết về công dân trong đời sống, pháp luật, phần trả lời câu hỏi gợi ý và phần giải bài tập cuối bài học để giúp các em học sinh học tốt môn GDCD lớp 8.


I – Đặt vấn đề

Dưới đây là phần Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Gợi ý trang 58 sgk GDCD 8. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi trả lời nhé!


Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Gợi ý trang 58 sgk GDCD 8

a) Hãy nêu nhận xét của em vê Điều 30 Hiến pháp và Điều 132 Bộ luật Hình sự.

Trả lời:

Điều 30 Hiến pháp 2013 có quy định về:

– Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.

– Nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo; nghiêm cấm hành vi sử dụng quyền này sai quy định của pháp luật.

b) Khoản 2, Điều 132 của Bộ luật Hình sự thể hiện đặc điểm gì của pháp luật?

Trả lời:

Khoản 2, Điều 132 của Bộ luật Hình sự thể hiện: trách nhiệm pháp lý, hình thức xử phạt đối với hành vi hủy hoại rừng.

c) Hành vi đốt, phá rừng trái phép hoặc huỷ hoại rừng bị xử lí như thế nào? Giải thích tại sao?

Trả lời:

– Hành vi đốt, phá rừng hoặc hủy hoại rừng được quy định tại Khoảng 2, Điều 132 của Bộ luật Hình sự quy định tùy mức độ khác nhau mà có các mức phạt là: phạt tù từ ba năm đến mười năm, phạt tiền, phạt hành chính.

– Có mức phạt trên bởi vì mọi hành vi xâm hại đến lợi ích của nhà nước và công dân đều bị xử lí theo quy định của pháp luật. Trong khi đó, rừng được coi là tài sản quý giá nên mọi hành vi phá rừng, chặt rừng, đốt rừng… đều phải chịu hậu quả.


II – Nội dung bài học

1. Pháp luật là gì?

– Pháp luật là những qui tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.

– Thông qua hoạt động lập pháp (đề ra những qui phạm pháp luật mới để điều chỉnh những quan hệ xã hội mới phát sinh)

2. Đặc điểm cơ bản của pháp luật

– Tính bắt buộc chung (tính qui phạm phổ biến): Trước hết, qui phạm được hiểu là những qui tắc xử sự chung, được coi là khuôn mẫu, chuẩn mực, mực thước đối với hành vi của 1 phạm vi cá nhân, tổ chức. Pháp luật được biểu hiện cụ thể là những qui phạm pháp luật. Do vậy nó cũng là qui tắc xử sự chung cho phạm vi cá nhân hoặc tổ chức nhất định. Pháp luật được Nhà nước ban hành hay thừa nhận không chỉ dành riêng cho một cá nhân, tổ chức cụ thể mà áp dụng cho tất cả các chủ thể. Tuy nhiên, điểm khác biệt giữa Pháp luật với các loại qui phạm khác ở chỗ: Pháp luật là qui tắc xử sự mang tính bắt buộc chung.

Ví dụ: Pháp luật qui định: mọi chủ thể kinh doanh phải nộp thuế.

– Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức

+ Yêu cầu của pháp luật là phải xác định chặt chẽ về mặt hình thức, được biểu hiện ở:

+ Lời văn: phải chính xác, cụ thể, dễ hiểu, không đa nghĩa. Nếu không đúng được yêu cầu này, chủ thể sẽ hiểu sai, hiểu khác.

+ Pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và thông qua cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành. Tuy nhiên mỗi một cơ quan/ loại cơ quan chỉ được ban hành những loại văn bản nhất định có tên gọi xác định và theo một trình tự, thủ tục nhất định.

Ví dụ: Hiếu pháp, bộ luật: Quốc hội mới có quyền ban hành.

+ Nghị định: Chính phủ mới có quyền ban hành.

+ Sự xác định chặt chẽ trong cấu trúc của Pháp luật.

– Tính đảm bảo được thực hiện bằng Nhà nước:

+ Pháp luật do Nhà nước ban hành và thừa nhận đồng thời Nhà nước sẽ đảm bảo cho Pháp luật đó được thực hiện trong thực tiễn đời sống. Sự đảm bảo đó được thể hiện:

+ Nhà nước tạo điều kiện khuyến khích giúp đỡ để chủ thể thực hiện pháp luật.

+ Nhà nước đảm bảo cho Pháp luật được thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước.

+ Tính cưỡng chế là tính không thể tách rời khỏi Pháp luật. Mục đích cưỡng chế và cách thức cưỡng chế là tùy thuộc bản chất Nhà nước.

3. Vai trò của pháp luật

– Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lý mọi mặt đời sống xã hội.

– Pháp luật góp phần tạo dựng những quan hệ mới.

– Pháp luật tạo ra môi trường ổn định trong việc thiết lập các mối quan hệ giao ban giữa các quốc gia.

Dưới đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 trang 59 sgk GDCD 8. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi trả lời nhé!


III – Bài tập

1. Hướng dẫn Giải bài 1 trang 59 sgk GDCD 8

Bình là học sinh chậm tiến, Bình thường xuyên vi phạm nội quy của nhà trường như đi học muộn, không làm đủ bài tập, mất trật tự trong giờ học, đôi lần còn đánh nhau với các bạn trong trường. Theo em, ai có quyền xử lí những vi phạm của Bình? Căn cứ để xử lí các vi phạm đó? Trong các hành vi trên của Bình, hành vi nào là vi phạm pháp luật?

Trả lời:

– Những hành vi của Bình thì Hiệu trưởng, thầy/cô chủ nhiệm và gia đình có quyền được xử lí. Bởi vì những người này là những người có liên quan, có mối quan hệ mật thiết để giải quyết hành vi của Bình. Thầy Hiệu trưởng và thầy/ cô chủ nhiệm có thể căn cứ vào nội quy của nhà trường để xử lí.

– Hành vi vi phạm pháp luật của Bình là việc đánh nhau với các bạn trong trường. Đây là hành vi vi phạm pháp luật vì nó đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, tính mạng, nó xâm hại đến người khác.


2. Hướng dẫn Giải bài 2 trang 59 sgk GDCD 8

Em hãy cho biết tại sao nhà trường phải có nội quy. Biện pháp để đảm bảo cho nội quy được thực hiện ? Nếu không có nội quy thì trường học sẽ ra sao ? Hãy hình dung nhà trường như một xã hội thu nhỏ và thử tưởng tượng một xã hội không có pháp luật thì sẽ như thế nào. Giải thích vì sao mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.

Trả lời:

– Nhà trường phải có nội quy để mọi hoạt động của thầy và trò đi vào nền nếp.

– Biện pháp để đảm bảo cho nội quy được thực hiện là: giáo dục, thuyết phục, răn đe, giáo dục qua tấm gương, thông qua các cuộc thi đua, họp phụ huynh…

– Nếu không có kỉ cương mọi hoạt động sẽ diễn ra không có tổ chức, không nền nếp, không kỉ luật, không công bằng giữa người làm tốt và chưa tốt…

– Nếu một xã hội không có pháp luật sẽ bất ổn, không công bằng, tính mạng, sức khỏe con người sẽ càng ngày càng bị đe dọa, các tệ nạn xã hội sẽ ngày càng tăng…

– Mọi công dân đều phải nghiêm minh thực hiện pháp luật là để trước hết bảo vệ cho chính mình (được tự do ngôn luận, được học tập, được vui chơi…) sau để tôn trọng và bảo vệ lợi ích, quyền của người khác. Nếu không thực hiện pháp luật sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lí.


3. Hướng dẫn Giải bài 3 trang 59 sgk GDCD 8

Điều 105 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ và quyền của anh, chị, em như sau : “Anh, chị, em có quyền, nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau ; có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con”.

a) Hãy tìm một câu ca dao, tục ngữ nói về quan hệ giữa anh chị em.

b) Việc thực hiện bổn phận trong ca dao, tục ngữ dựa trên cơ sở nào? Nếu không thực hiện có bị xử phạt không? Hình thức phạt là gì?

c) Nếu vi phạm Điều 105 của Luật Hôn nhân và gia đình thì có bị xử phạt không? Vì sao?

Trả lời:

a) Ca dao, tục ngữ nói về quan hệ giữa anh chị em:

– Em khôn cũng là em chị, chị dại cũng là chị em.

– Chị ngã em nâng.

b) Việc thực hiện bổn phận trong ca dao, tục ngữ trên dựa trên các quy chuẩn về đạo đức. Nếu không thực hiện có thể bị xử phạt có thể không bị xử phạt. Hình thức xử phạt là lời khuyên, sự răn đe, trách mắng, bị nên án, cười chê…

c) Nếu vi phạm Điều 105 của Luật Hôn nhân và gia đình sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật. Vì mọi công dân phải có trách nhiệm thực hiện trách nhiệm của mình với gia đình như chăm sóc, giáo dục, trông nom…


4. Hướng dẫn Giải bài 4 trang 59 sgk GDCD 8

Hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa đạo đức và pháp luật về cơ sở hình thành; tính chất, hình thức thể hiện và các phương thức bảo đảm thực hiện.

Trả lời:

So sánh Đạo đức Pháp luật
Giống nhau – Đều hướng con người đến việc làm những điều tốt đẹp.
– Đều giáo dục con người đến bổn phận, trách nhiệm, những điều được làm và không nên làm…
Khác nhau – Cơ sở hình thành: Do tục lệ địa phương; do kinh nghiệm, văn hóa…
– Tính chất: tự nguyện, không ép buộc.
– Hình thức thực hiện: qua giáo dục, răn đe, giáo dục…
– Các phương pháp đảm bảo: thông qua dư luận xã hội,
– Cơ sở hình thành: Do nhà nước ban hành.
– Tính chất: bắt buộc chung, áp dụng cho mọi đối tượng.
– Hình thức thực hiện: qua bản bản, quy định, pháp chế…
– Các phương pháp đảm bảo: cưỡng chế, đảm bảo thực hiện bởi Nhà nước.

Bài trước:


Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 trang 59 sgk GDCD 8 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài môn GDCD lớp 8 thật tốt!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com