Giải bài 1 2 trang 7 sgk Toán 7 tập 2

Hướng dẫn giải Bài §1. Thu thập số liệu thống kê, tần số, chương III – Thống kê, sách giáo khoa toán 7 tập hai. Nội dung bài giải bài 1 2 trang 7 sgk toán 7 tập 2 bao gồm tổng hợp công thức, lý thuyết, phương pháp giải bài tập phần đại số có trong SGK toán để giúp các em học sinh học tốt môn toán lớp 7.


Lý thuyết

1. Thu thập số liệu, bảng số liệu thống kê ban đầu

Ví dụ: Khi điều tra về số cây trồng được của mỗi lớp trong dịp phát động phong trào Tết trồng cây, người ta điều tra và lập được bảng dưới đây:

Việc làm trên của người điều tra là thu thập số liệu về vấn đề được quan tâm (cụ thể là số cây được trồng ở mỗi lớp). Các số liệu trên được ghi lại trong một bảng, gọi là bảng số liệu thống kê.

2. Dấu hiệu

a) Dấu hiệu, đơn vị điều tra

Vấn đề hay hiện thượng người điều tra quan tâm được gọi là dấu hiệu (thí dụ số cây trồng được).

Đơn vị điều tra, chẳng hạn số cây trồng được của mỗi lớp.

b) Giá trị của dấu hiệu, dãy giá trị của dấu hiệu

Ứng với mỗi đơn vị điều tra có một số liệu, gọi là một giá trị của dấu hiệu.

Tập các giá trị của dấu hiệu được gọi là dãy giá trị dấu hiệu.

3. Tần số của mỗi giá trị

Số lần xuất hiện của một giá trị trong dãy giá trị của dấu hiệu là tần số của giá trị đó.

Chú ý:

Ta chỉ xem xét, nghiên cứu các dấu hiệu mà giá trị của nó là các số.

Trong trường hợp chỉ chú ý tới giá trị của dấu hiệu thì bảng số liệu thống kê ban đầu chỉ gồm các cột số. Chẳng hạn, từ bảng 1 ở trên ta có bảng sau:

Dưới đây là phần Hướng dẫn trả lời các câu hỏi có trong bài học cho các bạn tham khảo. Các bạn hãy đọc kỹ câu hỏi trước khi trả lời nhé!


Câu hỏi

1. Trả lời câu hỏi 1 trang 5 sgk Toán 7 tập 2

Hãy quan sát bảng 1 để biết cách lập một bảng sô liệu thống kê ban đầu trong các trường hợp tương tự. Chẳng hạn như điều tra số con trong từng gia đình (ghi theo tên các chủ hộ) trong một xóm, một phường,…

Trả lời:

Ví dụ như điều tra số con trong từng gia đình trong một xóm, người điều tra sẽ thu thập số liệu sau đó lập bảng số liệu

Bảng số liệu gồm một số thông tin cơ bản: số thứ tự, tên chủ hộ, số con trong từng gia đình theo tên chủ hộ của một xã

Ta có bảng mẫu:

STT Tên chủ hộ Số con
1 Trần Văn Anh 2
2 Nguyễn Đức Bình 1
3 Lê  Văn Cường 3
4 Phạm Minh Dân 2
5 Bùi Huy Minh 0
6 Lê Hải Nam 1
7 Nguyễn Xuân Quang 3
8 Trần Bình Trọng 1
9 Lê Đức Thọ 2
10 Đoàn Quán Thanh 0

2. Trả lời câu hỏi 2 trang 5 sgk Toán 7 tập 2

Nội dung điều tra trong bảng $1$ là gì ?

Trả lời:

Nội dung điều tra trong bảng $1$ là số cây trồng được của mỗi lớp trong dịp phát động phong trào Tết trồng cây.


3. Trả lời câu hỏi 3 trang 5 sgk Toán 7 tập 2

Trong bảng $1$ có bao nhiêu đơn vị điều tra ?

Trả lời:

Trong bảng $1$, đơn vị điều tra là mỗi lớp. Trong bảng có $20$ lớp, do đó có $20$ đơn vị điều tra.


4. Trả lời câu hỏi 4 trang 6 sgk Toán 7 tập 2

Dấu hiệu \(X\) ở bảng 1 có tất cả bao nhiêu giá trị ? Hãy đọc giá trị của \(X\).

Trả lời:

Số giá trị của dấu hiệu đúng bằng số các đơn vị điều tra nên dấu hiệu \(X\) ở bảng 1 có tất cả \(20\) giá trị.

Dãy giá trị của \(X\) là:

\(35; 30; 28; 30; 30;\)\(\, 35; 28; 30; 30; 35;\)\(\, 35; 50; 35; 50; 30; \)\(\,35; 35; 30; 30; 50.\)


5. Trả lời câu hỏi 5 trang 6 sgk Toán 7 tập 2

Có bao nhiêu số khác nhau trong cột số cây trồng được ? Nêu cụ thể các số khác nhau đó.

Trả lời:

Có \(4\) số khác nhau trong cột số cây trồng được. Đó là các số: \(35; 30; 28; 50\).


6. Trả lời câu hỏi 6 trang 6 sgk Toán 7 tập 2

Có bao nhiêu lớp (đơn vị) trồng được \(30\) cây (hay giá trị \(30\) xuất hiện bao nhiêu lần trong dãy giá trị của dấu hiệu \(X\))? Hãy trả lời câu hỏi tương tự như vậy với các giá trị \(28, 50\).

Trả lời:

– Có \(8\) lớp trồng được \(30\) cây hay giá trị \(30\) xuất hiện \(8\) lần trong dãy giá trị của dấu hiệu \(X\).

– Có \(2\) lớp trồng được \(28\) cây hay giá trị \(28\) xuất hiện \(2\) lần trong dãy giá trị của dấu hiệu \(X\).

– Có \(3\) lớp trồng được \(50\) cây hay giá trị \(50\) xuất hiện \(3\) lần trong dãy giá trị của dấu hiệu \(X\).


7. Trả lời câu hỏi 7 trang 6 sgk Toán 7 tập 2

Trong dãy giá trị của dấu hiệu ở bảng 1 có bao nhiêu giá trị khác nhau ? Hãy viết các giá trị đó cùng tần số của chúng.

Trả lời:

– Trong dãy giá trị của dấu hiệu ở bảng \(1\) có \(4\) giá trị khác nhau.

– Các giá trị khác nhau và tần số tương ứng của chúng là:

+) Giá trị \(30\) có tần số là \(8\).

+) Giá trị \(35\) có tần số là \(7\).

+) Giá trị \(28\) có tần số là \(2\).

+) Giá trị \(50\) có tần số là \( 3\).

Dưới đây là Hướng dẫn giải bài 1 2 trang 7 sgk toán 7 tập 2. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi giải nhé!


Bài tập

Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp giải bài tập phần đại số 7 kèm bài giải chi tiết bài 1 2 trang 7 sgk toán 7 tập 2 của Bài §1. Thu thập số liệu thống kê, tần số trong chương III – Thống kê cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết bài giải từng bài tập các bạn xem dưới đây:

Giải bài 1 2 trang 7 sgk toán 7 tập 2
Giải bài 1 2 trang 7 sgk toán 7 tập 2

1. Giải bài 1 trang 7 sgk Toán 7 tập 2

Lập bảng số liệu thống kê cho một cuộc điều tra nhỏ về một dấu hiệu mà em quan tâm (điểm một bài kiểm tra của mỗi em trong lớp, số bạn nghỉ học trong một ngày của một lớp trong trường, số con trong từng gia đình sống gần nhà em, …).

Bài giải:

Lớp $7/1$ có $40$ học sinh, trong lần kiểm tra học kì $I$ vừa qua, số điểm của bài kiểm tra môn toán như sau:

Điểm 4 5 6 7 8 9 10
Số bài 3 7 8 5 5 6 6

Các bạn có thể đưa ra nhiều con số thống kê khác.


2. Giải bài 2 trang 7 sgk Toán 7 tập 2

Hàng ngày, bạn An thử ghi lại thời gian cần thiết để đi từ nhà đến trường và thực hiện điều đó trong $10$ ngày. Kết quả thu được ở bảng $4$:

STT (ngày) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Thời gian 21 18 17 20 19 18 19 20 18 19

a) Dấu hiệu mà bạn An quan tâm là gì và dấu hiệu đó có tất cả bao nhiêu giá trị?

b) Có bao nhiêu giá trị khác nhau trong dãy giá trị của dấu hiệu đó?

c) Viết các giá trị khác nhau của dấu hiệu và tìm tần số của chúng?

Bài giải:

a) Dấu hiệu của An quan tâm là thời gian đi từ nhà đến trường. Dấu hiệu trên có 10 giá trị.

b) Trong dãy giá trị của dấu hiệu có 5 giá trị khác nhau.

c) Giá trị $21$ có tần số là $1$.

    Giá trị $18$ có tần số là $3$.

    Giá trị $17$ có tần số là $1$.

    Giá trị $20$ có tần số là $2$.

    Giá trị $19$ có tần số là $3$.


Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Chúc các bạn làm bài tốt cùng giải bài tập sgk toán lớp 7 với giải bài 1 2 trang 7 sgk toán 7 tập 2!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com