Giải bài 125 126 127 128 trang 50 sgk Toán 6 tập 1

Hướng dẫn giải Bài §15. Phân tích một số ra thừa số nguyên tố, chương I – Ôn tập và bổ túc về số tự nhiên, sách giáo khoa toán 6 tập một. Nội dung bài giải bài 125 126 127 128 trang 50 sgk toán 6 tập 1 bao gồm tổng hợp công thức, lý thuyết, phương pháp giải bài tập phần số học có trong SGK toán để giúp các em học sinh học tốt môn toán lớp 6.


Lý thuyết

1. Phân tích một thừa số ra số nguyên tố là gì?

Ví dụ: Viết số 300 dưới dạng một tích của nhiều thừa số lớn hơn 1, với mỗi thừa số lại làm như vậy (nếu có thể)?

Chẳng hạng làm như sau:

$300 = 6 .50 = 2 . 3 . 2 . 25 = 2 . 3 . 2 . 5 . 5$

$300 = 3. 100 = 3. 10 .10 = 3. 2 . 5 . 2 . 5$

$300 = 3 . 100 = 3. 4 . 25 = 3 . 2 . 2 . 5 . 5$

Các số 2, 3, 5 là các số nguyên tố. Ta nói rằng 300 đã được phân tích ra thừa số nguyên tố.

\( \Rightarrow \) Phân tích một số tự nhiên lớn hơn 1 ra thừa số nguyên tố là viết số đó dưới dạng một tích các thừa số nguyên tố.

Chú ý:

– Dạng phân tích ra thừa số nguyên tố của mỗi số nguyên tố là chính viết số đó.

– Mọi hợp số đều phân tích được ra thừa số nguyên tố.

2. Cách phân tích một số thừa số nguyên tố

Ta còn có thể tích số 300 ra thừa số nguyên tố “theo cột dọc”:

Do đó $300 = 2 .2.3.5.5$

Viết gọn bằng luỹ thừa, ta được: \(300 = {2^2}{.3.5^2}\)

(Trong cách phân tích một số ra thừa số nguyên tố, ta thường viết các ước nguyên tố theo thứ tự từ nhỏ đến lớn.)

Nhận xét: Dù phân tích một số ra thừa số nguyên tố bằng cách nào thì cuối cùng ta cũng được cùng một kết quả.

Ví dụ: Phân tích các số sau ra thừa số nguyên tố:

a. 120; b. 900 c. 100 000

Bài giải:

a. \(120{\rm{ }} = {2^3}.3.5\)

b. \(900 = {2^2}{.3^2}{.5^2}\)

c. \(100{\rm{ }}000 = {10^5} = {2^5}{.5^5}\)

Ví dụ: Phân tích các số sau ra thừa số nguyên tố rồi cho biết mỗi số đó chia hết cho các số nguyên tố nào?

a. 450 b. 2100

Bài giải:

a. \(450 = {2.3^2}{.5^2}\). Số 450 chia hết cho các số nguyên tố 2, 3, 5

b. \(2100 = {2^2}{.3.5^2}.7\). Số 2100 chia hết cho các số nguyên tố 2, 3, 5, 7.

Dưới đây là phần Hướng dẫn trả lời các câu hỏi có trong bài học cho các bạn tham khảo. Các bạn hãy đọc kỹ câu hỏi trước khi trả lời nhé!


Câu hỏi

Trả lời câu hỏi 1 trang 50 sgk Toán 6 tập 1

Phân tích số $420$ ra thừa số nguyên tố.

Trả lời:

Ta có:

Do đó: $420 = 2 . 2 . 5 . 3 . 7$

Dưới đây là giải bài 125 126 127 128 trang 50 sgk toán 6 tập 1. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi giải nhé!


Bài tập

Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp giải bài tập phần số học 6 kèm bài giải chi tiết bài 125 126 127 128 trang 50 sgk toán 6 tập 1 của bài §15. Phân tích một số ra thừa số nguyên tố trong chương I – Ôn tập và bổ túc về số tự nhiên cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết bài giải từng bài tập các bạn xem dưới đây:

Giải bài 125 126 127 128 trang 50 sgk toán 6 tập 1
Giải bài 125 126 127 128 trang 50 sgk toán 6 tập 1

1. Giải bài 125 trang 50 sgk Toán 6 tập 1

Phân tích các số sau ra thừa số nguyên tố:

a) 60;          b) 64;        c) 285;

d) 1035;      e) 400;      g) 1000000.

Bài giải:

a) $60 = 2^2.3.5$

b) $64 = 2^6$

c) $285 = 3.5.19$

d) $1035 = 3^2.5.23$

e) $400 = 2^4.5^2$

g) $1000000 = 2^6.5^6$


2. Giải bài 126 trang 50 sgk Toán 6 tập 1

An phân tích các số $120, 306, 567$ ra thừa số nguyên tố như sau:

$120 = 2 . 3 . 4 . 5$;

$306 = 2 . 3 . 51$;

$567 = $9^2$ . 7$.

An làm như trên có đúng không? Hãy sửa lại trong trường hợp An làm không đúng.

Bài giải:

An làm không đúng vì chưa phân tích hết ra thừa số nguyên tố. Ở đây 4; 51; 9 không phải là các số nguyên tố.

Kết quả phân tích đúng phải là:

$120 = 2^3.3.5$

$306 = 2.3^2.17$

$567 = 3^4.7$


3. Giải bài 127 trang 50 sgk Toán 6 tập 1

Phân tích các số sau ra thừa số nguyên tố rồi cho biết mỗi số đó chia hết cho các số nguyên tố nào?

a) 225;         b) 1800;

c) 1050;       d) 3060.

Bài giải:

a) 225 = $3^2$ . $5^2$ chia hết cho $3 \,và\, 5$

b) 1800 = $2^3$ . $3^2$ . $5^2$ chia hết cho $2; 3; 5$

c) 1050 = 2 . 3 . $5^2$ . 7 chia hết cho $2; 3; 5; 7$

d) 3060 = $2^2$ . $3^2$ . 5 . 17 chia hết cho $2; 3; 5; 17$


4. Giải bài 128 trang 50 sgk Toán 6 tập 1

Cho số a = $2^3$.$5^2$.11. Mỗi số $4; 8; 16; 11; 20$ có là ước của a hay không?

Bài giải:

4 là một ước của a vì 4 là một ước của $2^3$;

8 = $2^3$ là một ước của a;

16 không phải là ước của a;

11 là một ước của a;

20 cũng là ước của a vì 20 = 4.5 là ước của $2^3$.$5^2$


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Chúc các bạn làm bài tốt cùng giải bài tập sgk toán lớp 6 với giải bài 125 126 127 128 trang 50 sgk toán 6 tập 1!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com