Giải bài 15 16 17 18 trang 34 35 sgk Toán 7 tập 2

Hướng dẫn giải Bài §4. Đơn thức đồng dạng, chương IV – Biểu thức đại số, sách giáo khoa toán 7 tập hai. Nội dung bài giải bài 15 16 17 18 trang 34 35 sgk toán 7 tập 2 bao gồm tổng hợp công thức, lý thuyết, phương pháp giải bài tập phần đại số có trong SGK toán để giúp các em học sinh học tốt môn toán lớp 7.


Lý thuyết

1. Đơn thức đồng dạng

Hai đơn thức đồng dạng là hai đơn thức có hệ số khác 0 và có cùng phần biến.

Ví dụ: \(\frac{-1}{2}xy^2, 5xy^2, xy^2, \frac{-7}{5}xy^2\) là những đơn thức đồng dạng (vì các đơn thức này có hệ số khác 0 và có chung phần biến \(xy^2\))

Chú ý: Các số khác 0 được gọi là những đơn thức đồng dạng.

2. Cộng, trừ các đơn thức đồng dạng

Để cộng (hay trừ) hai đơn thức đồng dạng, ta cộng (hay trừ) các hệ số với nhau và giữ nguyên phần biến.

Ví dụ:

Cộng hai đơn thức \(2x\) và \(5x\): \(2x+5x=(2+5)x=7x\).

Cộng hai đơn thức \(\frac{-1}{2}x^3y\) và \(x^3y\): \(\frac{-1}{2}x^3y+x^3y=(\frac{-1}{2}+1)x^3y=\frac{1}{2}x^3y\).

Dưới đây là phần Hướng dẫn trả lời các câu hỏi có trong bài học cho các bạn tham khảo. Các bạn hãy đọc kỹ câu hỏi trước khi trả lời nhé!


Câu hỏi

1. Trả lời câu hỏi 1 trang 33 sgk Toán 7 tập 2

Cho đơn thức \(3{x^2}yz\).

a) Hãy viết ba đơn thức có phần biến giống phần biến của đơn thức đã cho.

b) Hãy viết ba đơn thức có phần biến khác phần biến của đơn thức đã cho.

Trả lời:

Phần biến của đơn thức \(3{x^2}yz\) là \({x^2}yz\)

a) Ba đơn thức có phần biến giống phần biến của đơn thức đã cho là:

\(5{x^2}yz;111{x^2}yz;\,\dfrac{1}{2}{x^2}yz\)

b) Ba đơn thức có phần biến khác phần biến của đơn thức đã cho là:

\(xyz;{\text{ }}3{x^2}{y^2}z;{\text{ }}14{x^3}{y^2}{z^2}\)


2. Trả lời câu hỏi 2 trang 33 sgk Toán 7 tập 2

Ai đúng? Khi thảo luận nhóm, bạn Sơn nói: “\(0,9x{y^2}\) và \(0,9{x^2}y\) là hai đơn thức đồng dạng” Bạn Phúc nói: “Hai đơn thức trên không đồng dạng”. Ý kiến của em?

Trả lời:

Phần biến của đơn thức \(0,9xy^2\) là \(xy^2\).

Phần biến của đơn thức \(0,9x^2y\) là \(x^2 y\).

Ta thấy phần biến của hai đơn thức khác nhau nên hai đơn thức đó không đồng dạng. Vậy bạn Phúc đúng.


3. Trả lời câu hỏi 3 trang 34 sgk Toán 7 tập 2

Hãy tìm tổng của ba đơn thức: \(x{y^3};{\text{ }}5x{y^3}\) và \( – 7x{y^3}\).

Trả lời:

Ta có: \(x{y^3} + 5x{y^3} + ( – 7x{y^3}) \)

\(\,= \left( {1+ 5 – 7} \right).x{y^3} \)\(\,= (-1).x{y^3} =- x{y^3}\)

Dưới đây là Hướng dẫn giải bài 15 16 17 18 trang 34 35 sgk toán 7 tập 2. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi giải nhé!


Bài tập

Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp giải bài tập phần đại số 7 kèm bài giải chi tiết bài 15 16 17 18 trang 34 35 sgk toán 7 tập 2 của Bài §4. Đơn thức đồng dạng trong chương IV – Biểu thức đại số cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết bài giải từng bài tập các bạn xem dưới đây:

Giải bài 15 16 17 18 trang 34 35 sgk toán 7 tập 2
Giải bài 15 16 17 18 trang 34 35 sgk toán 7 tập 2

1. Giải bài 15 trang 34 sgk Toán 7 tập 2

Xếp các đơn thức sau thành từng nhóm các đơn thức đồng dạng:

$\frac{5}{3}$$x^2$y;   x$x^y$;   -$\frac{1}{2}$$x^2$y;   -2x$y^2$; $x^2$y;   $\frac{1}{4}$x$y^2$;   -$\frac{2}{5}$$x^2$y;   $xy$

Bài giải:

Các đơn thức đồng dạng được xếp như sau:

Nhóm 1: $\frac{5}{3}$$x^2$y;   -$\frac{1}{2}$$x^2$y;    $x^2$y;  -$\frac{2}{5}$$x^2$y

Nhóm 2: x$x^y$;   -2x$y^2$;   $\frac{1}{4}$ x$y^2$


2. Giải bài 16 trang 34 sgk Toán 7 tập 2

Tìm tổng của ba đơn thức: 25x$y^2$;    55x$y^2$  và   75x$y^2$

Bài giải:

Tổng của ba đơn thức:

25x$y^2$ + 55x$y^2$ + 75x$y^2$ = $(25 + 55 + 75)xy^2$ = 155x$y^2$


3. Giải bài 17 trang 35 sgk Toán 7 tập 2

Tính giá trị của biểu thức sau tại $x = 1$ và $y = -1$

$\frac{1}{2}$$x^5$y – $\frac{3}{4}$$x^5$y + $x^5$y

Bài giải:

Ta có: $\frac{1}{2}$$x^5$y – $\frac{3}{4}$$x^5$y + $x^5$y = ($\frac{1}{2}$ – $\frac{3}{4}$ + 1) $x^5$y = $\frac{3}{4}$$x^5$y

Thay $x = 1, y = -1$, ta được: $\frac{3}{4}$$1^5$.(-1) = – $\frac{3}{4}$


4. Giải bài 18 trang 35 sgk Toán 7 tập 2

Đố: Tên PDF EPUB PRC AZW miễn phí đọc trên điện thoại – máy tính, ứng dụng đọc file epub, prc reader, azw reader của tác giả cuốn Đại Việt sử kí dưới thời vua Trần Nhân Tông được đặt cho một đường phố ở Thủ đô Hà Nội. Em sẽ biết tên tác giả đó bằng cách tình tổng và hiệu dưới đây rồi viết chữ tương ứng vào ô dưới kết quả được cho trong bảng sau:

V    2$x^2$ + 3$x^2$ – $\frac{1}{2}$$x^2$ ;                Ư    5xy – $\frac{1}{3}$xy + xy

N    -$\frac{1}{2}$$x^2$ + $x^2$ ;                             U    -6$x^2$y – 6$x^2$y

H    xy – 3xy + 5xy ;                        Ê    3x$y^2$ – (-3x$y^2$)

Ă    7$y^2$$z^3$ + (-7$y^2$$z^3$) ;                  L    -$\frac{1}{5}$$x^2$ + (-$\frac{1}{5}$$x^2$)

Bài giải:

Ta có:

V = 2$x^2$ + 3$x^2$ – $\frac{1}{2}$$x^2$ = (2 + 3 – $\frac{1}{2}$)$x^2$ = $\frac{1}{2}$$x^2$

Ư = 5xy – $\frac{1}{3}$xy + xy = (5 – $\frac{1}{3}$ + 1)xy = $\frac{17}{3}$xy

N = -$\frac{1}{2}$$x^2$ + $x^2$ = (-$\frac{1}{2}$ + 1)$x^2$ = $\frac{1}{2}$$x^2$

U = -6$x^2$y – 6$x^2$y = (-6 – 6) $x^2$y = -12$x^2$y

H = xy – 3xy + 5xy = (1 – 3 + 5)xy = 3xy

Ê = 3x$y^2$ – (-3x$y^2$) = 3x$y^2$ + 3x$y^2$ = 6x$y^2$

Ă = 7$y^2$$z^3$ + (-7$y^2$$z^3$) = (7 – 7) $y^2$$z^3$ = 0

L = -$\frac{1}{5}$$x^2$ + (-$\frac{1}{5}$$x^2$) = (-$\frac{1}{5}$ – $\frac{1}{5}$)$x^2$ = -$\frac{2}{5}$$x^2$

Thay vào bảng ta được:

-$\frac{2}{5}$$x^2$

6x$y^2$

$\frac{9}{2}$$x^2$

0

$\frac{1}{2}$$x^2$

3xy

$\frac{17}{3}$xy

-12$x^2$y

L

Ê

V

Ă

N

H

Ư

U

Vậy tác giả của cuốn Đại Việt sử kí là Lê Văn Hưu.


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Chúc các bạn làm bài tốt cùng giải bài tập sgk toán lớp 7 với giải bài 15 16 17 18 trang 34 35 sgk toán 7 tập 2!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com