Nội Dung
Hướng dẫn giải Bài §5. Tính chất đường phân giác của một góc, chương III – Quan hệ giữa các yếu tố trong tam giác – Các đường đồng quy của tam giác, sách giáo khoa toán 7 tập hai. Nội dung bài giải bài 31 32 trang 70 sgk toán 7 tập 2 bao gồm tổng hợp công thức, lý thuyết, phương pháp giải bài tập phần hình học có trong SGK toán để giúp các em học sinh học tốt môn toán lớp 7.
Lý thuyết
1. Định nghĩa 1 (định lí thuận)
Điểm nằm trên tia phân giác của một góc thì cách đều hai cạnh của góc đó.
Giả thiết:
M nằm trên tia phân giác của góc xOy
\(MA \bot Ox,\,MB \bot Oy\)
Kết luận: MA = MB
2. Định lí 2 (định lí đảo)
Điểm nằm bên trong một góc và cách đều hai cạnh của góc thì nằm trên tia phân giác của góc đó.
Giả thiết:
M nằm trong góc xOy
\(MA \bot Ox,\,\,MB \bot Oy\)
MA = MB
Kết luận: M nằm trên tia phân giác của góc xOy.
Nhận xét: Tập hợp các điểm nằm bên trong một góc và cách đều hai cạnh của góc là tia phân giác của góc đó.
Dưới đây là phần Hướng dẫn trả lời các câu hỏi có trong bài học cho các bạn tham khảo. Các bạn hãy đọc kỹ câu hỏi trước khi trả lời nhé!
Câu hỏi
1. Trả lời câu hỏi 1 trang 68 sgk Toán 7 tập 2
Dựa vào cách gấp hình, hãy so sánh các khoảng cách từ điểm \(M\) đến hai cạnh \(Ox, Oy.\)
Trả lời:
Khoảng cách từ \(M\) đến \(Ox\) bằng khoảng cách từ \(M\) đến \(Oy\).
2. Trả lời câu hỏi 2 trang 69 sgk Toán 7 tập 2
Dựa vào hình \(29\), hãy viết giả thiết và kết luận của định lí 1.
Trả lời:
3. Trả lời câu hỏi 3 trang 69 sgk Toán 7 tập 2
Dựa vào hình \(30\), hãy viết giả thiết và kết luận của định lí \(2\).
Trả lời:
Dưới đây là Hướng dẫn giải bài 31 32 trang 70 sgk toán 7 tập 2. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi giải nhé!
Bài tập
Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp giải bài tập phần hình học 7 kèm bài giải chi tiết bài 31 32 trang 70 sgk toán 7 tập 2 của Bài §5. Tính chất đường phân giác của một góc trong chương III – Quan hệ giữa các yếu tố trong tam giác – Các đường đồng quy của tam giác cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết bài giải từng bài tập các bạn xem dưới đây:
1. Giải bài 31 trang 70 sgk Toán 7 tập 2
Hình 31 cho biết cách vẽ tia phân giác của góc xOy bằng thước hai lề:
Áp một lề của thước vào cạnh Ox, kẻ đường thẳng a theo lề kia.
Làm tương tự với cạnh Oy, ta kẻ được đường thẳng b.
Gọi M là giao điểm của a và b, ta có OM là tia phân giác của góc xOy.
Hãy chứng minh tia OM được vẽ như vậy đúng là tia phân giác của góc xOy.
(Gợi ý: Dựa vào bài tập 12 chứng minh các khoảng cách từ M đến Ox và đến Oy bằng nhau (do cùng bằng khoảng cách hai lề của chiếc thước) rồi áp dụng định lí 2)
Bài giải:
Từ bài tập 12 ta biết rằng: độ dài đường vuông góc giữa hai đường thẳng song song chính là khoảng cách giữa hai đường thẳng đó.
Gọi A, B lần lượt là chân đường cao hạ từ M xuống Ox, Oy ⇒ MA, MB lần lượt là khoảng cách từ M đến Ox, Oy.
Theo cách vẽ bằng thước hai lề và từ bài tập 12 ta suy ra: MA = MB (cùng bằng khoảng cách hai lề của thước) hay điểm M cách đều hai cạnh của góc xOy.
Áp dụng định lý 2 suy ra: OM là tia phân giác của góc xOy.
2. Giải bài 32 trang 70 sgk Toán 7 tập 2
Cho tam giác ABC. Chứng minh rằng giao điểm của hai tia phân giác của hai góc ngoài B1 và C1 (h.32) nằm trên tia phân giác của góc A.
Bài giải:
Gọi M là giao điểm của hai tia phân giác của hai góc ngoài B và C của ΔABC.
Kẻ MH ⊥ AB; MI ⊥ BC; MK ⊥ AC
Vì M nằm trên tia phân giác của góc B1 nên MH = MI
Vì M nằm trên tia phân giác của góc C1 nên MH = MK
Suy ra: MI = MK
⇒ M thuộc phân giác của góc A (Định lí 2)
Bài trước:
Bài tiếp theo:
Xem thêm:
- Các bài toán 7 khác
- Để học tốt môn Vật lí lớp 7
- Để học tốt môn Sinh học lớp 7
- Để học tốt môn Ngữ văn lớp 7
- Để học tốt môn Lịch sử lớp 7
- Để học tốt môn Địa lí lớp 7
- Để học tốt môn Tiếng Anh lớp 7
- Để học tốt môn Tiếng Anh lớp 7 thí điểm
- Để học tốt môn Tin học lớp 7
- Để học tốt môn GDCD lớp 7
Chúc các bạn làm bài tốt cùng giải bài tập sgk toán lớp 7 với giải bài 31 32 trang 70 sgk toán 7 tập 2!
“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com“