Giải bài 38 39 40 41 42 trang 91 92 93 sgk Toán 6 tập 2

Hướng dẫn giải Bài §8. Đường tròn, sách giáo khoa toán 6 tập hai. Nội dung bài Giải bài 38 39 40 41 42 trang 91 92 93 sgk Toán 6 tập 2 bao gồm tổng hợp công thức, lý thuyết, phương pháp giải bài tập phần hình học có trong SGK toán để giúp các em học sinh học tốt môn toán lớp 6.


Lý thuyết

1. Đường tròn và hình tròn

– Đường tròn tâm O, bán kính R là hình gồm các điểm cách điểm O một khoảng bằng R, kí hiệu (O; R).

– Hình tròn là hình gồm các điểm nằm trên đường tròn và các điểm nằm bên trong đường tròn đó.

2. Cung và dây cung

Hai điểm A, B nằm trên đường tròn tạo ra hai cung tròn. Đoạn thẳng AB gọi là dây cung.

Đường kính là dây cung đi qua tâm O. Đường kính là dây cung dài nhất, bằng 2 lần bán kính.

Dưới đây là Hướng dẫn Giải bài 38 39 40 41 42 trang 91 92 93 sgk Toán 6 tập 2. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi giải nhé!


Bài tập

Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp giải bài tập phần hình học 6 kèm bài giải chi tiết bài 38 39 40 41 42 trang 91 92 93 sgk Toán 6 tập 2 của bài §8 Đường tròn chương II – Góc cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết bài giải từng bài tập các bạn xem dưới đây:

Giải bài 38 trang 91 sgk toán 6 tập 2

Giải bài 39 40 41 trang 92 sgk toán 6 tập 2


1. Giải bài 38 trang 91 sgk Toán 6 tập 2

Trong hình 48, ta có hai đường tròn $(O;2cm)$ và $(A;2cm)$ cắt nhau tại $C,bD$. Điểm $A$ nằm trên đường tròn tâm $O$.

a) Vẽ đường tròn tâm $C$, bán kính $2cm.$

b) Vì sao đường tròn $(C;2cm)$ đi qua $O, A$?

Bài giải:

a) Xem hình bên:

b) Đường tròn $(C; 2cm)$ đi qua $O$ và $A$ vì $O$ và $A$ cách $C$ là $2cm.$


2. Giải bài 39 trang 92 sgk Toán 6 tập 2

Trên hình 49, ta có hai đường tròn $(A;2cm)$ và $(B;2cm)$ cắt nhau tại $C,D, AB=4cm$. Đường tròn tâm $A,B$ lần lượt cắt đoạn thẳn $AB$ tại $K, I.$

a) Tính $CA, CB, DA, DB.$

b) $I$ có phải là trung điểm của đoạn thẳng $AB$ không?

c) Tính IK.

Bài giải:

a) Hai điểm $C$ và $D$ nằm trên đường tròn $(A; 3cm)$ nên $CA = DA = 3cm$

Hai điểm $C$ và $D$ nằm trên đường tròn $(B; 2cm)$ nên $CB = DB = 2cm$

b) Trên tia $BA$ có:

$BI = 2cm, AB = 4cm$

Vì $2cm < 4cm$ nên điểm $I$ nằm giữa $A$ và $B (1).$

Ta có: $AI + IB = AB$

⇒$ AI = AB – IB = 4 – 2 = 2cm$

Do đó: $AI = BI (2)$

Từ (1) và (2) suy ra $I$ là trung điểm của đoạn thẳng $AB.$

c) Trên tia $AB$ có:

$ AI = 2cm, AK = 3cm$.

Vì $AI < AK$ nên điểm $I$ nằm giữa hai điểm $A$ và $K.$

Ta có: $AI + IK = AK$

⇒$ IK = AK – AI = 3 – 2 = 1cm$


3. Giải bài 40 trang 92 sgk Toán 6 tập 2

Với compa, hãy so sánh các đoạn thẳng trong hình 50 rồi đánh cùng một dấu cho các đoạn thẳng bằng nhau.

Bài giải:

Ta có:

$LM < AB = IK < ES = GH < CD = PQ.$


4. Giải bài 41 trang 92 sgk Toán 6 tập 2

Đố: Xem hình 51. So sánh $AB+BC+AC$ với $OM$ bằng mắt rồi kiểm tra bằng dụng cụ.

Bài giải:

Trên tia $OM$ kể từ $O$ ta đặt liên tiếp ba đoạn thẳng có độ dài lần lượt bằng $AB, BC, CA$. Ta thấy điểm cuối trùng với $M.$

Vậy $AB + BC + CA= OM.$


5. Giải bài 42 trang 93 sgk Toán 6 tập 2

Vẽ lại các hình sau (đúng kích thước như hình đã cho).

Bài giải:

a) Trước hết vẽ đường tròn bán kính $1.2 cm$.

– Vẽ một đường kính của đường tròn.

– Xác định trung điểm của hai bán kính. Vẽ hai cung tròn có bán kính bằng một nửa bán kính của đường tròn ban đầu.

– Tô màu như hình vẽ.

b) Trước hết, vẽ hình vuông. Lấy giao điểm của hai đường chéo làm tâm vẽ $5$ đường tròn có bán kính lần lượt bằng bán kính của $5$ đường tròn đã cho.

c) Trước hết vẽ đường tròn ở chính giữa có bán kính $R$.

– Chia đường tròn thành $6$ phần bằng nhau bằng cách vẽ các đường kính tạo với nhau $1$ góc $60^0$.

– Kéo dài các đường kính, trên các đường kéo dài đó lấy các điểm sao cho độ dài đoạn thẳng từ tâm đến các điểm đó bằng hai lần bán kính đường tròn.

– Vẽ các đường tròn tâm là các điểm vừa lấy, bán kính bằng bán kính đường tròn ban đầu.

– Dùng bút nét to vẽ lại các cung tròn được tô đậm như hình dưới.

d) Vẽ đường tròn bán kính $R$ bằng bán kính của đường tròn ở chính giữa và chia thành $6$ phần bằng nhau như phần c) sau đó nối các đoạn thẳng như hình vẽ.

– Xác định trung điểm các đoạn thẳng vừa vẽ để làm tâm đường tròn.

– Vẽ các nửa đường tròn.


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Chúc các bạn làm bài tốt cùng giải bài tập sgk toán lớp 6 với Giải bài 38 39 40 41 42 trang 91 92 93 sgk Toán 6 tập 2!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com