Luyện tập: Giải bài 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 trang 31 32 sgk Toán 8 tập 2

Luyện tập Bài §7. Giải bài toán bằng cách lập phương trình (tiếp), Chương III – Phương trình bậc nhất một ẩn, sách giáo khoa toán 8 tập hai. Nội dung bài giải bài 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 trang 31 32 sgk toán 8 tập 2 bao gồm tổng hợp công thức, lý thuyết, phương pháp giải bài tập phần đại số có trong SGK toán để giúp các em học sinh học tốt môn toán lớp 8.


Lý thuyết

1. Kiến thức cơ bản

Qua các bài toán trên, ta thấy: Để lập được phương trình, ta cần khéo chọn ẩn số và tìm sự liên quan giữa các đại lượng trong bài toán. Lập bảng biểu diễn các đại lượng trong bài toán theo ẩn số đã chọn là một phương pháp thường dùng.

2. Ví dụ minh họa

Trước khi đi vào giải bài 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 trang 31 32 sgk toán 8 tập 2, chúng ta hãy tìm hiểu các ví dụ điển hình sau đây:

Ví dụ 1:

(Bài toán cổ Hi Lạp)

– Thưa Py-ta-go lỗi lạc, trường của người có bao nhiêu môn đệ?

Nhà hiền triết trả lời:

– Hiện nay, một nửa đang học Toán, một phần tư đang học nhạc, một ngồi yên suy nghĩ. Ngoài ra còn có ba phụ nữ.

Hỏi trường Đại học Py-ta-go có bao nhiêu người?

Bài giải:

Gọi x là số người trong trường Đại học của Py-ta-go, điều kiện \(x \in {N^*}.\) Vì:

Một nửa đang học Toán, tức là có \(\frac{x}{2}.\)

Một phần tử đang học Nhạc, tức là có \(\frac{x}{4}.\)

Một phần bảy ngồi yên suy nghĩ, tức là có \(\frac{x}{7}.\)

Tổng số những người học Toán, Nhạc ngồi yên suy nghĩ và ba phụ nữ bằng số môn đệ của trường nên:

\(\frac{x}{2} + \frac{x}{4} + \frac{x}{7} + 3 = x \Leftrightarrow 14x + 7x + 4x + 3.28 = 28x\)

\( \Leftrightarrow 25x + 84 = 28x \Leftrightarrow 3x = 84 \Leftrightarrow x = 28\) thoả mãn điều kiện.

Vậy trường Đại học của Py-ta-go có 28 người.

Ví dụ 2:

Hiệu hai số bằng 4, tỉ số giữa chúng bằng \(\frac{3}{2}.\) Tìm hai số đó. (5)

Bài giải:

Gọi số lớn là x. Từ giả thiết:

Hiệu hai số bằng 4, suy ra số nhỏ là x – 4

Tỉ số giữa chúng bằng \(\frac{3}{2}\), suy ra \(\frac{x}{{x – 4}} = \frac{3}{2} \Leftrightarrow 2x = 3(x – 4)\)

\( \Leftrightarrow 2x = 3x – 12 \Leftrightarrow x = 12\)

Vậy hai số cần tìm là 12 và 8.

Ví dụ 3:

Một phân số có từ số bé hơn mẫu số là 11. Nếu tăng tử số lên 3 đơn vị và giảm mẫu số đi 5 đơn vị thì được một phân số bằng \(\frac{2}{3}.\) Tìm phân số ban đầu.

Bài giải:

Gọi tử số là x. Từ giả thiết:

Tử số bé hơn mẫu số là 11, suy ra mẫu số là x + 11

Và khi đó phân số dạng \(\frac{x}{{x + 11}}\)

Nếu tăng tử số lên 3 đơn vị và giảm mẫu số đi 5 đơn vị thì được một phân số bằng \(\frac{2}{3}\), suy ra: \(\frac{{x + 3}}{{(x + 11) – 5}} = \frac{2}{3} \Leftrightarrow \frac{{x + 3}}{{x + 6}} = \frac{2}{3} \Leftrightarrow 3(x + 3) = 2(x + 6)\)

\( \Leftrightarrow 3x + 9 = 2x + 12 \Leftrightarrow x = 3.\)

Vậy phân số cần tìm là \(\frac{3}{{14}}\)

Ví dụ 4:

Có hai ngăn sách, trong đó số sách ở ngăn I gấp ba số sách ở ngăn II. Sau khi chuyển 20 cuốn sách từ ngăn I sang ngăn II thì số sách ở ngăn II bằng \(\frac{5}{7}\) số sách ở ngăn I. Tính số sách ở mỗi ngăn lúc đầu.

Bài giải:

Gọi số sách trong ngăn thứ II là x. Từ giả thiết:

Số sách ở ngăn I gấp ba số sách ở ngăn II, suy ra nó có 3x cuốn.

Sau khi chuyển 20 cuốn sách từ ngăn I sang ngăn II thì

* Số sách ở ngăn I còn 3x – 20 cuốn

* Số sách ở ngăn II là x + 20 cuốn

Khi đó, ta có: \(x + 20 = \frac{5}{7}(3x – 20) \Leftrightarrow 7x + 140 = 15x – 100 \Leftrightarrow 8x = 240 \Leftrightarrow x = 30\)

Vậy số sách ở ngăn thứ I bằng 90 cuốn và số sách ở ngăn thứ II bằng 30 cuốn.

Ví dụ 5:

Tìm một số tự nhiên biết rằng nếu viết thêm một chữ số 4 vào cuối của số đó thì số ấy tăng thêm 1219 đơn vị.

Bài giải:

Gọi x là số cần tìm. Từ giả thiết:

Khi viết thêm một chữ số 4 vào cuối của số đó, ta được số mới có giá trị bằng 10x + 4

Khi đó, ta có: \(10x{\rm{ }} + {\rm{ }}4{\rm{ }} = {\rm{ }}x{\rm{ }} + {\rm{ }}1219 \Leftrightarrow 9x = 1215 \Leftrightarrow x = 135\)

Vậy số cần tìm là 135.

Ví dụ 6:

Một người đi từ A để đến B, vận tốc 30km/h. Lúc từ B về A, người đó đi với vận tốc 40km/h, do đó thời gian về ít hơn thời gian đi là 45 phút. Tính quãng đường AB.

Bài giải:

Gọi x là độ dài quãng đường AB. Từ giả thiết:

Người đó đi từ A đến B hết \(\frac{x}{{30}}\) giờ.

Người đó đi từ B về A hết \(\frac{x}{{40}}\) giờ.

Khi đó, ta có: \(\frac{x}{{30}} – \frac{x}{{40}} = \frac{{45}}{{60}} \Leftrightarrow \frac{x}{3} – \frac{x}{4} = \frac{{15}}{2} \Leftrightarrow 4x – 3x = 90 \Leftrightarrow x = 90\)

Vậy quãng đường AB dài 90km.

Dưới đây là Hướng dẫn giải bài 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 trang 31 32 sgk toán 8 tập 2. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi giải nhé!


Luyện tập

Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp giải bài tập phần đại số 8 kèm bài giải chi tiết bài 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 trang 31 32 sgk toán 8 tập 2 của Bài §7. Giải bài toán bằng cách lập phương trình (tiếp) trong Chương III – Phương trình bậc nhất một ẩn cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết bài giải từng bài tập các bạn xem dưới đây:

Giải bài 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 trang 31 32 sgk toán 8 tập 2
Giải bài 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 trang 31 32 sgk toán 8 tập 2

1. Giải bài 40 trang 31 sgk Toán 8 tập 2

Năm nay, tuổi mẹ gấp \(3\) lần tuổi Phương, Phương tính rằng \(13\) năm nữa thì tuổi mẹ chỉ còn gấp \(2\) lần tuổi Phương thôi. Hỏi năm nay Phương bao nhiêu tuổi?

Bài giải:

Gọi \(x\) là tuổi Phương hiện nay ( \(x\) nguyên dương)

Vì hiện nay tuổi mẹ gấp \(3\) lần tuổi Phương nên tuổi của mẹ hiện nay là: \(3x\) (tuổi)

Tuổi Phương \(13\) năm sau là: \(x + 13\) (tuổi)

Tuổi của mẹ \(13\) năm sau là: \(3x + 13\) (tuổi)

Vì \(13\) năm nữa thì tuổi mẹ chỉ còn gấp \(2\) lần tuổi Phương nên ta có phương trình:

\(3x + 13 = 2(x + 13)\)

\(⇔3x + 13 = 2x + 26\)

\( \Leftrightarrow 3x – 2x = 26 – 13\)

\(⇔x = 13\) (thỏa mãn điều kiện)

Vậy hiện nay Phương \(13\) tuổi.


2. Giải bài 41 trang 31 sgk Toán 8 tập 2

Một số tự nhiên có hai chữ số. Chữ số hàng đơn vị gấp hai lần chữ số hàng chục. Nếu thêm chữ số \(1\) xen vào giữa hai chữ số ấy thì được một số mới lớn hơn số ban đầu là \(370\). Tìm số ban đầu.

Bài giải:

Gọi \(x\) là chữ số hàng chục. (\(0 < x \le 9;x \in N)\)

Vì chữ số hàng đơn vị gấp hai lần chữ số hàng chục nên chữ số hàng đơn vị là: \(2x\)

Số tự nhiên lúc đầu là: \(\overline {x\left( {2x} \right)} \)

Số tự nhiên lúc sau là: \(\overline {x1\left( {2x} \right)} \)

Vì số mới hơn số ban đầu là \(370\) đơn vị nên ta có phương trình:

\(\overline {x1\left( {2x} \right)} – \overline {x\left( {2x} \right)}=370 \)

⇔\(\left( {100x + 10 + 2x} \right) – \left( {10x + 2x} \right) = 370\)

⇔\(100x + 10 + 2x – 10x – 2x = 370\)

⇔\(90x = 360\) ⇔\(x=360:90\)

⇔\(x = 4\) (thỏa mãn)

Vậy chữ số hàng chục là \(4\) nên chữ số hàng đơn vị là: \(2.4 = 8\).

Do đó, số ban đầu là: \(48\).


3. Giải bài 42 trang 31 sgk Toán 8 tập 2

Tìm số tự nhiên có hai chữ số, biết rằng nếu viết thêm một chữ số \(2\) vào bên trái và một chữ số \(2\) vào bên phải số đó thì ta được một số lớn gấp \(153\) lần số ban đầu.

Bài giải:

Gọi số ban đầu là \(x\) (\(10 \le x \le 99)\); \(x ∈\mathbb N\)

Nếu viết thêm một chữ số \(2\) vào bên trái và một chữ số \(2\) vào bên phải số đó thì ta được số mới là \(\overline {2×2} \)

Vì \(x\) là số có hai chữ số nên \(\overline {2×2} \) là số có bốn chữ số do đó ta có thể tách như sau:

\(\overline {2×2}= 2000 + 10x + 2 \)

Vì số mới lớn gấp \(153\) lần số ban đầu nên ta có phương trình :

\(\overline {2×2} = 153x \)

\(\Leftrightarrow 2000 + 10x + 2 = 153x\)

\( \Leftrightarrow 2000 + 2 = 153x – 10x\)

\(⇔2002 = 143x\) \( \Leftrightarrow x=2002:143\)

\(⇔ x=14\) (thỏa mãn điều kiện)

Vậy số tự nhiên cần tìm là: \(14\).


4. Giải bài 43 trang 31 sgk Toán 8 tập 2

Tìm phân số có đồng thời các tính chất sau:

a) Tử số của phân số là số tự nhiên có một chữ số;

b) Hiệu giữa tử số và mẫu số bằng \(4\);

c) Nếu giữ nguyên tử số và viết thêm vào bên phải của mẫu số một chữ số đúng bằng tử số, thì ta được một phân số bằng phân số \(\dfrac{1}{5}\).

Bài giải:

Gọi \(x\) là tử số của phân số cần tìm (\(0 < x \le 9)\); \(x ∈\mathbb N\)

Vì hiệu giữa tử số và mẫu số bằng \(4\) nên mẫu số của phân số đó là:\(x – 4\left( {x \ne 4} \right)\)

Nếu giữ nguyên tử số và viết thêm vào bên phải của mẫu số một chữ số đúng bằng tử số thì mẫu số mới là: \(\overline {\left( {x – 4} \right)x} \)

Nếu giữ nguyên tử số và viết thêm vào bên phải của mẫu số một chữ số đúng bằng tử số, thì ta được một phân số bằng phân số \(\dfrac{1}{5}\) nên ta có phương trình:

\(\dfrac{x}{{\overline {\left( {x – 4} \right)x} }} = \dfrac{1}{5}\)

\( \Leftrightarrow \dfrac{{5x}}{{5.\overline {\left( {x – 4} \right)x} }} = \dfrac{{\overline {\left( {x – 4} \right)x} }}{{5.\overline {\left( {x – 4} \right)x} }}\)

\(\Rightarrow 5x = 10\left( {x – 4} \right) + x\)

\(⇔5x = 10x – 40 + x\)

\( \Leftrightarrow 10x + x – 5x = 40\)

\( \Leftrightarrow 6x = 40\) \( \Leftrightarrow x = 40:6\)

\( \Leftrightarrow x = \dfrac{{20}}{3}\) (không thỏa mãn).

Vậy không có phân số thỏa mãn các yêu cầu của bài toán.


5. Giải bài 44 trang 31 sgk Toán 8 tập 2

Điểm kiểm tra toán của một lớp được cho trong bảng dưới đây:

Điểm (x) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Tần số (n) 0 0 2 * 10 12 7 6 4 1 N= *

Trong đó có hai ô còn trống (thay bằng dấu *). Hãy điền số thích hợp vào ô trống, nếu điểm trung bình của lớp là $6,06$.

Bài giải:

Gọi \(x\) là tần số của điểm \(4\) (\(x \) nguyên dương)

Số học sinh của lớp: \(2 +x +10 + 12 + 7 + 6 + 4 + 1 \)\(= 42 + x\)

Vì điểm trung bình bằng \(6,06\) nên:

$\frac{3.2 + 4.x + 5.10 + 6.12 + 7.7 + 8.6 + 9.4 + 10.1}{42 + x}$ = 6,06

\( \Rightarrow \) \(6 + 4x + 50 + 72 + 49 + 48 + 36 + 10\)\(= 6,06(42 + x)\)

⇔ \(271 + 4x = 254,52 + 6,06x\)

\( \Leftrightarrow 271 – 254,52 = 6,06x – 4x\)

⇔ \(16,48 = 2,06x\) \( \Leftrightarrow x = 16,48:2,06\)

⇔ \(x = 8\) (thỏa mãn điều kiện)

Do đó: \(N =42+x=42+8=50\)

Vậy ta có kết quả điền vào như sau:

Điểm (x) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Tần số (f) 0 0 2 8 10 12 7 6 4 1 N=50

6. Giải bài 45 trang 31 sgk Toán 8 tập 2

Một xí nghiệp kí hợp đồng dệt một số tấm thảm len trong \(20\) ngày. Do cải tiến kỹ thuật, năng suất dệt của xí nghiệp đã tăng \(20\% \). Bởi vậy, chỉ trong \(18\) ngày, không những xí nghiệp đã hoàn thành số thảm cần dệt mà còn dệt thêm được \(24\) tấm nữa. Tính số tấm thảm len mà xí nghiệp phải dệt theo hợp đồng.

Bài giải:

Gọi \(x\) là số tấm thảm len mà xí nghiệp phải dệt theo hợp đồng (\(x\) nguyên dương)

Số tấm thảm len mỗi ngày dự định dệt là: \(\dfrac{x}{{20}}\) (tấm)

Số tấm thảm len thực tế đã dệt là: \(x + 24\) (tấm)

Số tấm thảm len thực tế mỗi ngày dệt là: \(\dfrac{{x + 24}}{{18}}\) (tấm)

Vì năng suất của xí nghiệp tăng \(20\% \) nên số thảm thực tế dệt trong một ngày bằng \(120\% \) số thảm dự định dệt trong một ngày, ta có phương trình:

\(\eqalign{
& {{x + 24} \over {18}} = 120\% .{x \over {20}} \cr
& \Leftrightarrow {{x + 24} \over {18}} = {6 \over 5}.{x \over {20}} \cr
& \Leftrightarrow {{50\left( {x + 24} \right)} \over {900}} = {{9.6x} \over {900}} \cr
& \Leftrightarrow 50\left( {x + 24} \right) = 54x \cr
& \Leftrightarrow 50x + 1200 = 54x \cr
& \Leftrightarrow 1200 = 54x – 50x \cr
& \Leftrightarrow 4x = 1200 \cr
& \Leftrightarrow x = 1200:4 \cr
& \Leftrightarrow x = 300 \text{(thỏa mãn)}\cr} \)

Vậy số tấm thảm len xí nghiệp phải dệt theo hợp đồng là \(300\) tấm.


7. Giải bài 46 trang 31 sgk Toán 8 tập 2

Một người lái ô tô dự định đi từ A đến B với vận tốc \(48 km/h\). Nhưng sau khi đi được một giờ với vận tốc ấy, ô tô bị tàu hỏa chắn đường trong \(10\) phút. Do đó, để kịp đến B đúng thời gian đã định, người đó phải tăng vận tốc thêm \(6 km/h\). Tính quãng đường AB.

Bài giải:

Gọi \(x\) là quãng đường AB \((x > 0; km)\)

Đổi: \(10\) phút = \( \dfrac{1}{6}\) giờ.

Đoạn đường ô tô đi trong \(1\) giờ: \(48\) km

Đoạn đường còn lại là: \(x – 48\) (km)

Thời gian dự định đi đoạn đường còn lại là:\(\dfrac{{x – 48}}{{48}}\) (giờ)

Vận tốc lúc sau là: \( 48 + 6 = 54 (km/h) \)

Thời gian thực tế đi đoạn đường còn lại là:\(\dfrac{{x – 48}}{{54}}\) (giờ)

Do bị tàu hỏa chắn đường trong \(10\) phút nên thời gian thực tế ô tô đi đoạn đường còn lại ít hơn dự định là \(10\) phút do đó ta có phương trình:

\(\dfrac{{x – 48}}{{48}} – \dfrac{{x – 48}}{{54}} = \dfrac{1}{6}\)

\( \Leftrightarrow \dfrac{{9\left( {x – 48} \right)}}{{432}} – \dfrac{{8\left( {x – 48} \right)}}{{432}} = \dfrac{{72}}{{432}}\)

\(⇔9\left( {x – 48} \right) – 8\left( {x – 48} \right) = 72\)

\(⇔9x – 432 – 8x + 384 = 72\)

\( \Leftrightarrow x – 48 = 72\)

\( \Leftrightarrow x = 72 + 48\)

\(⇔x = 120\) (thỏa điều kiện đặt ra).

Vậy quãng đường AB dài \(120\) km.


8. Giải bài 47 trang 32 sgk Toán 8 tập 2

Bà An gửi vào quỹ tiết kiệm \(x\) nghìn đồng với lãi suất mỗi tháng là \(a\%\) (\(a\) là một số cho trước) và lãi tháng này được tính gộp vào vốn cho tháng sau.

a) Hãy viết biểu thức biểu thị:

+ Số tiền lãi sau tháng thứ nhất;

+ Số tiền (cả gốc lẫn lãi) có được sau tháng thứ nhất;

+ Tổng số tiền lãi có được sau tháng thứ hai.

b) Nếu lãi suất là \(1,2\%\) (tức là \(a = 1,2\)) và sau 2 tháng tổng số tiền lãi là 48,288 nghìn đồng, thì lúc đầu bà An đã gửi bao nhiêu tiền tiết kiệm?

Bài giải:

a) Bà An gửi vào quỹ tiết kiệm: \(x\) nghìn đồng

Lãi suất là \(a\%\) một tháng nên số tiền lãi sau tháng thứ nhất \(a\% .x\) (nghìn đồng)

Số tiền (cả gốc lẫn lãi) có được sau tháng thứ nhất: \(x + a\% .x = \left( {1 + a\% } \right)x\) (nghìn đồng)

Do đó vốn gửi tháng thứ hai là \(\left( {1 + a\% } \right)x\) (nghìn đồng)

Số tiền lãi của tháng thứ hai là: \(\left( {1 + a\% } \right)x.a\% \) (nghìn đồng)

Tổng số tiền lãi sau hai tháng là:

\(a\% x + \left( {1 + a\% } \right)x.a\% \)\( = \left( {2 + a\% } \right).a\% x\) (nghìn đồng)

b) Vì sau hai tháng bà An lãi \(48288\) đồng với lãi suất \(1,2\%\) nên:

\(\eqalign{
& \left( {2 + 1,2\% } \right).1,2\% x = 48288 \cr
& \Leftrightarrow \left( {2 + {{1,2} \over {100}}} \right).{{1,2} \over {100}}x = 48288 \cr
& \Leftrightarrow \left( {2 + 0,012} \right).0,012x = 48288 \cr
& \Leftrightarrow 2,012.0,012x = 48288 \cr
& \Leftrightarrow x = {{48288} \over {2,012.0,012}} \cr
& \Leftrightarrow x = 2000000 \cr} \)

Vậy bà An đã gửi tiết kiệm \(2000 000\) đồng.


9. Giải bài 48 trang 32 sgk Toán 8 tập 2

Năm ngoái, tổng số dân của hai tỉnh A và B là \(4\) triệu. Năm nay, dân số của tỉnh A tăng thêm \(1,1\%\), còn dân số của tỉnh B tăng thêm \(1,2\%\). Tuy vậy, số dân của tỉnh A năm nay vẫn nhiều hơn tỉnh B là \(807200\) người. Tính số dân năm ngoái của mỗi tỉnh.

Bài giải:

Gọi \(x\) là số dân năm ngoái của tỉnh A \((0 < x < 4 000 000; x ∈\mathbb N)\)

Số dân năm ngoái của tỉnh B: \(4000 000 – x\) người

Do dân số của tỉnh A tăng thêm \(1,1\%\) nên số dân của tỉnh A năm nay là: \(1,011.x\) người

Do dân số của tỉnh B tăng thêm \(1,2\%\) nên số dân của tỉnh B năm nay là: \(1,012 (4000000 – x )\) người

Vì dân số tỉnh A năm nay hơn tỉnh B là \(807200\) người nên ta có phương trình:

\(1,011x – 1,012\left( {4000000 – x} \right) \)\(= 807200\)

⇔\(1,011x – 4048000 + 1,012x = 807200\)

⇔\(2,023x = 4855200\)

⇔ \(x = 2 400 000\) (thỏa điều kiện đặt ra)

Vậy dân số của tỉnh A là: \(2 400 000\) người

Dân số của tỉnh B là: \(4000 000-2400 000=1 600 000\) người


10. Giải bài 49 trang 32 sgk Toán 8 tập 2

Đố. Lan có một miếng bìa hình tam giác ABC vuông tại A, cạnh AB = 3 cm. Lan tính rằng nếu cắt từ miếng bìa đó ra một hình chữ nhật có chiều dài 2 cm như hình 5 thì hình chữ nhật đó có diện tích bằng một nữa diện tích của miếng bìa ban đầu. Tính độ dài cạnh AC của tam giác ABC.

Bài giải:

Gọi \(x (cm)\) là độ dài cạnh \(AC (x > 0)\).

Gọi hình chữ nhật là \(MNPA\) thì \(MC = x – 2 (cm)\)

Vì \(MN // AB\) nên \(\dfrac{{MN}}{{AB}} = \dfrac{{MC}}{{AC}}\) (hệ quả của định lí TaLet)

\( \Rightarrow MN = \dfrac{{AB.MC}}{{AC}} = \dfrac{{3\left( {x – 2} \right)}}{x}(cm)\)

Diện tích hình chữ nhật \(MNPA\) là: \(2.\dfrac{{3\left( {x – 2} \right)}}{x} = \dfrac{{6\left( {x – 2} \right)}}{x}\)

Diện tích hình tam giác \(ABC\) là: \(\dfrac{1}{2}AB.AC = \dfrac{1}{2}.3.x = \dfrac{3}{2}x\)

Vì diện tích hình chữ nhật \(MNPA\) bằng một nửa diện tích hình tam giác \(ABC\) nên ta có phương trình:

\(\eqalign{
& {3 \over 2}x = 2.{{6\left( {x – 2} \right)} \over x} \cr
& \Leftrightarrow {{3x.x} \over {2x}} = {{2.2.6\left( {x – 2} \right)} \over {2x}} \cr
& \Rightarrow 3{x^2} = 24x – 48 \cr
& \Leftrightarrow 3{x^2} – 24x + 48 = 0 \cr
& \Leftrightarrow {x^2} – 8x + 16 = 0 \cr
& \Leftrightarrow {x^2} – 2.x.4 + {4^2} = 0 \cr
& \Leftrightarrow {\left( {x – 4} \right)^2} = 0 \cr
& \Leftrightarrow x – 4 = 0 \cr
& \Leftrightarrow x = 4\text{ (thỏa mãn)} \cr} \)

Vậy \(AC = 4cm\).


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Chúc các bạn làm bài tốt cùng giải bài tập sgk toán lớp 8 với giải bài 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 trang 31 32 sgk toán 8 tập 2!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com