Giải bài 73 74 75 76 77 trang 38 39 sgk Toán 6 tập 2

Hướng dẫn giải Bài §11. Tính chất cơ bản của phép nhân phân số, sách giáo khoa toán 6 tập hai. Nội dung bài Giải bài 73 74 75 76 77 trang 38 39 sgk Toán 6 tập 2 bao gồm tổng hợp công thức, lý thuyết, phương pháp giải bài tập phần số học có trong SGK toán để giúp các em học sinh học tốt môn toán lớp 6.


Lý thuyết

1. Các tính chất

Tương tự phép nhân số nguyên, phép nhân phân số có các tính chất cơ bản sau:

a) Tính chất giao hoán:

\(\frac{a}{b}.\frac{c}{d} = \frac{c}{d}.\frac{a}{b}\)

b) Tính chất kết hợp:

\(\left( {\frac{a}{b}.\frac{c}{d}} \right).\frac{p}{q} = \frac{a}{b}.\left( {\frac{c}{d}.\frac{p}{q}} \right)\)

c) Nhân với số 1:

\(\frac{a}{b}.1 = 1.\frac{a}{b} = \frac{a}{b}\)

d) Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng:

\(\frac{a}{b}.\left( {\frac{c}{d} + \frac{p}{q}} \right) = \frac{a}{b}.\frac{c}{d} + \frac{a}{b}.\frac{p}{q}\)

2. Áp dụng

Do các tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân, khi nhân nhiều phân số, ta có thể đổi chỗ hoặc nhóm các phân số lại theo bất cứ cách nào sao cho việc tính toán được thuận tiện.

Ví dụ: Tính tích \(M = \frac{{ – 7}}{{15}}.\frac{5}{8}.\frac{{15}}{{ – 7}}.( – 16)\)

Bài giải:

Ta có \(M = \frac{{ – 7}}{{15}}.\frac{{15}}{{ – 7}}.\frac{5}{8}.( – 16)\) (Tính chất giao hoán)

\( = \left( {\frac{{ – 7}}{{15}}.\frac{{15}}{{ – 7}}} \right).\left( {\frac{5}{8}.( – 16)} \right)\)   (tính chất kết hợp)

\( = 1.( – 10) =  – 10\) nhân với số 1.

Dưới đây là phần Hướng dẫn trả lời các câu hỏi có trong bài học cho các bạn tham khảo. Các bạn hãy đọc kỹ câu hỏi trước khi trả lời nhé!


Câu hỏi

1. Trả lời câu hỏi 1 trang 37 sgk Toán 6 tập 2

Phép nhân số nguyên có tính chất cơ bản gì?

Trả lời:

Phép nhân số nguyên có tính chất giao hoán, tính chất kết hợp, tính chất nhân với số 1, tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng.


2. Trả lời câu hỏi 2 trang 38 sgk Toán 6 tập 2

Hãy vận dụng tính chất cơ bản của phép nhân để tính giá trị các biểu thức sau:

\(A = \dfrac{7}{{11}}.\dfrac{{ – 3}}{{41}}.\dfrac{{11}}{7}\);

\(B = \dfrac{{ – 5}}{9}.\dfrac{{13}}{{28}} – \dfrac{{13}}{{28}}.\dfrac{4}{9}\)

Trả lời:

Ta có:

\(A = \dfrac{7}{{11}}.\dfrac{{ – 3}}{{41}}.\dfrac{{11}}{7} \)

\(= \left( {\dfrac{7}{{11}}.\dfrac{{11}}{7}} \right).\dfrac{{ – 3}}{{41}} \)

\(= 1.\dfrac{{ – 3}}{{41}} = \dfrac{{ – 3}}{{41}}\)

\(B = \dfrac{{ – 5}}{9}.\dfrac{{13}}{{28}} – \dfrac{{13}}{{28}}.\dfrac{4}{9} \)

\(= \dfrac{{13}}{{28}}\left( {\dfrac{{ – 5}}{9} – \dfrac{4}{9}} \right)\)

\( = \dfrac{{13}}{{28}}.\dfrac{{ – 5 – 4}}{9} = \dfrac{{13}}{{28}}.\dfrac{{ – 9}}{9} \)

\(= \dfrac{{13}}{{28}}.\left( { – 1} \right) = – \dfrac{{13}}{{28}}\)

Dưới đây là Giải bài 73 74 75 76 77 trang 38 39 sgk Toán 6 tập 2. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi giải nhé!


Bài tập

Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp giải bài tập phần số học 6 kèm bài giải chi tiết bài 73 74 75 76 77 trang 38 39 sgk Toán 6 tập 2 của bài §11 Tính chất cơ bản của phép nhân phân số trong chương III – Phân số cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết bài giải từng bài tập các bạn xem dưới đây:

Giải bài 74 75 76 77 trang 39 sgk toán 6 tập 2
Giải bài 74 75 76 77 trang 39 sgk toán 6 tập 2

1. Giải bài 73 trang 38 sgk Toán 6 tập 2

Trong hai câu sau đây, câu nào đúng ?

Câu thứ nhất: Để nhân hai phân số cùng mẫu, ta nhân hai tử với nhau và giữ nguyên mẫu.

Câu thứ hai: Tích của hai phân số bất kì là một phân số có tử là tích của hai tử và mẫu là tích của hai mẫu.

Bài giải:

Câu thứ nhất sai. Câu thứ hai đúng.


2. Giải bài 74 trang 39 sgk Toán 6 tập 2

Điền các số thích hợp vào bảng sau:

Bài 74 trang 39 sgk toán 6 tập 2
Bài 74 trang 39 sgk toán 6 tập 2

Bài giải:

Giải bài 74 trang 39 sgk toán 6 tập 2
Giải bài 74 trang 39 sgk toán 6 tập 2

3. Giải bài 75 trang 39 sgk Toán 6 tập 2

Hoàn thành bảng nhân sau (chú ý rút ngắn gọn nếu có thể):

Bài 75 trang 39 sgk toán 6 tập 2
Bài 75 trang 39 sgk toán 6 tập 2

Bài giải:

Giải bài 75 trang 39 sgk toán 6 tập 2
Giải bài 75 trang 39 sgk toán 6 tập 2

4. Giải bài 76 trang 39 sgk Toán 6 tập 2

Tính giá trị biểu thức sau một cách hợp lí:

\(A=\frac{7}{19}.\frac{8}{11}+\frac{7}{19}.\frac{3}{11}+\frac{12}{19}\) ;

\(B= \frac{5}{9}.\frac{7}{13}+\frac{5}{9}.\frac{9}{13}-\frac{5}{9}.\frac{3}{13}\) ;

\(C=\left (\frac{67}{111}+\frac{2}{33}-\frac{15}{117} \right ).\left (\frac{1}{3}-\frac{1}{4}-\frac{1}{12} \right )\).

Bài giải:

Ta có:

\(A= \frac{7}{19}.\left (\frac{8}{11}+\frac{3}{11} \right )+\frac{12}{19}=\frac{7}{19}.1 +\frac{12}{19}=1\).

\(B=\frac{5}{9}.\left (\frac{7}{13}+\frac{9}{13}-\frac{3}{13} \right )=\frac{5}{9}.\frac{7+9-3}{13}=\frac{5}{9}.\frac{13}{13}=\frac{5}{9}.\)

\(C=\left (\frac{67}{111}+\frac{2}{33}-\frac{15}{117} \right ).\left (\frac{1}{3}-\frac{1}{4}-\frac{1}{12} \right )\)

\(=\left (\frac{67}{111}+\frac{2}{33}-\frac{15}{117} \right ).\frac{4-3-1}{12}=\left (\frac{67}{111}+\frac{2}{33}-\frac{15}{117} \right ).0=0\)


5. Giải bài 77 trang 39 sgk Toán 6 tập 2

Tính giá trị các biểu thức sau:

\(A=a.\frac{1}{2} +a.\frac{1}{3}-a.\frac{1}{4}\) với \(a= \frac{-4}{5}\);

\(B=\frac{3}{4}.b+\frac{4}{3}.b-\frac{1}{2}.b\) với \(b=\frac{16}{9}\) ;

\(C=c.\frac{3}{4}+c.\frac{5}{6}-c.\frac{19}{12}\) với \(c=\frac{2002}{2003}\) ;

Bài giải:

Áp dụng tính chất phân phối, rồi tính giá trị biểu thức.

+) Ta có: \(A=a.\left (\dfrac{1}{2}+\dfrac{1}{3}-\dfrac{1}{4} \right )\)\(=a.\dfrac{6+4-3}{12}=a.\dfrac{7}{12}\)

Với \(a= \dfrac{-4}{5}\) , thì \(A=\dfrac{-4}{5}.\dfrac{7}{12}=\dfrac{-7}{15}.\)

+) \(B=\dfrac{3}{4}.b+\dfrac{4}{3}.b-\dfrac{1}{2}.b\)

\(=b\left( {\dfrac{3}{4} + \dfrac{4}{3} – \dfrac{1}{2}} \right) \)\(= b.\dfrac{{3.3 + 4.4 – 1.6}}{{12}} = b.\dfrac{{19}}{{12}}\)

Với \(b = \dfrac{6}{{19}} \Rightarrow B = \dfrac{6}{{19}}.\dfrac{{19}}{{12}}\)\( = \dfrac{1}{2}\)

Vậy \(B=\dfrac{1}{2}\)

+) \(C = c.\left( {\dfrac{3}{4} + \dfrac{5}{6} – \dfrac{{19}}{{12}}} \right) \)

\(= c.\left( {\dfrac{{3.3}}{{12}} + \dfrac{{5.2}}{{12}} – \dfrac{{19}}{{12}}} \right) \)\(= c.0 = 0\)

Hay \(C = 0.\)


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Chúc các bạn làm bài tốt cùng giải bài tập sgk toán lớp 6 với Giải bài 73 74 75 76 77 trang 38 39 sgk Toán 6 tập 2!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com