Giải bài 73 74 75 76 trang 32 sgk Toán 6 tập 1

Hướng dẫn giải Bài §9. Thứ tự thực hiện các phép tính, chương I – Ôn tập và bổ túc về số tự nhiên, sách giáo khoa toán 6 tập một. Nội dung bài giải bài 73 74 75 76 trang 32 sgk toán 6 tập 1 bao gồm tổng hợp công thức, lý thuyết, phương pháp giải bài tập phần số học có trong SGK toán để giúp các em học sinh học tốt môn toán lớp 6.


Lý thuyết

1. Nhắc lại về biểu thức

Các số được nối với nhau bởi dấu các phép tính (cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa) làm thành một biểu thức.

Chẳng hạn : \(5 + 3 – 2\) ; \(12 : 2 . 7 \) hoặc \(4^2\) là các biểu thức.

Chú ý:

– Mỗi số cũng được coi là một biểu thức.

– Trong biểu thức có thể có các dấu ngoặc để chỉ thứ tự thực hiện các phép tính.

2. Thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức

a) Đối với biểu thức không có dấu ngoặc

– Nếu chỉ có phép cộng, trừ hoặc chỉ có phép nhân, chia, ta thực hiện phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.

VD:

\(48 – 32 + 8 = 16 + 8 = 24 \);

\(60 : 2 . 5 = 30 . 5 = 150.\)

– Nếu có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa, ta thực hiện phép tính nâng lên lũy thừa trước, rồi đến nhân và chia, cuối cùng đến cộng và trừ.

VD: \(4 . 3^2 – 5 . 6 = 4 . 9 – 5 . 6 = 36 – 30 = 6\)

b) Đối với biểu thức có dấu ngoặc

Nếu biểu thức có các dấu ngoặc : ngoặc tròn ( ), ngoặc vuông [ ], ngoặc nhọn { }, ta thực hiện các phép tính trong dấu ngoặc tròn trước,rồi đến thực hiện phép tính trong dấu ngoặc vuông, cuối cùng thực hiện phép tính trong dấu ngoặc nhọn.

VD: \(100 : \{ 2 . [52 – (35 – 8) ]\} = 100 : \{ 2 . [ 52 – 27] \} = 100 : \{ 2 . 25 \} = 100 : 50 = 2\)

Kết luận:

– Thứ tự thực hiện các phép tính đối với biểu thức không có dấu ngoặc: Lũy thừa ⇒ Nhân và chia ⇒ Cộng và trừ.

– Thứ tự thực hiện các phép tính đối với biểu thức có dấu ngoặc: ( ) ⇒ [ ] ⇒ { }

Dưới đây là phần trả lời các câu hỏi có trong bài học cho các bạn tham khảo. Các bạn hãy đọc kỹ câu hỏi trước khi trả lời nhé!


Câu hỏi

1. Trả lời câu hỏi 1 trang 32 sgk Toán 6 tập 1

Tính:

a) $62 : 4 . 3 + 2 . 52$;

b) $2(5 . 42 – 18)$.

Trả lời:

Ta có:

a) $62 : 4 . 3 + 2 . 52$

$ = 36 : 4 . 3 + 2 . 25$

$= 9 . 3 + 2 . 25$

$= 27 + 50$ $= 77$

b) $2(5 . 42 – 18)$

$ = 2 ( 5 . 16 – 18 )$

$= 2 ( 80 – 18 )$

$= 2 . 62$ $= 124$


2. Trả lời câu hỏi 2 trang 32 sgk Toán 6 tập 1

Tìm số tự nhiên x, biết:

a) \((6x – 39) : 3 = 201;\)

b) \(23 + 3x = 5^6 : 5^3.\)

Trả lời:

a) \((6x – 39) : 3 = 201\)

\(6x – 39 = 201 . 3\)

\(6x – 39 = 603\)

\(6x = 603 + 39\)

\(6x = 642\)

\(x = 642 : 6\)

\(x = 107\)

b) \(23 + 3x = 5^6 : 5^3\)

\(23 + 3x = 5^{6-3}\)

\(23 + 3x = 53\)

\(23 + 3x = 125\)

\(3x = 125 – 23\)

\(3x = 102\)

\(x = 102 : 3\)

\(x = 34\)

Dưới đây là Hướng dẫn giải bài 73 74 75 76 trang 32 sgk toán 6 tập 1. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi giải nhé!


Bài tập

Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp giải bài tập phần số học 6 kèm bài giải chi tiết bài 73 74 75 76 trang 32 sgk toán 6 tập 1 của bài §9. Thứ tự thực hiện các phép tính trong chương I – Ôn tập và bổ túc về số tự nhiên cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết bài giải từng bài tập các bạn xem dưới đây:

Giải bài 73 74 75 76 trang 32 sgk toán 6 tập 1
Giải bài 73 74 75 76 trang 32 sgk toán 6 tập 1

1. Giải bài 73 trang 32 sgk Toán 6 tập 1

Thực hiện phép tính:

a) $5 . 4^2 – 18 : 3^2$

b) $3^3 . 18 – 3^3 . 12$

c) $39 . 213 + 87 . 39$

d) $80 – [130 – (12 – 4)^2]$.

Bài giải:

a) 5 . $4^2$ – 18 : $3^2$

$= 5 . 16 – 18 : 9 $

$= 80 – 2 = 78$

b) $3^3$ . 18 – $3^3$ . 12

$= 27 . 18 – 27 . 12$

$ = 486 – 324 = 162$

Ở đây, ta cũng có thể áp dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng:

$3^3. 18 – 3^3 . 12$

$= 3^3 (18 – 12)$

$ = 27 . 6 = 162$

c) $39 . 213 + 87 . 39$

$ = 39 . (213 + 87)$

$ = 39 . 300 = 11700$

d) $80 – [130 – (12 – 4)^2]$

$ = 80 – (130 – 64)$

$ = 80 – 66 = 14.$


2. Giải bài 74 trang 32 sgk Toán 6 tập 1

Tìm số tự nhiên x, biết:

a) $541 + (218 – x) = 735$

b) $5(x + 35) = 515$

c) $96 – 3(x + 1) = 42$

d) $12x – 33 = 32 . 33.$

Bài giải:

a) $541 + (218 – x) = 735$

$⇔ 218 – x = 735 – 541$

$⇔ 218 – x = 194$

$⇔ x = 218 – 194 = 24.$

b) $5(x + 35) = 515$

$⇔ x + 35 = 515 : 5 = 103.$

$⇔ x = 103 – 35 = 68.$

c) $96 – 3(x + 1) = 42$

$⇔ 3(x + 1) = 96 – 42 = 54$

$⇔ x + 1 = 54 : 3 = 18$

$⇔ x = 18 – 1$ = 17$.

d) $12x – 33 = 32 . 33$

$⇔ 12x – 33 = 243$

$⇔ 12x = 243 + 33$

$⇔ 12x = 276$

$⇔ x = 23$


3. Giải bài 75 trang 32 sgk Toán 6 tập 1

Điền số thích hợp vào dấu ba chấm …

a) \(\square\) $\overset{+3}{\rightarrow}$ \(\square\) $\overset{4}{\rightarrow}$ \(\square\)

b) \(\square\) $\overset{.3}{\rightarrow}$ \(\square\) $\overset{-4}{\rightarrow}$ \(\square\)

Bài giải:

a) Gọi số phải điền vào dấu ba chấm đầu tiên là x thì số phải điền vào dấu ba chấm thứ hai là x + 3.

Theo đầu bài, ta có:

$4(x + 3) = 60$.

suy ra: $x + 3 = 60 : 4$

Hay $x + 3 = 15 $

$⇒ x = 15 – 3 = 12$.

Ta sẽ điền như sau: 12 $\overset{+3}{\rightarrow}$ 15 $\overset{.4}{\rightarrow}$ 60

b) Gọi số phải điền vào dấu ba chấm đầu tiên là x thì số phải điền vào dấu ba chấm thứ hai là 3x.

Theo đầu bài, ta có:

$3x – 4 = 11$

$ ⇔ 3x = 11 + 4$

Hay $3x = 15 ⇒ x = 15 : 3 = 5$.

Ta điền như sau: 5 $\overset{.3}{\rightarrow}$ 15 $\overset{-4}{\rightarrow}$ 11


4. Giải bài 76 trang 32 sgk toán 6 tập 1

Đố: Trang đố Nga dùng bốn chữ số 2 cùng với dấu ngoặc (nếu cần) viết dãy tính có kết quả lần lượt bằng $0, 1, 2, 3, 4$.

Em hãy giúp Nga làm điều đó.

Bài giải:

Với kết quả là 0, ta có các phép tính:

$2 . 2 – 2 . 2 = 0$

$22 – 22 = 0$

$(2 + 2) – 2 . 2 = 0$

$(2 – 2) + (2 – 2) = 0,….;$

Với kết quả bằng 1, ta có các phép tính:

$2 . 2 : (2 . 2) = 1$

$22 : 22 = 1$

$2 . 2 : (2 + 2) = 1$

$(2 + 2) : (2 . 2) = 1,…$

Với kết quả bằng 2, ta có:

$2 : 2 + 2 : 2 = 2;$

Với kết quả bằng 3, ta có:

$2 . 2 – (2 : 2)= 3$

$ 2 + 2 – (2 : 2) = 3$

Với kết quả bằng 4, ta có:

$2 + 2 + 2 – 2= 4$

$2 . 2 – (2 – 2) = 4$


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Chúc các bạn làm bài tốt cùng giải bài tập sgk toán lớp 6 với giải bài 73 74 75 76 trang 32 sgk toán 6 tập 1!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com