Luyện tập: Giải bài 77 78 79 80 81 82 trang 32 33 sgk Toán 6 tập 1

Luyện tập Bài §9. Thứ tự thực hiện các phép tính, chương I – Ôn tập và bổ túc về số tự nhiên, sách giáo khoa toán 6 tập một. Nội dung bài giải bài 77 78 79 80 81 82 trang 32 33 sgk toán 6 tập 1 bao gồm tổng hợp công thức, lý thuyết, phương pháp giải bài tập phần số học có trong SGK toán để giúp các em học sinh học tốt môn toán lớp 6.


Lý thuyết

1. Nhắc lại về biểu thức

Các số được nối với nhau bởi dấu các phép tính (cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa) làm thành một biểu thức.

Chẳng hạn: \(5 + 3 – 2\) ; \(12 : 2 . 7 \) hoặc \(4^2\) là các biểu thức.

Chú ý:

– Mỗi số cũng được coi là một biểu thức.

– Trong biểu thức có thể có các dấu ngoặc để chỉ thứ tự thực hiện các phép tính.

2. Thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức

a) Đối với biểu thức không có dấu ngoặc

– Nếu chỉ có phép cộng, trừ hoặc chỉ có phép nhân, chia, ta thực hiện phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.

VD:

\(48 – 32 + 8 = 16 + 8 = 24 \);

\(60 : 2 . 5 = 30 . 5 = 150.\)

– Nếu có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa, ta thực hiện phép tính nâng lên lũy thừa trước, rồi đến nhân và chia, cuối cùng đến cộng và trừ.

VD: \(4 . 3^2 – 5 . 6 = 4 . 9 – 5 . 6 = 36 – 30 = 6\)

b) Đối với biểu thức có dấu ngoặc

Nếu biểu thức có các dấu ngoặc : ngoặc tròn ( ), ngoặc vuông [ ], ngoặc nhọn { }, ta thực hiện các phép tính trong dấu ngoặc tròn trước,rồi đến thực hiện phép tính trong dấu ngoặc vuông, cuối cùng thực hiện phép tính trong dấu ngoặc nhọn.

VD: \(100 : \{ 2 . [52 – (35 – 8) ]\} = 100 : \{ 2 . [ 52 – 27] \} = 100 : \{ 2 . 25 \} = 100 : 50 = 2\)

Kết luận:

– Thứ tự thực hiện các phép tính đối với biểu thức không có dấu ngoặc: Lũy thừa ⇒ Nhân và chia ⇒ Cộng và trừ.

– Thứ tự thực hiện các phép tính đối với biểu thức có dấu ngoặc: ( ) ⇒ [ ] ⇒ { }

Dưới đây là Hướng dẫn giải bài 77 78 79 80 81 82 trang 32 33 sgk toán 6 tập 1. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi giải nhé!


Luyện tập

Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp giải bài tập phần số học 6 kèm bài giải chi tiết bài 77 78 79 80 81 82 trang 32 33 sgk toán 6 tập 1 của bài §9. Thứ tự thực hiện các phép tính trong chương I – Ôn tập và bổ túc về số tự nhiên cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết bài giải từng bài tập các bạn xem dưới đây:

Giải bài 77 78 79 80 81 82 trang 32 33 sgk toán 6 tập 1
Giải bài 77 78 79 80 81 82 trang 32 33 sgk toán 6 tập 1

1. Giải bài 77 trang 32 sgk Toán 6 tập 1

Thực hiện phép tính:

a) $27 . 75 + 25 . 27 – 150$

b) $12 : {390 : [500 – (125 + 35 . 7)]}$.

Bài giải:

a) $27 . 75 + 25 . 27 – 150$

$ = 2025 + 675 – 150$

$ = 2700 – 150 = 2550$

Để nhanh hơn ta có thể dùng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng để nhẩm:

$27 . 75 + 25 . 27 – 150$

$ = 27 . (75 + 25) – 150$

$ = 27 . 100 – 150$

$ = 2700 – 150 = 2550$.

b) $12 : {390 : [500 – (125 + 35 . 7)]}$

$= 12 : {390 : [500 – (125 + 245)]}$

$= 12 : [390 : (500 – 370)]$

$= 12 : (390 : 130)$

$ = 12 : 3 = 4.$


2. Giải bài 78 trang 33 sgk Toán 6 tập 1

Tính giá trị biểu thức:

$12 000 – (1500 . 2 + 1800 . 3 + 1800 . 2 : 3).$

Bài giải:

$12 000 – (1500 . 2 + 1800 . 3 + 1800 . 2 : 3)$

$ = 12 000 – (3000 + 5400 + 3600 : 3)$

$ = 12 000 – (3000 + 5400 + 1200)$

$= 12 000 – 9600 = 2400.$


3. Giải bài 79 trang 33 sgk Toán 6 tập 1

Đố: Điền vào chỗ trống của bài toán sau sao cho để giải bài toán đó, ta phải tính giá trị của biểu thức nêu trong bài 78.

An mua hai bút bi giá … đồng một chiếc, mua ba quyển vở giá … đồng một quyển, mua một quyển sách và một gói phong bì. Biết số tiền mua ba quyển sách bằng số tiền mua hai quyển vở, tổng số tiền phải trả là 12 000 đồng. Tính giá một gói phong bì.

Bài giải:

An mua hai bút bi giá 1500 đồng một chiếc, mua ba quyển vở giá 1800 đồng một quyển, mua một quyển sách và một gói phong bì. Biết số tiền mua ba quyển sách bằng số tiền mua hai quyển vở, tổng số tiền phải trả là 12 000 đồng. Tính giá một gói phong bì.


4. Giải bài 80 trang 33 sgk Toán 6 tập 1

Điền vào ô vuông các dấu thích hợp (=, <, >):

$1^2$ $\square$ 1

$1^3$ $\square$ $1^2$ – $0^2$

$(0 + 1)^2$ $\square$ $0^2$ +$1^2$

$2^2$ $\square$ 1 + 3

$2^3$ $\square$ $3^2$ – $1^2$

$(1 + 2)^2$ $\square$ $1^2$ + $2^2$

$3^2$ $\square$ 1 + 3 + 5

$3^3$ $\square$ $6^2$ – $3^2$

$(2 + 3)^2$ $\square$ $2^2$ + $3^2$

$4^3$ $\square$ $10^2$ – $6^2$

Bài giải:

Ta có:

$1^2$ = 1

$1^3$ = $1^2$ – $0^2$

$(0 + 1)^2$ = $0^2$ +$1^2$

$2^2$ = 1 + 3

$2^3$ = $3^2$ – $1^2$

$(1 + 2)^2$ > $1^2$ + $2^2$

$3^2$ = 1 + 3 + 5

$3^3$ = $6^2$ – $3^2$

$(2 + 3)^2$ > $2^2$ + $3^2$

$4^3$ = $10^2$ – $6^2$


5. Giải bài 81 trang 33 sgk Toán 6 tập 1

Sử dụng máy tính bỏ túi

Dùng máy tính bỏ túi để tính:

$(274 + 318).6$

$34.29 + 14.35$

$49.62 – 32.51$

Bài giải:

Sử dụng máy tính và tính toán, ta được kết quả như sau :

$(274 + 318).6 = 3552$

$34.29 + 14.35 = 1476$

$49.62 – 32.51 = 1406$


6. Giải bài 82 trang 33 sgk Toán 6 tập 1

Đố: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam có bao nhiêu dân tộc?

Tính giá trị của biểu thức $3^4$ – $3^3$, em sẽ tìm được câu trả lời.

Bài giải:

$3^4$ – $3^3$ = 81 – 27 = 54.

Vậy cộng đồng các dân tộc Việt Nam có $54$ dân tộc.


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Chúc các bạn làm bài tốt cùng giải bài tập sgk toán lớp 6 với giải bài 77 78 79 80 81 82 trang 32 33 sgk toán 6 tập 1!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com