Nội Dung
Luyện tập 1 Bài §6. Phép trừ và phép chia, chương I – Ôn tập và bổ túc về số tự nhiên, sách giáo khoa toán 6 tập một. Nội dung bài giải bài 47 48 49 50 51 trang 24 25 sgk toán 6 tập 1 bao gồm tổng hợp công thức, lý thuyết, phương pháp giải bài tập phần số học có trong SGK toán để giúp các em học sinh học tốt môn toán lớp 6.
Lý thuyết
1. Phép trừ hai số tự nhiên
Tổng quát : a (Số bị trừ) – b (Số trừ) = c (Hiệu)
Cho hai số tự nhiên a và b, nếu có số tự nhiên x sao cho b + x = a thì ta có phép trừ a – b = x
VD: 7 (Số bị trừ) – 3 (Số trừ) = 4 (Hiệu)
2. Phép chia hết và phép chia có dư
Tổng quát : a (Số bị chia) : b (Số chia) = c (Thương)
Cho hai số tự nhiên a và b, trong đó b \(\ne\) 0, nếu có số tự nhiên x sao cho b. x = a thì ta nói a chia hết cho b và ta có phép chia hết a : b = x.
VD: 12 (Số bị chia) : 3 (Số chia) = 4 (Thương)
Cho hai số tự nhiên a và b trong đó b \(\ne\) 0, ta luôn tìm được hai số hai số tự nhiên q và r duy nhất sao cho : a = b . q + r trong đó 0 ≤ r < b.
Nếu r = 0 thì ta có phép chia hết.
Nếu r \(\ne\) 0 thì ta có phép chia có dư.
VD: 14 (Số bị chia) = 3 (Số chia) . 4 (Thương) + 2 (Số dư) là phép chia có dư với số dư r = 2.
12 (Số bị chia) = 3 (Số chia) . 4 (Thương) + 0 (Số dư) là phép chia hết với số dư r = 0.
Kết luận:
– Điều kiện để thực hiện được phép trừ là số bị trừ lớn hơn hoặc bằng số trừ.
– Số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b khác 0 nếu có số tự nhiên q sao cho : a = b. q
– Trong phép chia có dư:
Số bị chia = Số chia x Thương + Số dư
a = b . q + r (0 < r < b)
Số dư bao giờ cũng nhỏ hơn số chia
– Số chia bao giờ cũng khác 0.
3. Ví dụ minh họa
Trước khi đi vào luyện tập 1: giải bài 47 48 49 50 51 trang 24 25 sgk toán 6 tập 1, chúng ta hãy tìm hiểu các ví dụ điển hình sau đây:
Ví dụ 1:
Thực hiện phép tính : \(2017 – 1892 \) và xác định Số bị trừ, Số trừ, Hiệu
Bài giải:
\(2017- 1892 = 125\)
Với 2017 là Số bị trừ, 1892 là Số trừ, 125 là Hiệu.
Ví dụ 2:
Thực hiện phép tính : \(175 : 5\) và xác định Số bị chia, Số chia, Thương
Bài giải:
\(175 : 5 = 35\)
Với 175 là Số bị chia, 5 là Số chia, 35 là Thương.
Ví dụ 3:
Tìm số dư r trong phép chia : \(128 : 3\)
Bài giải:
Ta có \(128 : 3 = 42 \) dư 2 Vậy nên số dư r = 2.
Dưới đây là Hướng dẫn giải bài 47 48 49 50 51 trang 24 25 sgk toán 6 tập 1. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi giải nhé!
Luyện tập 1
Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp giải bài tập phần số học 6 kèm bài giải chi tiết bài 47 48 49 50 51 trang 24 25 sgk toán 6 tập 1 của bài §6. Phép trừ và phép chia trong chương I – Ôn tập và bổ túc về số tự nhiên cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết bài giải từng bài tập các bạn xem dưới đây:
1. Giải bài 47 trang 24 sgk Toán 6 tập 1
Tìm số tự nhiên x, biết
a) $(x – 35) – 120 = 0$
b) $124 + (118 – x) = 217$
c) $156 – (x + 61) = 82.$
Bài giải:
Vận dụng lưu ý trong phần lý thuyết đã học, ta có:
a) $(x – 35) – 120 = 0$
Suy ra $x – 35 = 120$.
Do đó $x = 120 + 35 = 155.$
b) $124 + (118 – x) = 217$
Suy ra $118 – x = 217 – 124$ hay $118 – x = 93$.
Do đó $x = 118 – 93 = 25$.
c) $156 – (x + 61) = 82$
Suy ra $x + 61 = 156 – 82$ hay $x + 61 = 74$.
Do đó $x = 74 – 61 = 13.$
2. Giải bài 48 trang 24 sgk Toán 6 tập 1
Tính nhẩm bằng cách thêm vào ở số hạng này, bớt đi ở số hạng kia cùng một số thích hợp:
Ví dụ: 57 + 96 = (57 – 4) + (96 + 4) = 53 + 100 = 153.
Hãy tính nhẩm: 35 + 98; 46 + 29.
Bài giải:
$35 + 98 = (35 – 2) + (98 + 2)$
$ = 33 + 100 = 133.$
$46 + 29 = (46 – 1) + (29 + 1)$
$ = 45 + 30 = 75$
3. Giải bài 49 trang 24 sgk Toán 6 tập 1
Tính nhẩm bằng cách thêm vào số bị trừ và số trừ cùng một số thích hợp:
Ví dụ: 135 – 98 = (135 + 2) – (98 + 2) = 137 – 100 = 37.
Hãy tính nhẩm: 321 – 96; 1354 – 997.
Bài giải:
Ta có:
$321 – 96 = (321 + 4) – (96 + 4)$
$ = 325 – 100 = 225.$
$1354 – 997 = (1354 + 3) – (997 + 3)$
$ = 1357 – 1000 = 357.$
4. Giải bài 50 trang 24 sgk Toán 6 tập 1
Sử dụng máy tính bỏ túi:
Dùng máy tính bỏ túi để tính:
425 – 257; 91 – 56; 82 – 56;
73 – 56; 652 – 46 – 46 – 46.
Bài giải:
Đây là bài tập giúp bạn làm quen với phép trừ trong khi sử dụng máy tính. Với các bạn chưa biết thì hình dưới sẽ giúp bạn cách nhấn nút để tính các phép trừ trên.
Kết quả:
$425 – 257 = 168$
$91 – 56 = 35$
$82 – 56 = 26$
$73 – 56 = 17$
$652 – 46 – 46 – 46 = 514$
5. Giải bài 51 trang 25 sgk Toán 6 tập 1
Đố: Điền số thích hợp vào ô vuông ở hình bên sao cho tổng các số ở mỗi dòng, ở mỗi cột, ở mỗi đường chéo đều bằng nhau.
Bài giải:
Từ đường chéo đã cho ta tính được tổng các số ở các dòng, các cột các đường chéo là 2 + 5 + 8 = 15.
Do đó nếu biết hai số trên một dòng hoặc một cột ta sẽ tìm được số thứ ba trên dòng hoặc cột đó.
– Chẳng hạn, ta có thể tìm được số chưa biết ở cột thứ ba như sau:
Gọi số chưa biết ở cột thứ ba là x, ta có:x + 2 + 6 = 15 hay x + 8 = 15. Do đó: x = 15 – 8 = 7.
– Ở dòng thứ ba, ta đã biết 8 và 6 với tổng 8 + 6 = 14. Do đó phải điền vào ô ở dòng ba cột hai số 1.
– Ở dòng 2 cột 3 ta đã biết hai số là 5 và 7 với 5 + 7 = 12. Do đó phải điền tiếp số 3 vào ô dòng hai cột một.
– Ở cột thứ nhất có hai số đã biết là 8 và 3 với tổng 8 + 3 = 11. Do đó phải điền vào ô ở dòng một cột một số 4.
– Còn lại, phải điền số 9 vào ô ở dòng một cột hai. Kết quả cuối cùng được thể hiện ở bảng sau:
Bài trước:
Bài tiếp theo:
Xem thêm:
- Các bài toán 6 khác
- Để học tốt môn Vật lí lớp 6
- Để học tốt môn Sinh học lớp 6
- Để học tốt môn Ngữ văn lớp 6
- Để học tốt môn Lịch sử lớp 6
- Để học tốt môn Địa lí lớp 6
- Để học tốt môn Tiếng Anh lớp 6
- Để học tốt môn Tiếng Anh lớp 6 thí điểm
- Để học tốt môn Tin học lớp 6
- Để học tốt môn GDCD lớp 6
Chúc các bạn làm bài tốt cùng giải bài tập sgk toán lớp 6 với giải bài 47 48 49 50 51 trang 24 25 sgk toán 6 tập 1!
“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com“