Luyện tập: Giải bài 16 17 18 19 20 21 22 trang 73 74 sgk Toán 6 tập 1

Luyện tập Bài §3. Thứ tự trong tập hợp các số nguyên, chương II – Số nguyên, sách giáo khoa toán 6 tập một. Nội dung bài giải bài 16 17 18 19 20 21 22 trang 73 74 sgk toán 6 tập 1 bao gồm tổng hợp công thức, lý thuyết, phương pháp giải bài tập phần số học có trong SGK toán để giúp các em học sinh học tốt môn toán lớp 6.


Lý thuyết

1. So sánh hai số nguyên

Khi biểu diễn trên trục số (nằm ngang), điểm $a$ nằm bên trái điểm $b$ thì số nguyên $a$ nhỏ hơn số nguyên $b$.

Như vậy:

– Mọi số dương đều lớn hơn số $0$.

– Mọi số âm đều bé hơn số $0$ và mọi số nguyên bé hơn $0$ đều là số âm.

– Mỗi số âm đều bé hơn mọi số dương.

Ví dụ: So sánh

a) $2$ và $7$;    b) $– 2$ và $– 7$;    c) $– 4$ và $2$

Bài giải:

Ta có:

a) $2 < 7$;    b) $– 2 > – 7$;    c) $– 4 < 2$

Lưu ý: Số nguyên $b$ được gọi là số liền sau số nguyên $a$ nếu $a < b$ và không có số nguyên nào nằm giữa $a $ và $b$. Khi đó ta cũng nói số nguyên $a$ là số liền trước của $b$.

2. Giá trị tuyệt đối của một số nguyên

Trên trục số, khoảng cách từ điểm $a$ đến điểm gốc $O$ được gọi là giá trị tuyệt đối của $a$. Giá trị tuyệt đối của số $a$ được kí hiệu là $|a|$ (gọi là giá trị tuyệt đối của $a$). Như vậy:

– Giá trị tuyệt đối của số $0$ là $0$.

– Giá trị tuyệt đối của một số nguyên dương là chính nó.

– Giá trị tuyệt đối của một số nguyên âm là số đối của nó.

– Hai số đối nhau có giá trị tuyệt đối bằng nhau.

– Trong hai số nguyên âm, số có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn là số lớn hơn.

Ví dụ: Tính: $|13|, |-20|, |-75|, |0|$

Bài giải:

$|13| = 13$

$|-20| = 20$

$|-75| = 75$

$|0| = 0$

Dưới đây là Hướng dẫn giải bài 16 17 18 19 20 21 22 trang 73 74 sgk toán 6 tập 1. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi giải nhé!


Luyện tập

Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp giải bài tập phần số học 6 kèm bài giải chi tiết bài 16 17 18 19 20 21 22 trang 73 74 sgk toán 6 tập 1 của bài §3. Thứ tự trong tập hợp các số nguyên trong chương II – Số nguyên cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết bài giải từng bài tập các bạn xem dưới đây:

Luyện tập: Giải bài 16 17 18 19 20 21 22 trang 73 74 sgk toán 6 tập 1
Giải bài 16 17 18 19 20 21 22 trang 73 74 sgk toán 6 tập 1

1. Giải bài 16 trang 73 sgk Toán 6 tập 1

Điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào ô vuông để có một nhận xét đúng:

\(7 ∈\mathbb N\) \(\square\); \(7 ∈\mathbb Z\) \(\square\);

\(0 ∈\mathbb N\) \(\square\); \(0 ∈\mathbb Z\) \(\square\);

\(-9 ∈\mathbb Z\) \(\square\); \(-9 ∈\mathbb N\) \(\square\);

\(11,2 ∈\mathbb Z\) \(\square\).

Bài giải:

\(7 ∈\mathbb N\) ⇒ Đ

\(7 ∈\mathbb Z\) ⇒ Đ

\(0 ∈\mathbb N\) ⇒ Đ

\(0 ∈\mathbb Z\) ⇒ Đ

\(-9 ∈\mathbb Z\) ⇒ Đ

\(-9 ∈\mathbb N\) ⇒ S

\(11,2 ∈\mathbb Z\) ⇒ S


2. Giải bài 17 trang 73 sgk Toán 6 tập 1

Có thể khẳng định tập hợp $Z$ gồm hai bộ phận là các số nguyên dương và các số nguyên âm được không? Tại sao?

Bài giải:

Ta có: Tập hợp $Z$ là tập hợp các số nguyên: là tập hợp gồm các số nguyên âm, số 0 và các số nguyên dương.

$Z =$ {$…;-3;-2;-1;0;1;2;3;…$}

⇒ Không thể khẳng định như vậy vì số $0$ cũng là số nguyên nhưng không phải là số nguyên dương cũng không phải là số nguyên âm.


3. Giải bài 18 trang 73 sgk Toán 6 tập 1

a) Số nguyên $a$ lớn hơn $2$. Số $a$ có chắc chắn là số nguyên dương không?

b) Số nguyên $b$ nhỏ hơn $3$. Số $b$ có chắc chắn là số nguyên âm không?

c) Số nguyên $c$ lớn hơn $-1$. Số $c$ có chắc chắn là số nguyên dương không?

d) Số nguyên $d$ nhỏ hơn $-5$. Số $d$ có chắc chắn là số nguyên âm không?

Bài giải:

a) Số $a$ chắc chắn là số nguyên dương vì $a > 2$ nên trên trục số nó sẽ nằm bên phải điểm $0$.

b) Số $b$ chắc chắn không là số nguyên âm vì $b < 3$ nên $b$ có thể là $0, 1, 2.$

c) $c > -1$ nên $c$ có thể là $0$. Do đó $c$ không chắc là số nguyên dương.

d) $d < -5$ nên trên trục số nó sẽ nằm bên trái điểm không. Do đó số $d$ chắc chắn là số nguyên âm.


4. Giải bài 19 trang 73 sgk Toán 6 tập 1

Điền dấu $“+”$ hoặc dấu $“-”$ vào chỗ trống để được kết quả đúng

a) $0 < …2$;     b) $… 15 < 0;$

c) $… 10 < … 6$;     d) $… 3 < … 9$

(Chú ý: có thể có nhiều đáp số).

Bài giải:

Ta có:

a) $0 < + 2$

b) $– 15 < 0$

c) $– 10 < – 6$ và $– 10 < + 6$

d) $– 3 < + 9$ và $+ 3 < + 9$


5. Giải bài 20 trang 73 sgk Toán 6 tập 1

Tính giá trị các biểu thức:

a) $ \left | 8 \right | – \left | -4 \right | $

b) $ \left | -7 \right | . \left | -3 \right | $

c) $ \left | 18 \right | : \left | -6 \right | $

d) $ \left | 153 \right | + \left | -53 \right | $

Bài giải:

Ta có:

– Giá trị tuyệt đối của số $0$ là số $0$.

– Giá trị tuyệt đối của một số nguyên dương là chính nó.

– Giá trị tuyệt đối của một số nguyên âm là số đối của nó (và là một số nguyên dương).

Do đó:

a) $ \left | 8 \right | – \left | -4 \right | $ $= 8 – 4 = 4$

b) $ \left | -7 \right | . \left | -3 \right | $ $= 7 . 3 = 21$

c) $ \left | 18 \right | : \left | -6 \right | $ $= 18 : 6 = 3$

d) $ \left | 153 \right | + \left | -53 \right | $ $= 153 + 53 = 206$


6. Giải bài 21 trang 73 sgk Toán 6 tập 1

Tìm số đối của mỗi số nguyên sau: \(-4, 6, \left | -5 \right |\), \(\left | 3 \right |, 4\).

Bài giải:

Số đối của số $- 4$ là số $4$

Số đối của số $6$ là số $- 6$

Vì \(\left| { – 5} \right| = 5\) nên số đối của số \(\left| { – 5} \right|\) là $- 5$

Vì \(\left| 3 \right| = 3\) nên số đối của số \(\left| 3 \right| \) là $- 3$

Số đối của số $4$ là số $- 4.$


7. Giải bài 22 trang 74 sgk Toán 6 tập 1

a) Tìm số liền sau của các số nguyên sau: $2, -8, 0, -1$

b) Tìm số liền trước của các số nguyên sau: $-4, 0, 1, -25$

c) Tìm số nguyên $a$ biết số liền sau $a$ là một số nguyên dương và số liền trước $a$ là một số nguyên âm.

Bài giải:

a) Số liền sau của \(2\) là: \(3\)

    Số liền sau của \(-8\) là: \(-7\)

    Số liền sau của \(0\) là: \(1\)

    Số liền sau của \(-1\) là: \(0\)

b) Số liền trước của \(-4\) là \(-5\)

    Số liền trước của \(0\) là \(-1\)

    Số liền trước của \(1\) là \(0\)

    Số liền trước của \(-25\) là \(-26\)

c) Trong tập số nguyên có số \(0\) không là số nguyên âm cũng không là số nguyên dương. Các số nhỏ hơn \(0\) trong tập số nguyên là số nguyên âm, các số lớn hơn \(0\) trong tập số nguyên là số nguyên dương.

Hay nói cách khác: Liền trước số \(0\) là số nguyên âm và liền sau số \(0\) là số nguyên dương do đó số nguyên a cần tìm là số \(0\).


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Chúc các bạn làm bài tốt cùng giải bài tập sgk toán lớp 6 với giải bài 16 17 18 19 20 21 22 trang 73 74 sgk toán 6 tập 1!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com