Luyện tập: Giải bài 31 32 33 34 35 trang 77 sgk Toán 6 tập 1

Luyện tập Bài §5. Cộng hai số nguyên khác dấu, chương II – Số nguyên, sách giáo khoa toán 6 tập một. Nội dung bài giải bài 31 32 33 34 35 trang 77 sgk toán 6 tập 1 bao gồm tổng hợp công thức, lý thuyết, phương pháp giải bài tập phần số học có trong SGK toán để giúp các em học sinh học tốt môn toán lớp 6.


Lý thuyết

1. Quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu

– Hai số nguyên đối nhau có tổng bằng $0$.

– Muốn cộng hai số nguyên khác dấu không đối nhau, ta tìm hiệu hai giá trị tuyệt đối của chúng (số lớn trừ số nhỏ) rồi đặt trước kết quả tìm được dấu của số có giá trị tuyệt đối lớn hơn.

Ví dụ: Tính (-273) + 55

Bài giải:

$(-273) + 55 = – (273 – 55)$ = -218$

2. Ví dụ minh họa

Trước khi đi vào giải bài 27 28 29 30 trang 76 sgk toán 6 tập 1, chúng ta hãy tìm hiểu các ví dụ điển hình sau đây:

Ví dụ 1:

Nhiệt độ trong phòng ướp lạnh vào buổi sáng là 30C, buổi chiều cùng ngày đã giảm 50C. Hỏi nhiệt độ trong phòng ướp lạnh chiều hôm đó là bao nhiêu độ C?

Bài giải:

Giảm 50C có nghĩa là tăng -50C, nên ta cần tính: (+3) + (-5) = ?

(+3) + (-5) = -2

Ví dụ 2:

Tính và so sánh kết quả của

a) 37 + (-27) và (-27) + 37

b) 16 + (-16) và (-105) + 105

Bài giải:

a) 37 + (-27) và (-27) + 37

Ta có:

37 + (-27) = 10

(-27) + 37 = 10

37 + (-27) = (-27) + 37

b) 16 + (-16) và (-105) + 105

Ta có:

16 + (-16) = 0

(-105) + 105 = 0

16 + (-16) = (-105) + 105

Dưới đây là Hướng dẫn giải bài 31 32 33 34 35 trang 77 sgk toán 6 tập 1. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi giải nhé!


Luyện tập

Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp giải bài tập phần số học 6 kèm bài giải chi tiết bài 31 32 33 34 35 trang 77 sgk toán 6 tập 1 của bài §5. Cộng hai số nguyên khác dấu trong chương II – Số nguyên cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết bài giải từng bài tập các bạn xem dưới đây:

Giải bài 31 32 33 34 35 trang 77 sgk toán 6 tập 1
Giải bài 31 32 33 34 35 trang 77 sgk toán 6 tập 1

1. Giải bài 31 trang 77 sgk Toán 6 tập 1

Tính:

a) $(-30) + (-5)$;     

b) $(-7) + (-13)$;     

c) $(-15) + (-235)$

Bài giải:

Dễ dàng nhận thấy đây là bài tập cộng hai số nguyên cùng dấu, vận dụng quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu, ta có kết quả như sau:

a) $(-30) + (-5) = -35$

b) $(-7) + (-13) = -20$

c) $(-15) + (-235) = -250$


2. Giải bài 32 trang 77 sgk Toán 6 tập 1

Tính:

a) $16 + (-6)$;

b) $14 + (-6)$;

c) $(-8) + 12$.

Bài giải:

Vận dụng quy tắc cộng hai số nguyên trái dấu, ta được kết quả như sau:

a) $16 + (-6) = 10$

b) $14 + (-6) = 8$

c) $(-8) + 12 = 4$


3. Giải bài 33 trang 77 sgk Toán 6 tập 1

Điền số thích hợp vào ô trống:

Bài giải:

+) Với \(a=-2; b=3\) thì \( a+b=-2 + 3 = 3 – 2 = 1\)

+) Với \(a=-18; b=18\) thì \( a+b=18 + (-18) = 0\)

+) Với \(a=12; a+b=0\) thì \( b= 0 – 12 = – (12-0) = -12 \)

+) Với \( b=6;a+b=4\) thì \( a=4 – 6 = – (6 – 4) = – 2\)

+) Với \(a=-5; a+b=-10\) thì \( b=-10 – (- 5) = -10 + 5 = – (10 – 5) = -5 \)

Từ đó ta có kết quả như sau:

$a$

-2

18

12

-2

-5

$b$

3

-18

-12

6

-5

$a + b$

1

0

0

4

-10


4. Giải bài 34 trang 77 sgk Toán 6 tập 1

Tính giá trị của biểu thức:

a) $x + (-16)$, biết $x = -4$

b) $(-102) + y$, biết $y = 2$

Bài giải:

a) Với $x = -4$, ta có:

$x + (-16) = -4 + (-16) = -20$

b) Với $y = 2$, ta có:

$(-102) + x = (-102) + 2 = -100$


5. Giải bài 35 trang 77 sgk Toán 6 tập 1

Số tiền của ông Nam năm nay so với năm ngoái tăng x triệu đồng. Hỏi $x$ bằng bao nhiêu biết rằng số tiền của ông Nam năm nay so với năm ngoái:

a) Tăng $5$ triệu đồng

b) Giảm $2$ triệu đồng.

Bài giải:

a) Vì tiền của ông Nam năm nay so với năm ngoái tăng \(5\) triệu đồng nên \(x = 5.\)

b) Vì tiền của ông Nam năm nay so với năm ngoái giảm \(2\) triệu đồng nên \(x = -2\) (vì giảm \(2\) có nghĩa tương đương với tăng \(-2\)).


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Chúc các bạn làm bài tốt cùng giải bài tập sgk toán lớp 6 với giải bài 31 32 33 34 35 trang 77 sgk toán 6 tập 1!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com