Nội Dung
Luyện tập Bài §4. Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung, Chương III – Góc với đường tròn, sách giáo khoa toán 9 tập hai. Nội dung bài giải bài 31 32 33 34 35 trang 79 80 sgk toán 9 tập 2 bao gồm tổng hợp công thức, lý thuyết, phương pháp giải bài tập phần hình học có trong SGK toán để giúp các em học sinh học tốt môn toán lớp 9.
Lý thuyết
1. Khái niệm góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung
Góc tạo bởi tiếp tuyến và dây cung là góc có đỉnh nằm trên đường tròn, hai cạnh của góc gồm một tia là tiếp tuyến với đường tròn, tia còn lại chứa dây cung.
2. Định lí
Số đo của góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung bằng nửa số đo cung bị chắn
3. Hệ quả
Trong một đường tròn, góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung và góc nội tiếp cùng chắn một cung thì bằng nhau.
Dưới đây là Hướng dẫn giải bài 31 32 33 34 35 trang 79 80 sgk toán 9 tập 2. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi giải nhé!
Luyện tập
Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp giải bài tập phần hình học 9 kèm bài giải chi tiết bài 27 28 29 30 trang 79 sgk toán 9 tập 2 của Bài §4. Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung trong Chương III – Góc với đường tròn cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết bài giải từng bài tập các bạn xem dưới đây:
1. Giải bài 31 trang 79 sgk Toán 9 tập 2
Cho đường tròn \((O; R)\) và dây cung \(BC = R\). Hai tiếp tuyến của đường tròn \((O)\) tại \(B, C\) cắt nhau tại \(A\). Tính \(\widehat {ABC},\widehat {BAC}\).
Bài giải:
Tam giác BOC có \(BC = OB = OC = R\)
Suy ra tam giác \(BOC\) là tam giác đều.
Xét \((O)\) ta có: \(\widehat {ABC}\) là góc tạo bởi tia tiếp tuyến \(BA\) và dây cung \(BC\) của \((O)\).
Ta có: sđ \(\overparen{BC}=\widehat {BOC}=60^0\) (góc ở tâm chắn \(\overparen{BC}\) ) và \(\widehat {ABC}= \dfrac {1}{2} sđ\overparen{BC}=30^0\) (góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung chắn \(\overparen{BC}\)).
Vì \(AB,AC\) là các tiếp tuyến của đường tròn \((O)\) nên \(\widehat {ABO}=\widehat {ACO}=90^0\)
Xét tứ giác \(OBAC\) có \(\widehat {ABO}+\widehat {ACO}+\widehat {BOC}+\widehat {BAC}=360^0\)
Suy ra \(\widehat {BAC} = {360^0} – \widehat {ABO}-\widehat {ACO}-\widehat {BOC} \)
\(=360^0- {90^0}-90^0 – {60^0} = {120^0}\).
2. Giải bài 32 trang 80 sgk Toán 9 tập 2
Cho đường tròn tâm \(O\) đường kính \(AB\). Một tiếp tuyến của đường tròn tại \(P\) cắt đường thẳng \(AB\) tại \(T\) (điểm \(B\) nằm giữa \(O\) và \(T\))
Chứng minh: \(\widehat {BTP} + 2.\widehat {TPB} = {90^0}\).
Bài giải:
Ta có \(\widehat {TPB}\) là góc tạo bởi tiếp tuyến \(PT\) và dây cung \(PB\) của đường tròn \((O)\) nên \(\widehat {TPB}=\dfrac{1}{2}sđ\overparen{BP}\)(cung nhỏ \(\overparen{BP}\)) (1)
Lại có: \(\widehat {BOP}=sđ\overparen{BP}\) (góc ở tâm chắn cung \(\overparen{BP}\)). (2)
Từ (1) và (2) suy ra \(\widehat {BOP} = 2.\widehat {TPB}\).
Trong tam giác vuông \(TPO\) ( \(OP \bot TP\) vì \(TP\) là tiếp tuyến) ta có \(\widehat {BOP} + \widehat {BTP}=90^0.\)
hay \(\widehat {BTP} + 2.\widehat {TPB} = {90^0}\).
3. Giải bài 33 trang 80 sgk Toán 9 tập 2
Cho \(A, B, C\) là ba điểm trên một đường tròn. \(At\) là tiếp tuyến của đường tròn tại \(A\). Đường thẳng song song với \(At\) cắt \(AB\) tại \(M\) và cắt \(AC\) tại \(N\).
Chứng minh: \(AB. AM = AC . AN\)
Bài giải:
Xét đường tròn \((O)\) ta có:
\(\widehat C\) là góc nội tiếp chắn cung \(AB\)
\(\widehat{BAt}\) là góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung chắn cung \(AB.\)
\(\Rightarrow \widehat {BAt} = \widehat C.\) (1)
Lại có vì \(MN//At\) nên \(\widehat{AMN} = \widehat {BAt}\) (so le trong) (2)
Từ (1) và (2) suy ra: \(\widehat{AMN} = \widehat C\) (3)
Xét hai tam giác \(AMN\) và \(ACB\) ta có:
\(\widehat A\) chung
\(\widehat M = \widehat C \, \, (theo (3))\)
Vậy \(∆AMN\) đồng dạng \(∆ACB \, (g-g)\)
\(\displaystyle \Rightarrow {{AN} \over {AB}} = {{AM} \over {AC}}\) (các cặp cạnh tương ứng tỉ lệ)
\(\Rightarrow AB. AM = AC . AN\) (đpcm).
4. Giải bài 34 trang 80 sgk Toán 9 tập 2
Cho đường tròn \((O)\) và điểm \(M\) nằm bên ngoài đường tròn đó. Qua điểm \(M\) kẻ tiếp tuyến \(MT\) và cát tuyến \(MAB.\) Chứng minh \(MT^2 = MA. MB\).
Bài giải:
Xét hai tam giác \(BMT\) và \(TMA\), chúng có:
\(\widehat{M}\) chung
\(\widehat{B} = \widehat{T}\) (góc nội tiếp và góc tạo bởi tia tiếp tuyến cùng chắn cung nhỏ \(\overparen{AT}\))
\(\Rightarrow ∆BMT\) đồng dạng \(∆TMA \, (g-g).\)
\(\Rightarrow \dfrac{MT}{MA} = \dfrac{MB}{MT}\) (các cặp cạnh tương ứng tỉ lệ).
hay \(MT^2 = MA. MB\) (đpcm).
5. Giải bài 35 trang 80 sgk Toán 9 tập 2
Trên bờ biển có ngọn hải đăng cao \(40m\). Với khoảng cách bao nhiêu kilomet thì người quan sát trên tàu bắt đầu trông thấy ngọn đèn này biết rằng mắt người quan sát ở độ cao \(10 m\) so với mực nước biển và bán kính Trái Đất gần bằng \(6 400 km\) (h.30)?
Bài giải:
Áp dụng kết quả bài tập 34 ta có: \(MT^2 = MA. MB\)
\(\Rightarrow MT^2 = MA.(MA + 2R).\)
Thay số vào đẳng thức trên và lấy đơn vị là km, ta có:
\(MT^2 = 0,04 (0,04 + 6400.2)=512,0016\)
\(\Leftrightarrow MT ≈ 23 (km).\)
Cũng tương ta có;
\(MT^2 = 0,01(0,01 +6400.2)\)
\(\Leftrightarrow MT ≈ 11 (km).\)
Từ đó: \(MM’ = MT + M’T = 23+11= 34(km).\)
Vậy khi cách ngọn hải đăng khoảng \(34 km\) thì người thủy thủ bắt đầu trông thấy ngọn hải đăng.
Bài trước:
Bài tiếp theo:
Xem thêm:
- Các bài toán 9 khác
- Để học tốt môn Vật lí lớp 9
- Để học tốt môn Sinh học lớp 9
- Để học tốt môn Ngữ văn lớp 9
- Để học tốt môn Lịch sử lớp 9
- Để học tốt môn Địa lí lớp 9
- Để học tốt môn Tiếng Anh lớp 9
- Để học tốt môn Tiếng Anh lớp 9 thí điểm
- Để học tốt môn Tin học lớp 9
- Để học tốt môn GDCD lớp 9
Chúc các bạn làm bài tốt cùng giải bài tập sgk toán lớp 9 với giải bài 31 32 33 34 35 trang 79 80 sgk toán 9 tập 2!
“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com“