Luyện tập: Giải bài 87 88 89 90 trang 36 sgk Toán 6 tập 1

Luyện tập Bài §10. Tính chất chia hết của một tổng, chương I – Ôn tập và bổ túc về số tự nhiên, sách giáo khoa toán 6 tập một. Nội dung bài giải bài 87 88 89 90 trang 36 sgk toán 6 tập 1 bao gồm tổng hợp công thức, lý thuyết, phương pháp giải bài tập phần số học có trong SGK toán để giúp các em học sinh học tốt môn toán lớp 6.


Lý thuyết

1. Nhắc lại về quan hệ chia hết

Ta đã biết: Số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b khác 0 nếu có số tự nhiên k sao cho a = b . k.

Kí hiệu:

a chia hết cho b là a \(\vdots\) b

a không chia hết cho b là a \(\not \vdots \) b

2. Tính chất 1

Nếu a \(\vdots\) m b \(\vdots\) m thì (a + b) \(\vdots\) m:

a \(\vdots\) m và b \(\vdots\) m ⇒ (a + b) \(\vdots\) m

Hoặc có thể viết: (a + b) \(\vdots\) m hoặc a + b \(\vdots\) m đều được.

Chú ý:

– Tính chất 1 cũng đúng đối với một hiệu (a \(\geq\) b) :

a \(\vdots\) m và b \(\vdots\) m ⇒ (a – b) \(\vdots\) m.

– Tính chất 1 cũng đúng đối với một tổng có nhiều số hạng :

a \(\vdots\) m và b \(\vdots\) m và c \(\vdots\) m ⇒ (a + b + c) \(\vdots\) m.

– Nếu tất cả các số hạng của một tổng đều chia hết cho cùng một số thì tổng chia hết cho số đó.

a \(\vdots\) m và b \(\vdots\) m và c \(\vdots\) m ⇒ (a + b + c) \(\vdots\) m.

3. Tính chất 2

Nếu a \(\not\vdots\) m và b \(\vdots\) m thì (a + b) \(\not\vdots\) m :

a \(\not\vdots\) m và b \(\vdots\) m ⇒ (a + b) \(\not\vdots\) m.

Chú ý :

– Tính chất 2 cũng đúng đối với một hiệu (a > b) :

a \(\not\vdots\) m và b \(\vdots\) m ⇒ (a – b) \(\not\vdots\) m.

– Tính chất 1 cũng đúng đối với một tổng có nhiều số hạng, trong đó chỉ có một số hạng không chia hết cho m các số hạng còn lại đều chia hết cho m:

a \(\not\vdots\) m, b \(\vdots\) m và c \(\vdots\) m⇒ (a + b + c) \(\not\vdots\) m.

– Nếu chỉ có một số hạng của tổng không chia hết cho một số, còn các số hạng khác đều chia hết cho số đó thì tổng không chia hết cho số đó.

a \(\not\vdots\) m, b \(\vdots\) m và c \(\vdots\) m⇒ (a + b + c) \(\not\vdots\) m.

Dưới đây là Hướng dẫn giải bài 87 88 89 90 trang 36 sgk toán 6 tập 1. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi giải nhé!


Luyện tập

Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp giải bài tập phần số học 6 kèm bài giải chi tiết bài 87 88 89 90 trang 36 sgk toán 6 tập 1 của bài §10. Tính chất chia hết của một tổng trong chương I – Ôn tập và bổ túc về số tự nhiên cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết bài giải từng bài tập các bạn xem dưới đây:

Giải bài 87 88 89 90 trang 36 sgk toán 6 tập 1
Giải bài 87 88 89 90 trang 36 sgk toán 6 tập 1

1. Giải bài 87 trang 36 sgk Toán 6 tập 1

Cho tổng: $A = 12 + 14 + 16 + x$ với $x ∈ N$. Tìm x để:

a) A chia hết cho 2;

b) A không chia hết cho 2.

Bài giải:

a) Vì 12; 14; 16 đều chia hết cho 2 nên để 12 + 14 + 16 + x chia hết cho 2 thì x phải chia hết cho 2. Do đó x là mọi số tự nhiên chẵn.

b) Tương tự để tổng A không chia hết cho 2 thì x phải là một số tự nhiên không chia hết cho 2. Do đó x là số tự nhiên lẻ.


2. Giải bài 88 trang 36 sgk Toán 6 tập 1

Khi chia số tự nhiên a cho 12, ta được số dư là 8. Hỏi số a có chia hết cho 4 không? Có chia hết cho 6 không?

Bài giải:

Gọi q là thương trong phép chia a cho 12, ta có a = 12q + 8.

Vì 12 = 4 . 3 nên 12q = 4 . 3q. Do đó 12q chia hết cho 4

Mặc khác 8 cũng chia hết cho 4. Nên 12q + 8 chia hết cho 4

Vậy a chia hết cho 4.

Tương tự ta có 12 = 6 . 2 nên 12q = 6 . 2q chia hết cho 6. Nhưng 8 không chia hết cho 6 nên 12q + 8 không chia hết cho 6

Vậy a không chia hết cho 6.


3. Giải bài 89 trang 36 sgk Toán 6 tập 1

Điền dấu “x” vào ô thích hợp trong các câu sau:

Trả lời:

Câu

Đúng

Sai

a) Nếu mỗi số hạng của tổng chia hết cho 6 thì tổng chia hết cho 6.

X

b) Nếu mỗi số hạng của tổng không chia hết cho 6 thì tổng không chia hết cho 6.

X

c) Nếu tổng của hai số chia hết cho 5 và một trong hai số đó chia hết cho 5 thì số còn lại chia hết cho 5.

X

d) Nếu hiệu của hai số chia hết cho 7 và một trong hai số đó chia hết cho 7 thì số còn lại chia hết cho 7.

X

4. Giải bài 90 trang 36 sgk Toán 6 tập 1

Gạch dưới số mà em chọn:

a) Nếu a ⋮ 3 và b ⋮ 3 thì tổng a + b chia hết cho 6; 9; 3

b) Nếu a ⋮ 2 và b ⋮ 4 thì tổng a + b chia hết cho 4; 2; 6

c) Nếu a ⋮ 6 và b ⋮ 9 thì tổng a + b chia hết cho 6; 3; 9

Bài giải:

a) Nếu a ⋮ 3 và b ⋮ 3 thì tổng a + b chia hết cho 6; 9; 3

b) Nếu a ⋮ 2 và b ⋮ 4 thì tổng a + b chia hết cho 4; 2; 6

c) Nếu a ⋮ 6 và b ⋮ 9 thì tổng a + b chia hết cho 6; 3; 9


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Chúc các bạn làm bài tốt cùng giải bài tập sgk toán lớp 6 với giải bài 87 88 89 90 trang 36 sgk toán 6 tập 1!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com