Luyện tập: Giải bài 96 97 98 99 100 trang 39 sgk Toán 6 tập 1

Luyện tập Bài §11. Dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5, chương I – Ôn tập và bổ túc về số tự nhiên, sách giáo khoa toán 6 tập một. Nội dung bài giải bài 96 97 98 99 100 trang 39 sgk toán 6 tập 1 bao gồm tổng hợp công thức, lý thuyết, phương pháp giải bài tập phần số học có trong SGK toán để giúp các em học sinh học tốt môn toán lớp 6.


Lý thuyết

1. Nhận xét mở đầu

Ta thấy:

   \(90 = 9 . 10 = 9 . 2 . 5 \) chia hết cho 2, cho 5;

   \(610 = 61 . 10 = 61 . 2 . 5\) chia hết cho 2, cho 5;

   \(1240 = 124 . 10 = 124 . 2 . 5\)chia hết cho 2, cho 5.

Nhận xét: Các số có chữ số tận cùng là 0 đều chia hết cho 2 và chia hết cho 5.

2. Dấu hiệu chia hết cho 2

Ví dụ: Xét số n = \(\overline{43*}\)

Ta viết : n = \(\overline{43*} = 430 + *\)

Nếu * là các chứ số 0, 2, 4, 6, 8 (là các chữ số chẵn) thì n chia hết cho 2.

Nếu * là các chữ số 1, 3, 5, 7, 9 (là các chữ số lẻ) thì n không chia hết cho 2.

Kết luận: Các số có chữ số tận cùng là chữ số chẵn thì chia hết cho 2 và chỉ những số đó mới chia hết cho 2.

3. Dấu hiệu chia hết cho 5

Ví dụ: \(n = \overline{43*}\)

Nếu * là các chữ số 0 hoặc 5 thì n chia hết cho 5.

Nếu * là các chữ số khác 0 hoặc 5 thì n không chia hết cho 5.

Kết luận: Các số có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5 và chỉ những số đó mới chia hết cho 5.

Dưới đây là Hướng dẫn giải bài 96 97 98 99 100 trang 39 sgk toán 6 tập 1. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi giải nhé!


Luyện tập

Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp giải bài tập phần số học 6 kèm bài giải chi tiết bài 96 97 98 99 100 trang 39 sgk toán 6 tập 1 của bài §11. Dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5 trong chương I – Ôn tập và bổ túc về số tự nhiên cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết bài giải từng bài tập các bạn xem dưới đây:

Luyện tập: Giải bài 96 97 98 99 100 trang 39 sgk toán 6 tập 1
Giải bài 96 97 98 99 100 trang 39 sgk toán 6 tập 1

1. Giải bài 96 trang 39 sgk Toán 6 tập 1

Điền chữ số vào dấu * để được *85 thỏa mãn điều kiện:

a) Chia hết cho 2;

b) Chia hết cho 5.

Bài giải:

a) Số *85 có tận cùng là số lẽ 5 nên không thể điền bất cứ số nào vào dấu * để *85 chia hết cho 2

b) Theo dấu hiệu chia hết cho 5 thì có thể điền mọi chữ số khác 0 để *85 chia hết cho 5 vì khi đó ta được một số có chữ số tận cùng là 5.


2. Giải bài 97 trang 39 sgk Toán 6 tập 1

Dùng ba chữ số 4, 0, 5, hãy ghép thành các số tự nhiên có ba chữ số khác nhau thỏa mãn điều kiện:

a) Số đó chia hết cho 2;

b) Số đó chia hết cho 5.

Bài giải:

a) Với ba chữ số 4; 0; 5 ta ghép được các số chia hết cho 2 đó là 540 hoặc 450 hoặc 504.

b) Với ba chữ số 4; 0; 5 ta ghép được các số chia hết cho 5 đó là 405 hoặc 450 hoặc 540.


3. Giải bài 98 trang 39 sgk Toán 6 tập 1

Đánh dấu “x” vào ô thích hợp trong các câu sau:

Bài giải:

Câu

Đúng

Sai

a) Số có chữ số tận cùng bằng 4 thì chia hết cho 2.

X

b) Số chia hết cho 2 thì có chữ số tận cùng bằng 4.

X

c) Số chia hết cho 2 và chia hết cho 5 thì có chữ số tận cùng bằng 0.

X

d) Số chia hết cho 5 thì có chữ số tận cùng bằng 5.

X


4. Giải bài 99 trang 39 sgk Toán 6 tập 1

Tìm số tự nhiên có hai chữ số, các chữ số giống nhau, biết rằng số đó chia hết cho 2 và chia cho 5 thì dư 3.

Bài giải:

Số tự nhiên có hai chữ số giống nhau và chia hết cho 2 chỉ có thể là một trong các số $22, 44, 66, 88$. Các chữ số tận cùng $2, 4, 6, 8$ chỉ có 8 chia cho 5 dư 3.

Do đó số cần tìm là số $88$.


5. Giải bài 100 trang 39 sgk Toán 6 tập 1

Ô tô đầu tiên ra đời năm nào?

Ô tô đầu tiên ra đời năm n = $\overline{abbc}$, trong đó n ⋮ 5 và a, b, c ∈ {1; 5; 8}, (a, b, c khác nhau).

Bài giải:

Từ giả thiết, có thể suy luận:

Ta đang ở thế kỉ XXI nên a không thể lớn hơn 2. Do đó a = 1.

Để n ⋮ 5, tức $\overline{abbc}$ chia hết cho 5 thì chữ số tận cùng c phải là 5

Mặt khác a, b, c khác nhau nên b = 8.

Vậy ô tô đầu tiên ra đời năm $1885$.


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Chúc các bạn làm bài tốt cùng giải bài tập sgk toán lớp 6 với giải bài 96 97 98 99 100 trang 39 sgk toán 6 tập 1!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com