Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Bài 44 trang 153 sgk Địa lí 8

Hướng dẫn Soạn Bài 44: Thực hành: Tìm hiểu địa phương, sách giáo khoa Địa lí lớp 8. Nội dung bài TTrả lời câu hỏi Bài 44 trang 153 sgk Địa lí 8 bao gồm đầy đủ kiến thức lý thuyết và bài tập có trong SGK để giúp các em học tốt môn địa lí lớp 8.

Trả lời câu hỏi Bài 44 trang 153 sgk Địa lí 8
Trả lời câu hỏi Bài 44 trang 153 sgk Địa lí 8

1. Hoạt động của học sinh

2. Trả lời câu hỏi Bài 44 trang 153 sgk Địa lí 8

Nội dung cần tìm hiểu

a) Tên gọi, vị trí đía lí của địa điểm: nằm ở đâu trong xã, thôn, huyện; gần những công trình xây dựng, đường sá hoặc sông, núi nào của địa phương.

b) Hình dạng và độ lớn: Hình dạng, diện tích, cấu trúc trong, ngoài.

c) Lịch sử phát triển của địa điểm: Được xây dựng từ khi nào, hiện trạng hiện nay.

d) Vai trò và ý nghĩa của địa điểm:

– Đối với nhân dân trong xã, huyện

– Đối với nhân dân tỉnh, nhân dân cả nước.

Trả lời:

1. Hà Nội

a) Tên gọi, vị trí:

– Hồ Hoàn Kiếm hay còn được gọi là Hồ Gươm. Tên gọi Hoàn Kiếm xuất hiện vào đầu thế kỷ 15 gắn với truyền thuyết vua Lê Lợi trả gươm báu cho Rùa thần.

– Nằm ở quận Hoàn Kiến – Hà Nội. Hồ Hoàn Kiếm có vị trí kết nối giữa khu phố cổ gồm các phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Cầu Gỗ, Lương Văn Can, Lò Sũ… với khu phố Tây do người Pháp quy hoạch cách đây hơn một thế kỷ là Bảo Khánh, Nhà thờ, Tràng Thi, Hàng Bài, Đinh Tiên Hoàng, Tràng Tiền, Hàng Khay, Bà Triệu.

b) Hình dạng và độ lớn:

– Là một hồ nước ngọt tự nhiên của Hà Nội.

– Hồ có diện tích là 12 ha, độ dài tối đa là 700m, độ rộng tối đa là 250m, độ sâu trung bình là 1 – 1,4 m.

c) Lịch sử phát triển:

– Cách đây khoảng 6 thế kỉ, hồ là một phân lưu sông Hồng chảy qua vị trí của các phố như ngày nay, tiếp đó đổ ra nhánh chính của sông Hồng, nơi rộng nhất phân lư này hình thành nên hồ Hoàn Kiếm ngày nay.

– Thời Lê Trung hưng (thế kỷ 16), khi chúa Trịnh cho chỉnh trang Hoàng thành Thăng Long để vua Lê ở đã đồng thời xây dựng phủ chúa riêng nằm ngay bên ngoài Hoàng thành và trở thành một cơ quan trung ương thời bấy giờ với những công trình kiến trúc xa hoa như lầu Ngũ Long (dùng để duyệt quân) nằm ở bờ Đông hồ Hoàn Kiếm, đình Tả Vọng trên đảo Ngọc Sơn. Năm 1728 Trịnh Giang cho đào hầm ở vị trí phía Nam hồ để xây dựng cung điện ngầm gọi là Thưởng Trì cung.

– Chúa Trịnh cho ngăn hồ lớn thành hồ Tả Vọng và Hữu Vọng. Hồ Hữu Vọng được dùng làm nơi duyệt quân thuỷ chiến của triều đình. Đến đời Tự Đức (1847-1883), hồ Hữu Vọng được gọi là hồ Thủy Quân, còn hồ Tả Vọng chính là hồ Hoàn Kiếm. Từ năm 1884, nhà nước bảo hộ Pháp cho lấp hồ Thuỷ Quân để xây dựng, mở mang Hà Nội

d) Vai trò và ý nghĩa:

– Hồ điều hòa khí hậu của thành phố Hà Nội.

– Cùng với các di tích liên quan như Tháp Rùa, cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn…đã tạo nên một biểu tượng khi nhắc đến Hà Nội.

– Vì vậy cũng có thể hiểu được lý do Hồ Hoàn Kiếm trở thành điểm du lịch ấn tượng, thu hút.

– Là nguồn cảm hứng nghệ thuật bất tận của những thi nhân, nhạc sĩ và văn nghệ sĩ.

– Trên tất cả, hồ gắn liền với huyền sử một thời, là biểu tượng khát vọng hòa bình và đức văn tài võ trị của toàn dân tộc.

2. Đà Nẵng

a) Tên gọi, vị trí:

– Cầu Rồng là cây cầu mới nhất bắc qua sông Hàn. Vì cây cầu có hình dáng giống một con rồng nên được gọi là Cầu Rồng.

– Cây cầu hiện đại này bắc qua sông Hàn tại bùng binh Lê Đình Dương/Bạch Đằng, tạo con đường ngắn nhất từ sân bay quốc tế Đà Nẵng tới các đường chính trong thành phố Đà Nẵng, và một tuyến đường trực tiếp đến bãi biển Mỹ Khê và bãi biển Non Nước ở rìa phía đông của thành phố.

b) Hình dạng và độ lớn:

– Cầu Rồng dài 666m và rộng 37.5m với 6 làn xe chạy. Nó được chính thức thông xe ngày 29 tháng 3 năm 2013.

– Cầu được thiết kế và xây dựng với hình dạng của một con rồng có khả năng phun lửa và phun nước như thật.

c) Lịch sử phát triển:

– Cuối năm 2005: Đà Nẵng tổ chức cuộc thi thiết kế kiến trúc cầu Rồng với sự tham gia của 8 đơn vị tư vấn thiết kế (gồm 4 công ty Việt Nam, 2 công ty Nhật Bản, 1 công ty Đức và 1 công ty Mỹ). Các công ty này đã trình bày 17 phương án thiết kế.

– Tháng 10/2007: Chọn phương án thiết kế cầu Rồng của liên danh The Louis Berger và Ammann & Whitney (Mỹ).

– Ngày 17 tháng 12 năm 2008: UBND thành phố Đà Nẵng phê duyệt dự án

– Ngày 19 tháng 7 năm 2009. Cầu được khởi công tại bờ đông sông Hàn .

– Nhịp chính được hoàn thành vào ngày 26 tháng 10 năm 2012.

– Cây cầu được chính thức thông xe, đưa vào sử dụng ngày 29 tháng 3 năm 2013, nhân kỷ niệm lần thứ 38 ngày giải phóng thành phố Đà Nẵng.

d) Vai trò và ý nghĩa:

– Tạo điều kiện phát triển giao thông vận tải.

– Biểu tượng cho sự phát triển vượt bậc và vươn xa.

– Địa điểm du lịch mới hấp dẫn.

– Là “cầu nối” dân cư hai bên sông.

3. TP. Hồ Chí Minh

a) Tên gọi và vị trí:

– Chợ Bến Thành là một ngôi chợ nằm tại Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

– Ban đầu, vị trí của chợ nằm bên bờ sông Bến Nghé, cạnh một bến sông gần thành Gia Định (bấy giờ là thành Quy, còn gọi là thành Bát Quái). Bến này dùng để cho hành khách vãng lai và quân nhân vào thành, vì vậy mới có tên gọi là Bến Thành, và khu chợ cũng có tên gọi là chợ Bến Thành.

b) Hình dạng và độ lớn:

Chợ Bến Thành có tổng diện tích 13.056m2, trung bình mỗi ngày đón khoảng 10.000 lượt khách lui tới mua bán và tham quan. Chợ có 1.446 sạp, 6.000 tiểu thương, 5 doanh nghiệp, với bốn cửa chính và 12 cửa phụ tỏa ra bốn hướng.

– Cửa Nam (nhìn ra quảng trường Quách Thị Trang) với biểu tượng ngôi tháp đồng hồ ba mặt, là cổng chính, bên trong nhà lồng là nơi bày bán các mặt hàng vải vóc và thực phẩm khô.

– Cửa Bắc (phía đường Lê Thánh Tôn) rực rỡ với những gian hàng hoa tươi và trái cây mời gọi người qua đường.

– Cửa Ðông (phía đường Phan Bội Châu) hấp dẫn khách hàng bởi các loại mỹ phẩm và bánh kẹo đầy màu sắc.

– Cửa Tây (phía đường Phan Chu Trinh) lại là nơi thu hút phái đẹp vì sự đa dạng về kiểu dáng và kích cỡ của giày dép, hàng mỹ nghệ, đồ lưu niệm.

c) Lịch sử phát triển:

– Chợ Bến Thành thời kỳ đầu được xây bằng gạch, sườn gỗ, lợp tranh, được mô tả như là “phố chợ nhà cửa trù mật ở dọc theo bến sông.

– Đến năm 1911, chính quyền thuộc địa Pháp quyết định dời chợ về vị trí hiện nay, khi ấy còn là một cái ao sình lầy.

– Chợ được khởi công từ năm 1912 cho đến cuối tháng 3-1914 mới hoàn tất và hoạt động liên tục kể từ đó cho đến nay.

– Chợ có hơn 3.000 sạp hàng, bán sỉ, bán lẻ đủ các loại hàng hóa, từ thực phẩm vật dụng hàng ngày đến những hàng xa xỉ phẩm.

d) Vai trò và ý nghĩa:

– Nơi giao lưu, buôn bán, trao đổi hàng hóa.

– Địa điểm du lịch hấp dẫn.

– Nơi lưu giữ văn hóa truyền thống.


Bài trước:


Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Bài 44 trang 153 sgk Địa lí 8 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài môn Địa lí lớp 8 thật tốt!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com