Trả lời câu hỏi C1 C2 C3 C4 C5 Bài 25 trang 78 sgk Vật lí 6

Hướng dẫn giải Bài 25 Sự nóng chảy và sự đông đặc (tiếp theo), chương II Nhiệt học, sách giáo khoa Vật lí lớp 6. Nội dung trả lời câu hỏi C1 C2 C3 C4 C5 bài 25 trang 78 sgk Vật lí 6 bao gồm đầy đủ lý thuyết, công thức, định luật, chuyên đề có trong SGK để giúp các em học sinh học tốt môn vật lí lớp 6.


Lý thuyết

II. Sự đông đặc

1. Dự đoán

Trong thí nghiệm về sự nóng chảy của băng phiến, khi băng phiến được đun nóng, nó nóng dần lên rồi nóng chảy. Hãy dự đoán điều gì sẽ xảy ra đối với băng phiến khi thôi không đun nóng và để băng phiến nguội dần.

2. Phân tích kết quả thí nghiệm

Dùng đèn cồn đun nóng băng phiến:

– Khi thôi không đun nóng, băng phiến sẽ nguội dần, và chuyển về thể rắn ban đầu

– Kết quả thí nghiệm:

– Phân tích kết quả thí nghiệm:

– Phân tích đường biểu diễn nhiệt độ của băng phiến ta thấy:

+ Từ phút 0 đến phút thứ 4: Nhiệt độ giảm

+ Từ phút thứ 4 đến phút thứ 7: Nhiệt độ không thay đổi

+ Từ phút thứ 7 đến phút thứ 15: Nhiệt độ giảm

– Kết luận:

+ Băng phiến đông đặc ở 800C Nhiệt độ này được gọi là nhiệt độ đông đặc của băng phiến

+ Nhiệt độ đông đặc bằng nhiêt độ nóng chảy

+ Trong thời gian đông đặc, nhiệt độ của băng phiến không thay đổi

3. Mối liên hệ giữa quá trình nóng chảy và quá trình đông đặc

Quá trình nóng chảy và quá trình đông đặc là hai quá trình ngược nhau

Nếu ta biểu diễn hai quá trình trên cùng một tọa độ thì ta thấy ta thấy chúng đối xứng nhau:

Một chất nóng chảy ở nhiệt độ nào thì cũng đông đặc ở nhiệt độ đó.

4. Ứng dụng

– Trong công nghiệp đúc (khuôn kim loại) như đúc tượng, chuông.

– Làm nóng chảy hỗn hợp kim loại khi đông đặc trở thành hợp kim có những tính chất như mong muốn

5. Ghi nhớ

– Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy, sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc.

– Phần lớn các chất nóng chảy (hay đông đặc) ở một nhiệt độ xác định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ nóng chảy (hay nhiệt độ đông đặc) . Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì khác nhau.

– Trong thời gian nóng chảy (hay đông đặc), nhiệt độ của nhiều chất không thay đổi.

Dưới đây là Hướng dẫn trả lời câu hỏi C1 C2 C3 C4 C5 bài 25 trang 78 sgk Vật lí 6. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi giải nhé!


Câu hỏi

Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp trả lời câu hỏi, giải bài tập vật lí 6 kèm câu trả lời chi tiết câu hỏi C1 C2 C3 C4 C5 bài 25 trang 78 sgk Vật lí 6 của bài 25 Sự nóng chảy và sự đông đặc (tiếp theo) trong chương II Nhiệt học cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết câu trả lời từng câu hỏi các bạn xem dưới đây:

Trả lời câu hỏi C1 C2 C3 C4 C5 bài 25 trang 78 sgk vật lí 6
Trả lời câu hỏi C1 C2 C3 C4 C5 bài 25 trang 78 sgk Vật lí 6

1. Trả lời câu hỏi C1 bài 25 trang 78 sgk Vật lí 6

Tới nhiệt độ nào thì băng phiến bắt đầu đông đặc?

Trả lời:

Nhiệt độ băng phiến giảm dần đến 80oC, băng phiến bắt đầu đông đặc.


2. Trả lời câu hỏi C2 bài 25 trang 78 sgk Vật lí 6

Trong khoảng thời gian sau, dạng của đường biểu diễn có đặc điểm gì?

– Từ phút 0 đến phút thứ 4;

– Từ phút thứ 4 đến phút thứ 7;

– Từ phút thứ 7 đến phút thứ 15?

Trả lời:

– Từ phút 0 đến phút thứ 4: đường biểu diễn là đoạn thẳng nằm nghiêng xuống

– Từ phút thứ 4 đến phút thứ 7: đường biểu diễn là đoạn thẳng nằm ngang

– Từ phút thứ 7 đến phút thứ 15: đường biểu diễn là đoạn thẳng nằm nghiêng xuống.


3. Trả lời câu hỏi C3 bài 25 trang 78 sgk Vật lí 6

Trong các khoảng thời gian sau, nhiệt độ của băng phiến thay đổi thế nào?

– Từ phút 0 đến phút thứ 4?

– Từ phút thứ 4 đến phút thứ 7?

– Từ phút thứ 7 đến phút thứ 15?

Trả lời:

– Từ phút 0 đến phút thứ.4: nhiệt độ của băng phiến giảm dần.

– Từ phút thứ 4 đến phút thứ 7: thì nhiệt độ của băng phiến không thay đổi.

– Từ phút thứ 7 đến phút thứ 15: nhiệt độ của băng phiến tiếp tục giảm.


4. Trả lời câu hỏi C4 bài 25 trang 78 sgk Vật lí 6

Chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống của các câu sau:

a) Băng phiến đông đặc ở (1)……. Nhiệt độ này gọi là nhiệt độ đông đặc của băng phiến. Nhiệt độ đông đặc (2)……. nhiệt độ nóng chảy.

b) Trong thời gian đông đặc, nhiệt độ của băng phiến (3)……

Trả lời:

a) Băng phiến đông đặc ở 80oC Nhiệt độ này gọi là nhiệt độ đông đặc của băng phiến. Nhiệt độ đông đặc bằng nhiệt độ nóng chảy.

b) Trong thời gian đông đặc, nhiệt độ của băng phiến không thay đổi.


5. Trả lời câu hỏi C5 bài 25 trang 78 sgk Vật lí 6

Hình 25.1 vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi nóng chảy của chất nào?

Hãy mô tả sự thay đổi nhiệt độ và thể của chất đó khi nó chảy?

Trả lời:

Hình 25.1 vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt theo thời gian của nước đá.

Mô tả sự thay đổi nhiệt độ và thể của nước đá trong bảng sau:


Bài trước:

Câu tiếp theo:


Xem thêm:

Chúc các bạn làm bài tốt cùng giải bài tập sgk vật lí lớp 6 với trả lời câu hỏi C1 C2 C3 C4 C5 bài 25 trang 78 sgk Vật lí 6!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com