Trả lời câu hỏi ôn tập 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 trang 46 sgk Toán 7 tập 1

Hướng dẫn giải Bài Ôn tập chương I – Số hữu tỉ. Số thực, sách giáo khoa toán 7 tập một. Nội dung bài trả lời câu hỏi ôn tập 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 trang 46 sgk toán 7 tập 1 bao gồm tổng hợp công thức, lý thuyết, phương pháp giải bài tập phần đại số có trong SGK toán để giúp các em học sinh học tốt môn toán lớp 7.


Lý thuyết

1. Quan hệ giữa các tập hợp $N, Z, Q, R$

2. Các phép toán trong $Q$

Dưới đây là Hướng dẫn trả lời câu hỏi ôn tập 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 trang 46 sgk toán 7 tập 1. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi giải nhé!


Câu hỏi ôn tập

Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp giải bài tập phần đại số 7 kèm bài giải chi tiết câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 trang 46 sgk toán 7 tập 1 của bài Ôn tập chương I – Số hữu tỉ. Số thực cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết câu trả lời từng câu hỏi các bạn xem dưới đây:


1. Trả lời câu hỏi ôn tập 1 trang 46 sgk Toán 7 tập 1

Nêu ba cách viết của số hữu tỉ $\frac{-3}{5}$ và biểu diễn số hữu tỉ đó trên trục số.

Trả lời:

– Ba cách viết của số hữu tỉ $\frac{-3}{5}$ là:

$\frac{-3}{5}$ = $\frac{3}{-5}$ = -$\frac{3}{5}$

– Biểu diễn số hữu tỉ $\frac{-3}{5}$ trên trục số:

Số hữu tỉ $\frac{-3}{5}$ được biểu diễn bởi điểm N nằm bên trái điểm 0 và cách điểm 0 một đoạn bằng 3 đơn vị mới.


2. Trả lời câu hỏi ôn tập 2 trang 46 sgk Toán 7 tập 1

Thế nào là số hữu tỉ dương? Số hữu tỉ âm?

Số hữu tỉ nào không là số hữu tỉ dương cũng không là số hữu tỉ âm?

Trả lời:

Số hữu tỉ lớn hơn 0 gọi là số hữu tỉ dương.

Số hữu tỉ nhỏ hơn 0 gọi là số hữu tỉ âm.

Số 0 không là số hữu tỉ dương, cũng không là số hữu tỉ âm.


3. Trả lời câu hỏi ôn tập 3 trang 46 sgk Toán 7 tập 1

Giá trị tuyệt đối của số hữu tỉ x được xác định thế nào?

Trả lời:

Giá trị tuyệt đối của số hữu tỉ x kí hiệu là |x| là khoảng cách từ điểm x tới điểm 0 trên trục số

\(|x| = \left\{ \begin{array}{l}x\,\,nếu\,\,x\, \ge \,0\\x\,\,nếu\,\,x\, < \,0\end{array} \right.\)


4. Trả lời câu hỏi ôn tập 4 trang 46 sgk toán 7 tập 1

Định nghĩa lũy thừa với số mũ tự nhiên của một số hữu tỉ.

Trả lời:

Lũy thừa bậc n của một số hữu tỉ x, kí hiệu \({x^n}\), là tích của n thừa số bằng nhau (n là một số tự nhiên lớn hơn 1).

\({x^n} = \underbrace {x.x.x…x}_{n\,\,\,thừa\,\,số}\) với \(x \in Q,n \in \mathbb{N}^*\).


5. Trả lời câu hỏi ôn tập 5 trang 46 sgk Toán 7 tập 1

Viết các công thức:

– Nhân hai lũy thừa cùng cơ số.

– Chia hai lũy thừa cùng cơ số khác 0.

– Lũy thừa của một lũy thừa.

– Lũy thừa của một tích.

– Lũy thừa của một thương.

Trả lời:

– Công thức nhân hai lũy thừa cùng cơ số.

\({x^m}.{x^n} = {x^{m + n}}\)

– Công thức chia hai lũy thừa cùng cơ số khác 0.

\({x^m}:{x^n} = {x^{m – n}}\) ( \(x \ne 0,\,m \ge n.\) )

– Công thức lũy thừa của một lũy thừa.

\({({x^m})^n} = {x^{m.n}}\)

– Công thức lũy thừa của một tích.

\({(x.y)^n} = {x^n}.{y^n}\)

– Công thức lũy thừa của một thương.

\({\left( {\frac{x}{y}} \right)^n} = \frac{{{x^n}}}{{{y^n}}}\,\,\,(y \ne 0)\)


6. Trả lời câu hỏi ôn tập 6 trang 46 sgk Toán 7 tập 1

Thế nào là tỉ số của hai số hữu tỉ? Cho ví dụ.

Trả lời:

Thương trong phép chia số hữu tỉ a cho số hữu tỉ b, với \(b \ne 0\), gọi là tỉ số của hai số hữu tỉ a và b, kí hiệu \(\frac{a}{b}\,\,(b \ne 0)\).

Ví dụ: $\frac{-3}{5}$, $\frac{1}{2}$


7. Trả lời câu hỏi ôn tập 7 trang 46 sgk Toán 7 tập 1

Tỉ lệ thức là gì? Phát biểu tính chất cơ bản của tỉ lệ thức. Viết công thức thể hiện tính chất của dãy tỉ số bằng nhau.

Trả lời:

Tỉ lệ thức là đẳng thức của hai tỉ số \(\frac{a}{b} = \frac{c}{d}\) .

Tính chất cơ bản của tỉ lệ thức: Trong một tỉ lệ thức thì tích các trung tỉ bằng các ngoại tỉ.

\(\frac{a}{b} = \frac{c}{d} \Leftrightarrow ad = bc\)

Từ đẳng thức ad = bc với \(a,b,c,d \ne 0,\) ta có thể suy ra bốn tỉ lệ thức sau:

\(\frac{a}{b} = \frac{c}{d};\,\,\,\,\frac{a}{c} = \frac{b}{d};\,\,\,\frac{c}{a} = \frac{d}{b};\,\,\,\,\frac{d}{c} = \frac{b}{a}.\)

– Trong bốn tỉ lệ thức, để từ một tỉ lệ thức này suy ra một tỉ lệ thức khác, ta thực hiện việc hoán vị các trung tỉ, ngoại tỉ.

– Trong một tỉ lệ thức, nếu biết ba số hạng thì ta có thể tìm được số hạng thứ tư.

– Trong tỉ lệ thức \(\frac{x}{a} = \frac{b}{x},\) ta có \({x^2} = a.b.\) Số x được gọi là trung bình nhân của hai số a và b.


8. Trả lời câu hỏi ôn tập 8 trang 46 sgk Toán 7 tập 1

Thế nào là số vô tỉ? Cho ví dụ.

Trả lời:

Số vô tỉ là số viết được dưới dạng số thập phân vô hạn, không tuần hoàn.

Tập hợp các số vô tỉ được kí hiệu là I

Ví dụ: X = \(\sqrt{2}\) = 1,414213562373…


9. Trả lời câu hỏi ôn tập 9 trang 46 sgk Toán 7 tập 1

Thế nào là số thực? Trục số thực?

Trả lời:

Số thực:

Số hữu tỉ và số vô tỉ được gọi chung là số thực.

Tập hợp các số thức được kí hiệu là R.

Trục số thực:

Chỉ số tập hợp số thực mới lấp đầy trục số. Mỗi số thực được biểu diễn bởi một điểm trên trục số.

Vì thế trục số được gọi là trục số thực


10. Trả lời câu hỏi ôn tập 10 trang 46 sgk Toán 7 tập 1

Định nghĩa căn bậc hai của một số không âm.

Trả lời:

Căn bậc hai có một số a không âm là số x sao cho \({x^2} = a\)


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Chúc các bạn làm bài tốt cùng giải bài tập sgk toán lớp 7 với trả lời câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 trang 46 sgk toán 7 tập 1!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com