Trả lời câu hỏi ôn tập 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 trang 61 sgk Toán 6 tập 1

Hướng dẫn giải Bài Ôn tập chương I – Ôn tập và bổ túc về số tự nhiên, sách giáo khoa toán 6 tập một. Nội dung bài trả lời câu hỏi ôn tập 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 trang 61 sgk toán 6 tập 1 bao gồm tổng hợp công thức, lý thuyết, phương pháp giải bài tập phần số học có trong SGK toán để giúp các em học sinh học tốt môn toán lớp 6.


Lý thuyết

1. Các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa

2. Dấu hiệu chia hết

3. Cách tìm ƯCLN và BCNN

Dưới đây là Hướng dẫn trả lời câu hỏi ôn tập 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 trang 61 sgk toán 6 tập 1. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi trả lời nhé!


Câu hỏi ôn tập

Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp giải bài tập phần số học 6 kèm câu trả lời chi tiết câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 trang 61 sgk toán 6 tập 1 của bài Ôn tập chương I – Ôn tập và bổ túc về số tự nhiên cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết câu trả lời từng câu hỏi các bạn xem dưới đây:

Trả lời câu hỏi ôn tập 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 trang 61 sgk toán 6 tập 1
Trả lời câu hỏi ôn tập 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 trang 61 sgk toán 6 tập 1

1. Trả lời câu hỏi ôn tập 1 trang 61 sgk Toán 6 tập 1

Viết dạng tổng quát các tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng, phép nhân, tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng.

Trả lời:

Ở tiểu học ta đã biết các tính chất sau của phép cộng và phép nhân. Dạng tổng quát như sau:

Phép cộng Phép nhân
 Giao hoán $a + b = b +a$ $a . b = b . a$
 Kết hợp $(a + b) + c = a+ (b + c)$ $(a . b) . c = a . (b . c)$
 Cộng với số 0 $a + 0 = 0 + a = a$
 Nhân với số 1 $a . 1 = 1 . a = a$
 Phân phối của phép nhân với phép cộng $a(b + c) = ab + ac$

Ta có thể phát biểu thành lời các tính chất trên như sau :

a) Tính chất giao hoán:

– Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không đổi.

– Khi đổi chỗ các số hạng trong một tích thì tích không đổi.

b) Tính chất kết hợp:

– Muốn cộng một tổng hai số với một số thứ ba, ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba.

– Muốn nhân một tích hai số với một số thứ ba, ta có thể nhân số thứ nhất với tích cuả số thứ hai và số thứ ba.

c) Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng :

Muốn nhân một số với một tổng, ta có thể nhân số đó với từng số hạng của tổng, rồi cộng các kết quả lại.


2. Trả lời câu hỏi ôn tập 2 trang 61 sgk Toán 6 tập 1

Lũy thừa bậc $n$ của $a$ là gì?

Trả lời:

Lũy thừa bậc $n$ của $a$ là tích của $n$ thừa số bằng nhau, mỗi thừa số bằng a : an = a . a . a . … . a ( n thừa số) ( n ≠ 0)

$a$ gọi là cơ số.

$n$ gọi là số mũ.


3. Trả lời câu hỏi ôn tập 3 trang 61 sgk Toán 6 tập 1

Viết công thức nhân $2$ lũy thừa cùng cơ số, chia $2$ lũy thừa cùng cơ số.

Trả lời:

– Công thức nhân $2$ lũy thừa cùng cơ số:

$a^m. a^n = a^{m+n}$

– Công thức chia $2$ lũy thừa cùng cơ số:

$a^m : a^n = a^{m – n} (a \ne 0; m \geq n)$


4. Trả lời câu hỏi ôn tập 4 trang 61 sgk Toán 6 tập 1

Khi nào thì ta nói số tự nhiên $a$ chia hết cho số tự nhiên $b$?

Trả lời:

Khi có số tự nhiên $k$ sao cho $a = b . k$ thì ta nói số tự nhiên $a$ chia hết cho số tự nhiên $b$.


5. Trả lời câu hỏi ôn tập 5 trang 61 sgk Toán 6 tập 1

Phát biểu và viết dạng tổng quát hai tính chất chia hết của một tổng.

Trả lời:

Hai tính chất chia hết của một tổng là:

♦ Tính chất 1:

– Nếu a \(\vdots\) m và b \(\vdots\) m thì (a + b) \(\vdots\) m:

a \(\vdots\) m và b \(\vdots\) m ⇒ (a + b) \(\vdots\) m

– Hoặc có thể viết: (a + b) \(\vdots\) m hoặc a + b \(\vdots\) m đều được.

Chú ý:

– Tính chất 1 cũng đúng đối với một hiệu (a \(\geq\) b):

a \(\vdots\) m và b \(\vdots\) m ⇒ (a – b) \(\vdots\) m.

– Tính chất 1 cũng đúng đối với một tổng có nhiều số hạng :

a \(\vdots\) m và b \(\vdots\) m và c \(\vdots\) m ⇒ (a + b + c) \(\vdots\) m.

Nếu tất cả các số hạng của một tổng đều chia hết cho cùng một số thì tổng chia hết cho số đó.

a \(\vdots\) m và b \(\vdots\) m và c \(\vdots\) m ⇒ (a + b + c) \(\vdots\) m.

♦ Tính chất 2:

Nếu a \(\not\vdots\) m và b \(\vdots\) m thì (a + b) \(\not\vdots\) m:

a \(\not\vdots\) m và b \(\vdots\) m ⇒ (a + b) \(\not\vdots\) m.

Chú ý:

– Tính chất 2 cũng đúng đối với một hiệu (a > b) :

a \(\not\vdots\) m và b \(\vdots\) m ⇒ (a – b) \(\not\vdots\) m.

– Tính chất 1 cũng đúng đối với một tổng có nhiều số hạng, trong đó chỉ có một số hạng không chia hết cho m các số hạng còn lại đều chia hết cho m:

a \(\not\vdots\) m, b \(\vdots\) m và c \(\vdots\) m⇒ (a + b + c) \(\not\vdots\) m.

– Nếu chỉ có một số hạng của tổng không chia hết cho một số, còn các số hạng khác đều chia hết cho số đó thì tổng không chia hết cho số đó.

a \(\not\vdots\) m, b \(\vdots\) m và c \(\vdots\) m⇒ (a + b + c) \(\not\vdots\) m.


6. Trả lời câu hỏi ôn tập 6 trang 61 sgk Toán 6 tập 1

Phát biểu các dấu hiệu chia hết cho $2$, cho $3$, cho $5$, cho $9$.

Trả lời:

– Dấu hiệu chia hết cho $2$: Các số có chữ số tận cùng là chữ số chẵn thì chia hết cho $2$ và chỉ những số đó mới chia hết cho $2$.

– Dấu hiệu chia hết cho $3$: Các số có tổng các chữ số chia hết cho $3$ thì chia hết cho $3$ và chỉ những số đó mới chia hết cho $3$.

– Dấu hiệu chia hết cho $5$: Các số có chữ số tận cùng là $0$ hoặc $5$ thì chia hết cho $5$ và chỉ những số đó mới chia hết cho $5$.

– Dấu hiệu chia hết cho $9$: Các số có tổng các chữ số chia hết cho $9$ thì chia hết cho $9$ và chỉ những số đó mới chia hết cho $9$.


7. Trả lời câu hỏi ôn tập 7 trang 61 sgk Toán 6 tập 1

Thế nào là số nguyên tố, hợp số? Cho ví dụ.

Trả lời:

Cho một số tự nhiên $a > 1$

$a$ được gọi là số nguyên tố nếu $Ư(a) =$ {$1, a$} (không có ước nào ngoài $1$ và chính nó)

$a$ được gọi là hợp số nếu $Ư(a) = ${$1,…,a$) (có nhiều hơn $2$ ước)

Ví dụ:

– Số 7 chỉ có hai ước là 1 và 7, khi đó ta nói 7 là số nguyên tố.

– Số 6 có các ước số là 1, 2, 3, 6, khi đó ta nói 6 là hợp số.


8. Trả lời câu hỏi ôn tập 8 trang 61 sgk Toán 6 tập 1

Thế nào là hai số nguyên tố cùng nhau? Cho ví dụ.

Trả lời:

Hai số nguyên tố cùng nhau là hai số tự nhiên khác $0$, có ƯCLN là $1$.

Ví dụ: Số $2; 3$ hoặc Số $5; 7$.


9. Trả lời câu hỏi ôn tập 9 trang 61 sgk Toán 6 tập 1

ƯCLN của hai hay nhiều số là gì? Nêu cách tìm.

Trả lời:

Ước chung của hai hay nhiều số là ước của tất cả các số đó

Nếu \(\left. \begin{array}{l}a \vdots x\\b \vdots x\\c \vdots x\end{array} \right\} \Rightarrow x \in \) ƯC(a;b;c)

Cách tìm ƯCLN của hai hay nhiều số:

– Bước 1: Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố.

– Bước 2: Chọn ra các thừa số nguyên tố chung.

– Bước 3: Lập một tích các thừa số vừa chọn, mỗi thừa số lấy với số mũ nhỏ nhất.

– Tích tìm được là ƯCLN cần tìm


10. Trả lời câu hỏi ôn tập 10 trang 61 sgk Toán 6 tập 1

BCNN của hai hay nhiều số là gì? Nêu cách tìm.

Trả lời:

Bội chung của hai hay nhiều số là bội của tất cả các số đó.

\(\left. \begin{array}{l}x \vdots a\\x \vdots b\\x \vdots c\end{array} \right\} \Rightarrow x \in BC(a;b;c)\)

Bội chung nhỏ nhất (BCNN) của hai hay nhiều số là số nhỏ nhất khác 0 trong tập hợp các bội của các số đó.

Cách tìm BCNN của hai hay nhiều số:

– Bước 1: Phân tích mỗi thừa số ra thừa số nguyên tố.

– Bước 2: Chọn các thừa số chung và riêng.

– Bước 3: Lập tích các thừa số đã chọn, mỗi thừa số lấy số mũ lớn nhất.

– Tích tìm được là BCNN cần tìm.


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Chúc các bạn làm bài tốt cùng giải bài tập sgk toán lớp 6 với trả lời câu hỏi ôn tập 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 trang 61 sgk toán 6 tập 1!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com