Nội Dung
Hướng dẫn Soạn Bài 13: Địa hình bề mặt Trái Đất, sách giáo khoa Địa lí lớp 6. Nội dung bài Giải bài tập 1 2 3 4 Bài 13 trang 45 sgk Địa lí 6 bao gồm đầy đủ kiến thức lý thuyết và bài tập có trong SGK để giúp các em học tốt môn địa lí lớp 6.
Lý thuyết
1. Núi và độ cao của núi
– Núi là 1 dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên mặt đất. Độ cao 500m so với mực nước biển. Chỗ giáp giữa núi và mặt đất là chân núi. Sườn núi càng dốc thì chân núi càng hiện rõ.
– Độ cao tuyệt đối của núi được tính bằng khoảng cách chênh lệch từ mực nước biển. Tuyệt đối: 1500m
– Độ cao tương đối được tính bằng khoảng cách chênh lệch từ đỉnh núi đến chân núi. Tương đối: 1000m, 500m
– Có 3 bộ phận: Đỉnh (nhọn), Sườn (dốc), Chân núi (chỗ tiếp giáp mặt đất)
– Phân loại núi:
+ Núi thấp: Dưới 1000m
+ Núi trung bình: từ 1000m-2000m
+ Núi cao: Từ 2000m trở lên.
2. Núi già, núi trẻ
a) Núi già
– Được hình thành cách đây hàng trăm triệu năm.
– Trải qua các quá trình bào mòn mạnh.
– Có đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng rộng.
Ví dụ: Dãy Uran, dãy Xcandinavi, ãy Apalat…
b) Núi trẻ
– Được hình thành cách đây vài chục triệu năm.
– Có đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng sâu.
Ví dụ: Dãy Anpơ (Châu Âu), dãy Himalaya (Châu Á), dãy Anđét (Châu Mĩ)…
3. Địa hình cacxtơ và các hang động
– Địa hình cacxtơ là loại địa hình đặc biệt của vùng núi đá vôi.
– Các ngọn núi ở đây lởm chởm, sắc nhọn.
– Hang động: là những cảnh đẹp tự nhiên.
– Hấp dẫn khách du lịch.
– Có các khối thạch nhũ đủ màu sắc.
Ví dụ: Động Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình), động Tam Thanh (Lạng Sơn)…
Trước khi đi vào phần Hướng dẫn Giải bài tập 1 2 3 4 Bài 13 trang 45 sgk Địa lí 6 chúng ta cùng trả lời các câu hỏi in nghiêng giữa bài (Câu hỏi thảo luận trên lớp) sau đây:
Thảo luận
1. Trả lời câu hỏi trong Bài 13 trang 42 sgk Địa lí 6
Quan sát hình 34, hãy cho biết cách tính độ cao tuyệt đối của núi (3) khác với cách tính độ cao tuơng đối (1), (2) của núi như thế nào.
Trả lời:
– Độ cao tuyệt đối: khoảng cách đo từ mực nước biển lên đỉnh núi.
– Độ cao tương đối: khoảng cách đo từ điểm thấp nhất của chân núi đến đỉnh núi.
2. Trả lời câu hỏi trong Bài 13 trang 43 sgk Địa lí 6
Quan sát hình 35, cho biết: Các đỉnh núi, sườn núi và thung lũng của núi già và núi trẻ khác nhau như thế nào?
Trả lời:
– Núi già: Có đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng rộng.
– Núi trẻ: Có đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng sâu.
3. Trả lời câu hỏi trong Bài 13 trang 44 sgk Địa lí 6
Quan sát hình 38, hãy mô tả lại những gì em nhìn thấy trong hang động.
Trả lời:
– Địa hình có hình thù rất đặc biệt. Các khối núi không cao, có vách dựng đứng và khá gồ ghề.
– Phần giữa của hang có cột đá lớn do các măng đá và vú đá nối liền nhau.
Dưới đây là phần Hướng dẫn Giải bài tập 1 2 3 4 Bài 13 trang 45 sgk Địa lí 6. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi trả lời nhé!
Câu hỏi và bài tập
Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp trả lời các câu hỏi và bài tập có trong sgk địa lí lớp 6 kèm câu trả lời chi tiết câu hỏi và bài tập 1 2 3 4 Bài 13 trang 45 sgk Địa lí 6 cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết câu trả lời từng câu hỏi và bài tập các bạn xem dưới đây:
1. Giải bài tập 1 Bài 13 trang 45 sgk Địa lí 6
Hãy nêu rõ sự khác biệt giữa cách đo độ cao tương đối và cách đo độ cao tuyệt đối.
Trả lời:
– Độ cao tuyệt đối: khoảng cách đo từ mực nước biển lên đỉnh núi.
– Độ cao tương đối: khoảng cách đo từ điểm thấp nhất của chân núi đến đỉnh núi.
2. Giải bài tập 2 Bài 13 trang 45 sgk Địa lí 6
Hãy trình bày sự phân loại núi theo độ cao.
Trả lời:
– Núi thấp: dưới 1.000m.
– Núi trung bình: từ 1.000m đến 2.000m.
– Núi cao: từ 2.000m trở lên.
3. Giải bài tập 3 Bài 13 trang 45 sgk Địa lí 6
Núi già và núi trẻ khác nhau ở những điểm nào?
Trả lời:
– Núi già:
+ Hình thành cách đây hàng trăm triệu năm.
+ Trải qua các quá trình bào mòn mạnh.
+ Có đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng rộng.
– Núi trẻ:
+ Hình thành cách đây vài chục triệu năm.
+ Có đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng sâu.
4. Giải bài tập 4 Bài 13 trang 45 sgk Địa lí 6
Địa hình núi đá vôi có những đặc điểm gì?
Trả lời:
– Địa hình cacxtơ là loại địa hình đặc biệt của vùng núi đá vôi.
– Các ngọn núi ở đây lởm chởm, sắc nhọn.
– Hang động là những cảnh đẹp tự nhiên.
– Hấp dẫn khách du lịch.
– Có các khối thạch nhũ đủ màu sắc.
Bài trước:
Bài tiếp theo:
Xem thêm:
- Trả lời các câu hỏi và bài tập Địa lí lớp 6 khác
- Để học tốt môn Toán lớp 6
- Để học tốt môn Vật lí lớp 6
- Để học tốt môn Sinh học lớp 6
- Để học tốt môn Ngữ văn lớp 6
- Để học tốt môn Lịch sử lớp 6
- Để học tốt môn Tiếng Anh lớp 6
- Để học tốt môn Tiếng Anh lớp 6 thí điểm
- Để học tốt môn Tin học lớp 6
- Để học tốt môn GDCD lớp 6
Trên đây là phần Hướng dẫn Giải bài tập 1 2 3 4 Bài 13 trang 45 sgk Địa lí 6 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài môn Địa lí lớp 6 thật tốt!
“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com“